Giá nhân công Trung Quốc tăng chóng mặt
25 tháng 5, một doanh nhân người Mỹ - Charles Hubbs đã thực hiện một chuyến đi ngắn tới Hồng Kông từ văn phòng của ông ở thành phố Quảng Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông phía Đông Nam Trung Quốc, vốn được biết đến như một xưởng sản xuất của thế giới. Đối với người đàn ông 64 tuổi này, đó là chuyến đi đánh dấu sự kết thúc cho 22 năm thành công của ông trong vai trò một người chuyên xuất khẩu các vật tư y tế từ Trung Quốc sang các nước khác.
Hubb đã lắng nghe câu chuyện của đại sứ Mỹ ở Campuchia, Carol Rodley, và chủ tịch phòng thương mại Mỹ tại Phnom Penh. Mục đích của họ rất đơn giản: thu hút những nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những người đang hoạt động tại Trung Quốc, để thiết lập một xưởng sản xuất khác ở Campuchia.. Hubb đã lắng nghe một cách chăm chú. Ông nói, giá nhân công đang khiến cho công ty của ông - Guangzhou Fortunique, vốn là nơi cung cấp vật tư y tế cho một số công ty chăm sóc sức khỏe lớn nhất tại Mỹ, không thể cạnh tranh được. "Chúng tôi nhận thấy tiến chi trả cho nhân công ở Trung Quốc đã tăng gần 50% chỉ trong vòng 2 năm qua", ông ta nói. "Ngày càng khó khăn để giữ được công nhân, và cũng tốn kém hơn để thu hút những người mới. Nó khiến tôi phải tìm kiếm sự thay thế. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ rút hoàn toàn khỏi đó trong một vài năm."
Đó không chỉ là vấn đề của một mình Hubb. Trung Quốc, vốn nổi tiếng với lượng lao động rẻ không giới hạn - một đất nước 1,3 tỉ dân, trong đó sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong vòng 20 năm trở lại đây đã được xây dựng dựa trên lưng của những người công nhân giá rẻ - nhưng hoàn cảnh hiện giờ đang thay đổi.
Trong thập kỷ qua, theo Helen Qiao, kinh tế trưởng của Goldman Sachs tại Hồng Kông, tiền lương thực tế chi trả cho nhân công tại Trung Quốc đã tăng tới 12%/năm. Đó là kết quả của hai thập kỷ mà nền kinh tế Trung Quốc có sự tăng trưởng tới hai con số mỗi năm, sự phát triển chóng mặt của cơ sở hạ tầng và nhà cửa mà cho đến nay vẫn có những bước tiến dài - kết hợp với quãng thời gian hàng hóa của Trung Quốc được xuất khẩu tràng lan tới các nước phát triển. Thêm vào đó, chính phủ Trung Quốc đang tỏ ra lo ngại về sự nới rộng khoảng cách giàu nghèo - đã tăng ,mức lương tối thiểu từ 14% lên 21% tại 5 tỉnh sản xuất lớn nhất nước trong năm qua. Harley Sayedin, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ ở Nam Trung Quốc đưa ra kết luận: "Thời của lao động giá rẻ tại Trung Quốc đã chấm dứt".
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là giá nhân công ở Trung Quốc, kể cả ở những vùng có giá cao nhất như ở tỉnh Quảng Đông, lại cao hơn các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là ở những nước phát triển. Mức lương trung bình của công nhân sản xuất tại Trung Quốc vẫn chỉ khoảng 3,1 USD/giờ, so với mức 22,3 USD ở Mỹ. Lợi thế về chi phí nhân công, dù vẫn còn đáng kể, nhưng đang co lại một cách nhanh chóng. Đối với phần lớn các công ty, dù là vừa hay nhỏ, lớn hay đa quốc gia, thường quyết định nơi sản xuất ra sản phẩm của mình dựa trên nhiều yếu tố, trong đó chi phí về nhân công chỉ là một trong số các yếu tố đó.
Nhà kinh tế học Daniel Rosen, chuyên về vần đề Trung Quốc của Rhodium Group, một công ty tư vấn tại New York nói "Đối với nhiều công ty, trong vòng hai thập kỷ qua, sự chênh lệch về chi phí lao động thường là yếu tố khiến họ quyết định đặt khu sản xuất". "Còn bây giờ, nó ngày càng không còn mang ý nghĩa quyết định nữa".
Những tác động phát sinh từ thực tế này là rất lớn, và đang lan tỏa ra toàn thế giới. Khởi điểm bắt đầu với chính Trung Quốc. Việc yêu cầu về một mức lương cao hơn, vốn bị kìm hãm trong nhiều năm qua, đã gây ra hàng loạt các cuộc biều tình lao động lớn vào năm ngoái. (Việc công nhân bất mãn cũng được thể hiện qua 14 vụ tự tử ở Foxconn, trung tâm sản xuất lớn chuyên sản xuất các mặt hàng như iPad). Mức lương cao hơn cũng đã cải thiện các vấn đề ở khu vực miền Tây Trung Quốc, nơi chinh phủ luôn kêu gọi khuyến khích đầu tư. Trong năm qua, nhiều công ty đa quốc gia và công ty Trung Quốc đã mở rộng tới những vùng khác trong nước, nơi mà giá nhân công vẫn còn rẻ.
