Trung Quốc muốn hội đàm với Mỹ về các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, các vấn đề kinh tế, nhân quyền... nhưng trừ vấn đề biển Đông.
Chối bỏ trách nhiệm
Tờ Nhân Dân Nhật báo Trung Quốc đã đăng tải bài phát biểu của Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Trương Chí Quân trước một số ý kiến của các phóng viên trong và ngoài nước về cuộc hội đàm sắp tới giữa Trung-Mỹ về các vấn đề của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo đó, Trung Quốc tiếp tục khẳng định lập trường của mình, nghĩa là, Trung Quốc không phải là tác nhân gây ra các tranh chấp hiện nay.
“Dù hiện nay, xuất hiện một số xu hướng lộn xộn trong khu vực, nhưng không phải do chúng tôi gây ra, quan điểm của chúng tôi về vấn đề này trước sau vẫn không thay đổi. Chúng tôi hy vọng các nước khác cần có thái độ kiềm chế, hành động có trách nhiệm, và xây dựng tính hợp tác theo các ban hành của chúng tôi. Nếu chúng ta có thể cùng nhau làm như vậy, các vấn đề sẽ được giải quyết một cách dễ dàng hơn. Chúng tôi không muốn các tranh chấp như vậy ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực, cũng như quan hệ giữa các nước liên quan” Thứ trưởng Quân đã cho biết như vậy.
Thứ trưởng Quân cho rằng, các nước láng giềng trong khu vực như Việt Nam, Phillippine mới chính là những nước phải chịu trách nhiệm cho những căng thẳng hiện nay trên biển Đông. Ông Quân cho biết thêm
Tuy kêu gọi các nước có thái độ kiềm chế nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lại có phát ngôn có tính răn đe khi ông này nói: "Tôi tin rằng một số nước trong khu vực hiện nay đang chơi với lửa, tôi hy vọng rằng Mỹ sẽ không bị đốt cháy bởi những ngọn lửa này".
Tờ Nhân Dân Nhật báo Trung Quốc đã đăng tải bài phát biểu của Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Trương Chí Quân trước một số ý kiến của các phóng viên trong và ngoài nước về cuộc hội đàm sắp tới giữa Trung-Mỹ về các vấn đề của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo đó, Trung Quốc tiếp tục khẳng định lập trường của mình, nghĩa là, Trung Quốc không phải là tác nhân gây ra các tranh chấp hiện nay.
“Dù hiện nay, xuất hiện một số xu hướng lộn xộn trong khu vực, nhưng không phải do chúng tôi gây ra, quan điểm của chúng tôi về vấn đề này trước sau vẫn không thay đổi. Chúng tôi hy vọng các nước khác cần có thái độ kiềm chế, hành động có trách nhiệm, và xây dựng tính hợp tác theo các ban hành của chúng tôi. Nếu chúng ta có thể cùng nhau làm như vậy, các vấn đề sẽ được giải quyết một cách dễ dàng hơn. Chúng tôi không muốn các tranh chấp như vậy ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực, cũng như quan hệ giữa các nước liên quan” Thứ trưởng Quân đã cho biết như vậy.
Thứ trưởng Quân cho rằng, các nước láng giềng trong khu vực như Việt Nam, Phillippine mới chính là những nước phải chịu trách nhiệm cho những căng thẳng hiện nay trên biển Đông. Ông Quân cho biết thêm
Tuy kêu gọi các nước có thái độ kiềm chế nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lại có phát ngôn có tính răn đe khi ông này nói: "Tôi tin rằng một số nước trong khu vực hiện nay đang chơi với lửa, tôi hy vọng rằng Mỹ sẽ không bị đốt cháy bởi những ngọn lửa này".
Trung Quốc chối bỏ trách nhiệm là nhân tố gây bất ổn trên biển Đông. |
Thế nào là có trách nhiệm?
Trong suốt thời gian trả lời phỏng vấn của các phóng viên, thứ trưởng Trương Chí Quân nhắc đi nhắc lại: “Trung Quốc không phải là tác nhân gây căng thẳng trên biển Đông, các nước cần hành động có trách nhiệm”.
Không rõ ông thứ trưởng quên hay cố tình quên Trung Quốc mới chính là những người đang hành động thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế, thiếu tôn trọng tuyên bố ứng xử trên biển Đông DOC mà chính phủ nước này đã đặt bút ký với ASEAN vào năm 2002.
Phải chăng hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế theo công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển của Việt Nam, phá hoại các hoạt động hợp pháp của Việt Nam là một hành động có trách nhiệm của Trung Quốc?
Trung Quốc vẫn úp mở với dư luận thế giới về đường “lưỡi bò” chiếm 80% diện tích biển Đông. Các nước trong khu vực nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh làm rõ đòi hỏi chủ quyền của mình với đường “lưỡi bò” này. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn im hơi lặng tiếng. Đây cũng là thái độ có trách nhiệm với cộng đồng các nước trong khu vực và thế giới?
Các nước trong khu vực và dư luận thế giới nên hiểu như thế nào về các tuyên bố của Bắc Kinh?
Gạt Mỹ ra khỏi các vấn đề trên biển Đông
Sắp tới, trong cuộc hội đàm bắt đầu từ ngày 25/6 tại Honolulu, thuộc quần đảo Hawai, thứ trưởng Quân cùng trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell sẽ dẫn đầu phái đoàn 2 bên tham gia vào chương trình nghị sự về tình hình trong khu vực và các vấn đề liên quan.
