Theo China Daily, mục đích của hành động trên là bảo vệ lợi ích trên biển, tăng cường an ninh cho lãnh hải, khu vực đang ngày càng xảy ra nhiều các vụ xâm phạm của tàu và máy bay nước ngoài.
Cụ thể, theo phía Trung Quốc, riêng năm 2010 xảy ra 1.303 vụ tàu và 214 máy bay xâm phạm lãnh hải Trung Quốc, so với tổng số 110 vụ năm 2007.
Theo Reuters, hải giám Trung Quốc là lực lượng bán quân sự, có nhiệm vụ tuần tra lãnh hải của nước này. Hiện các lực lượng hải giám đặt dưới sự quản lý của Cục hải dương. Họ có 260 tàu, 9 máy bay và 280 phương tiện cơ giới khác. Riêng năm ngoái, lực lượng này đóng thêm 36 tàu tuần tra và 54 tàu cao tốc khác.
Còn theo VNE, đây là một trong 5 tổ chức hành pháp liên quan đến bờ biển ở nước này, bên cạnh Tuần duyên - lực lượng quân sự tuần tra bờ biển; Ủy ban an toàn hàng hải - chịu trách nhiệm tìm kiếm và giải cứu ven biển; Ngư chính - quản lý các hoạt động đánh cá; Hải quan - giám sát ngăn chặn buôn lậu.
Hải giám là tổ chức được thành lập mới đây nhất, năm 1998. Đó thực chất là lực lượng cảnh sát của Cục hải dương Trung Quốc, chịu trách nhiệm các vùng nước không thuộc lãnh thổ lãnh hải Trung Quốc, ở những nơi mà Trung Quốc đơn phương tự cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ. Hải giám cũng là cơ quan thực thi luật môi trường của Trung Quốc tại các vùng duyên hải.
Chương trình tăng cường lực lượng của Hải giám Trung Quốc chủ yếu nhằm vào nơi mà Trung Quốc tuyên bố là EEZ. Theo luật quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế là khu vực 200 hải lý tính từ đất liền.
Cụ thể, theo phía Trung Quốc, riêng năm 2010 xảy ra 1.303 vụ tàu và 214 máy bay xâm phạm lãnh hải Trung Quốc, so với tổng số 110 vụ năm 2007.
Bắc Kinh sẽ tăng cường hoạt động hải giám. |
Còn theo VNE, đây là một trong 5 tổ chức hành pháp liên quan đến bờ biển ở nước này, bên cạnh Tuần duyên - lực lượng quân sự tuần tra bờ biển; Ủy ban an toàn hàng hải - chịu trách nhiệm tìm kiếm và giải cứu ven biển; Ngư chính - quản lý các hoạt động đánh cá; Hải quan - giám sát ngăn chặn buôn lậu.
Hải giám là tổ chức được thành lập mới đây nhất, năm 1998. Đó thực chất là lực lượng cảnh sát của Cục hải dương Trung Quốc, chịu trách nhiệm các vùng nước không thuộc lãnh thổ lãnh hải Trung Quốc, ở những nơi mà Trung Quốc đơn phương tự cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ. Hải giám cũng là cơ quan thực thi luật môi trường của Trung Quốc tại các vùng duyên hải.
Chương trình tăng cường lực lượng của Hải giám Trung Quốc chủ yếu nhằm vào nơi mà Trung Quốc tuyên bố là EEZ. Theo luật quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế là khu vực 200 hải lý tính từ đất liền.
0 nhận xét