Các công nhân sản xuất đồ chơi ở nhà máy Mattel tại Trung Quốc. |
Tất nhiên là điều này rất tốt. Wu Dingli, một phụ nữ 24 tuổi từ Tử Dương, một thành phồ thuộc tỉnh Tứ Xuyên, người đã làm việc trong 5 năm tại một nhà máy sản xuất thiết bị nhỏ ở Đông Quan - thị trấn được biết đến như một nhà máy khổng lồ nằm giữa Quảng Châu và Thâm Quyến ở phái đông nam. Cô đã bị sa thải vào năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm việc sản xuất hàng hóa sang các nước phương Tây bị tê liệt. Một năm sau, cô đã tìm được một công việc khác tại dây chuyền sản xuất của một công ty cung cấp dây cáp, thuộc nhà máy Hewlett - Packard chuyên sản xuất máy tính cá nhân ở Trùng Khánh. Cô nói công việc cô đang làm "chỉ ít hơn một chút" so với những gì mình phải làm trước đây, "nhưng cuộc sống dễ dàng hơn cho tôi bởi tôi đang làm việc ở gần nhà hơn. Tôi thích công việc này hơn công việc cũ rất nhiều".
Nhà sản xuất rút dần khỏi Trung Quốc
Sự thay đổi nền kinh tế hàng hóa của Trung Quốc sẽ đem lại lợi ích cho cả các nước giàu và nước nghèo. Những nước như Campuchia, Lào, Ấn Độ hay Việt Nam đang dần vượt lên Trung Quốc trong mức giá thuê nhân công. Và theo một nghiên cứu gần đây của BCG, đã có những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi trong hoạt động sản xuất tại Mỹ. Năm ngoái, Wham-O, công ty chuyên sản xuất những mặt hàng giá rẻ, đồ chơi, công bố rằng mình đang chuyển việc sản xuất 50% lượng đĩa nhựa đồ chơi và lắc vòng của hãng từ Trung Quốc và Mexico trở về Mỹ, một quyết định đã tạo ra thêm hàng trăm việc làm mới cho nước Mỹ.
Sản xuất đồ chơi, cùng với giày dép và dệt may, là một trong những ngành công nghiệp đầu tiên của Trung Quốc được biết tới với nguồn lực giá rẻ và đáng tin cậy. Đó là những ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều nhân công, với công nghệ thấp, là những ngành công nghiệp mà các nhà kinh tế cho rằng một khi nó rời đi, nó sẽ rời đi mãi mãi.
Nhưng hãy nhìn cách nền kinh tế đã thay đổi trong thập kỷ qua để hiểu rõ tại sao các công ty như Wham-O lại quyết định quay trở lại. Theo nghiên cứu của BCG vào năm 2000, mức lương trung bình của Trung Quốc chỉ bằng 36% của Mỹ. Nhưng đến cuối năm 2010, khoảng cách này dã thu hẹp xuống còn 48%, và BCG ước tính rắng con số sẽ là 68% vào năm 2015. "Các cuộc thảo luận ngắn hạn luôn ủng hộ Trung Quốc thì khoảng cách đang càng ngày càng được thu hẹp lại". Việc thảo luận xem có nhất thiết phải đóng của khu sản xuất tại Trung Quốc không nên được thay thế bằng viêc "Tôi sẽ đặt nhà máy tiếp theo của mình ở đâu?" Hal Sirkin, giám đốc của BCG nói.
Có thể tác động lớn nhất của việc tăng lương ở Trung Quốc đó là nó sẽ đưa thêm nhiều tiền hơn vào túi của người dân, một thứ gì đó đem lại lợi ích cho tất cả mọi người. Đây cũng là điều được các nước đối tác của Bắc Kinh nhấn mạnh, với mong muốn Trung Quốc sẽ tăng cường tiêu thụ để giảm đi sự mất cân bằng trong thương mại toàn cầu. Việc tăng mức lương lên cao hơn sẽ loại bỏ lý do chính để những công ty chuyên xuất khẩu như công ty của Charles Hubbs và hàng ngàn các công ty đặt tại Trung Quốc đang sản xuất trên tất cả các ngành công nghiệp, quá trình này là kết quả tất yếu của việc Trung Quốc trở thành một quôc gia giàu có cùng với đồng tiền mạnh hơn.
Trong khi đó, rất nhiều công ty đa quốc gia, từ lâu đã bắt đầu tập trung hoạt động sản xuất của mình để tiêu thụ ngay trên thị trường của Trung Quốc. Nhà máy HP ở Trùng Khánh sản xuất máy tính xách tay dành riêng cho thị trường trong nước. Trong một cuộc khảo sát cách đây 8 năm, Phòng thương mại Mỹ tại Nam Trung Quốc nhận thấy 75% các công ty thành viên tập trung chủ yếu vào thị trường xuất khẩu. Nhưng đến năm ngoái, con số này đã hoàn toàn đảo ngược: 75% trong số 1800 công ty trả lời rằng hiện tại hoạt động sản xuất của họ ở Trung Quốc tập trung chính vào thị trường Trung Quốc. Điều này đến chủ yếu từ việc người lao động Trung Quốc đang ngày càng giàu lên. Đối với họ, và các công ty, Trung Quốc lại trở thành khu vực thiếu hàng hóa nhất trong một nền kinh tế toàn cầu vốn đang gặp khó khăn
Quốc Dũng (Theo Times)
VEF
0 nhận xét