Trong bài phát biểu của mình, ông Trương Chí Quân nhấn mạnh: “Trung Quốc và Mỹ cần xử lý đúng đắn các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Tây Tạng, các vấn đề kinh tế, thương mại, nhân quyền cũng như các vấn đề liên quan trong khu vực, trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lợi ích của nhau”.
Đồng thời, ông Trương Chí Quân cho biết: “Các vấn đề về biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự giữa đôi bên, tuy nhiên, phía Mỹ cho biết sẽ nêu vấn đề này ra trong chương trình. Chúng tôi tiếp tục khẳng định quan điểm của mình, chúng tôi không chịu trách nhiệm cho các căng thẳng hiện nay trên biển Đông”.
Việc sẵn sàng nói chuyện với Mỹ nhiều vấn đề nhưng trừ vấn đề biển Đông càng tỏ rõ thái độ Trung Quốc không muốn Washington can dự vào một khu vực mà Bắc Kinh đang muốn áp đặt quan điểm và chính sách chủ quyền phi lý của mình.
Như vậy, Bắc Kinh đã chủ động và cố gắng không đề cập đến các căng thẳng trên biển Đông trong hội đàm với Mỹ, qua đó, loại bỏ vai trò và sự can thiệp của nước này hòng chấm dứt nỗ lực đa phương hóa các tranh chấp trên biển Đông mà các nước ASEAN đang theo đuổi.
Nếu các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh là có cơ sở và phù hợp với luật pháp quốc tế, việc đa phương hóa các sẽ giúp cho các đòi hỏi của Trung Quốc nhanh chóng đạt được sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh liên tục phản đối đa phương hóa, điều này càng làm cho thế giới hiểu rõ những đòi hỏi chủ quyền của họ là vô căn cứ đối với luật pháp quốc tế.
Trong suốt thời gian trả lời phỏng vấn của các phóng viên, thứ trưởng Trương Chí Quân nhắc đi nhắc lại: “Trung Quốc không phải là tác nhân gây căng thẳng trên biển Đông, các nước cần hành động có trách nhiệm”.
Không rõ ông thứ trưởng quên hay cố tình quên Trung Quốc mới chính là những người đang hành động thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế, thiếu tôn trọng tuyên bố ứng xử trên biển Đông DOC mà chính phủ nước này đã đặt bút ký với ASEAN vào năm 2002.
Phải chăng hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế theo công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển của Việt Nam, phá hoại các hoạt động hợp pháp của Việt Nam là một hành động có trách nhiệm của Trung Quốc?
Trung Quốc vẫn úp mở với dư luận thế giới về đường “lưỡi bò” chiếm 80% diện tích biển Đông. Các nước trong khu vực nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh làm rõ đòi hỏi chủ quyền của mình với đường “lưỡi bò” này. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn im hơi lặng tiếng. Đây cũng là thái độ có trách nhiệm với cộng đồng các nước trong khu vực và thế giới?
Các nước trong khu vực và dư luận thế giới nên hiểu như thế nào về các tuyên bố của Bắc Kinh?
Gạt Mỹ ra khỏi các vấn đề trên biển Đông
Sắp tới, trong cuộc hội đàm bắt đầu từ ngày 25/6 tại Honolulu, thuộc quần đảo Hawai, thứ trưởng Quân cùng trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell sẽ dẫn đầu phái đoàn 2 bên tham gia vào chương trình nghị sự về tình hình trong khu vực và các vấn đề liên quan.
Trong bài phát biểu của mình, ông Trương Chí Quân nhấn mạnh: “Trung Quốc và Mỹ cần xử lý đúng đắn các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Tây Tạng, các vấn đề kinh tế, thương mại, nhân quyền cũng như các vấn đề liên quan trong khu vực, trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lợi ích của nhau”.
Đồng thời, ông Trương Chí Quân cho biết: “Các vấn đề về biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự giữa đôi bên, tuy nhiên, phía Mỹ cho biết sẽ nêu vấn đề này ra trong chương trình. Chúng tôi tiếp tục khẳng định quan điểm của mình, chúng tôi không chịu trách nhiệm cho các căng thẳng hiện nay trên biển Đông”.
Việc sẵn sàng nói chuyện với Mỹ nhiều vấn đề nhưng trừ vấn đề biển Đông càng tỏ rõ thái độ Trung Quốc không muốn Washington can dự vào một khu vực mà Bắc Kinh đang muốn áp đặt quan điểm và chính sách chủ quyền phi lý của mình.
Như vậy, Bắc Kinh đã chủ động và cố gắng không đề cập đến các căng thẳng trên biển Đông trong hội đàm với Mỹ, qua đó, loại bỏ vai trò và sự can thiệp của nước này hòng chấm dứt nỗ lực đa phương hóa các tranh chấp trên biển Đông mà các nước ASEAN đang theo đuổi.
Nếu các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh là có cơ sở và phù hợp với luật pháp quốc tế, việc đa phương hóa các sẽ giúp cho các đòi hỏi của Trung Quốc nhanh chóng đạt được sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh liên tục phản đối đa phương hóa, điều này càng làm cho thế giới hiểu rõ những đòi hỏi chủ quyền của họ là vô căn cứ đối với luật pháp quốc tế.
0 nhận xét