Trung Quốc khởi động dự án nghiên cứu độ sâu biển Đông nhằm củng cố vị thế ở vùng biển này.
Lịch sử cho thấy chủ nghĩa đế quốc và hải dương học thường đi đôi với nhau điển hình là hải quân Anh và các cuộc thám hiểm thế giới trong thế kỷ 18 và 19.
Các cuộc thám hiểm của người Anh không chỉ đem lại các kiến thức khoa học mà còn giúp cho các tàu chiến và tàu buôn của nước này dễ dàng thống trị những vùng đất mới.
Nhìn từ quan điểm đó, các nước láng giềng phía Nam của Trung Quốc có thể lo lắng về cuộc họp tập hợp các nhà hải dương học cả nước được Trung Quốc tổ chức ở Thượng Hải trong 2 ngày 26 và 27/1/2011.
Cuộc họp này được tổ chức nhằm thảo luận về một dự án có độ sâu biển "Nam Trung Hoa" để khám phá biển Đông, vùng biển có diện tích 3,5 triệu km2 và độ sâu tối đa 5,5 km vốn là vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bất chấp phản đối từ các nước khác trong khu vực như Philippines, Việt Nam...
Các cuộc thám hiểm của người Anh không chỉ đem lại các kiến thức khoa học mà còn giúp cho các tàu chiến và tàu buôn của nước này dễ dàng thống trị những vùng đất mới.
Nhìn từ quan điểm đó, các nước láng giềng phía Nam của Trung Quốc có thể lo lắng về cuộc họp tập hợp các nhà hải dương học cả nước được Trung Quốc tổ chức ở Thượng Hải trong 2 ngày 26 và 27/1/2011.
Cuộc họp này được tổ chức nhằm thảo luận về một dự án có độ sâu biển "Nam Trung Hoa" để khám phá biển Đông, vùng biển có diện tích 3,5 triệu km2 và độ sâu tối đa 5,5 km vốn là vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bất chấp phản đối từ các nước khác trong khu vực như Philippines, Việt Nam...
Các cuộc thám hiểm khoa học thường đem lại những lợi ích kinh tế to lớn. |
Các nhà khoa học khẳng định dự án không có mục đích nào khác ngoài nâng cao hiểu biết của con người và cho biết dự án này tập trung vào các vấn đề khoa học cơ bản hơn là tìm kiếm các nguồn tài nguyên như dầu mỏ hay khoáng sản.
Tuy nhiên, khó có thể tin rằng những người đi nghiên cứu được thúc đẩy bởi một sự khao khát kiến thức thuần túy lại nhận được sự bảo trợ của Hải quân Trung Quốc.
Có thể giải thích đơn giản rằng, kiến thức cũng là sức mạnh. Nếu những nhà khoa học Trung Quốc là những người đầu tiên khám phá độ sâu nhất của biển Đông, những công ty Trung Quốc sẽ là lựa chọn tốt để các công ty khác trên thế giới hợp tác khai thác các giá trị thương mại cũng như Hải quân Trung Quốc sẽ có sức chiến đấu tốt hơn ở vùng biển này.
Dự án nghiên cứu đáy biển Đông đầy tham vọng
Dự án "Độ sâu của biển Đông" được giáo sư Vương Phẩm Tiên đảm trách. Giáo sư Vương là một chuyên gia đầu ngành hải dương học, làm việc tại ĐH Đồng Tế, Thượng Hải.
Dự kiến, giáo sư Vương Phẩm Tiên sẽ dùng Giao Long, mẫu tàu ngầm thám hiểm lặn sâu nhất của Trung Quốc chụp ảnh, thậm chí cắm cờ đánh dấu.
Tuy nhiên, khó có thể tin rằng những người đi nghiên cứu được thúc đẩy bởi một sự khao khát kiến thức thuần túy lại nhận được sự bảo trợ của Hải quân Trung Quốc.
Có thể giải thích đơn giản rằng, kiến thức cũng là sức mạnh. Nếu những nhà khoa học Trung Quốc là những người đầu tiên khám phá độ sâu nhất của biển Đông, những công ty Trung Quốc sẽ là lựa chọn tốt để các công ty khác trên thế giới hợp tác khai thác các giá trị thương mại cũng như Hải quân Trung Quốc sẽ có sức chiến đấu tốt hơn ở vùng biển này.
Dự án nghiên cứu đáy biển Đông đầy tham vọng
Dự án "Độ sâu của biển Đông" được giáo sư Vương Phẩm Tiên đảm trách. Giáo sư Vương là một chuyên gia đầu ngành hải dương học, làm việc tại ĐH Đồng Tế, Thượng Hải.
Dự kiến, giáo sư Vương Phẩm Tiên sẽ dùng Giao Long, mẫu tàu ngầm thám hiểm lặn sâu nhất của Trung Quốc chụp ảnh, thậm chí cắm cờ đánh dấu.
Giao Long được thiết kế để hoạt động ở độ sâu 7km dưới mực nước biển. Trong cuộc thử nghiệm tháng 7/2010, Giao Long hoạt động tốt ở độ sâu 3,8 km. |
Dự án này học theo công trình nghiên cứu hệ thống các sống núi dưới Ấn Độ Dương, hình thành khi các mảng kiến tạo của vỏ trái đất tách giãn, tiến hành năm 2007, bằng tàu thám hiểm mang tên Dayang Yihao. Kết quả, các nhà nghiên cứu trên tàu Dayang Yihao đã định vị được những khu vực giàu đồng, chì, kẽm cũng như các miệng thủy nhiệt.
Tới khi Ủy ban đáy biển quốc tế chịu trách nhiệm giám sát những vấn đề này, ban hành quy định sửa đổi về việc khai thác các loại trầm tích tháng 5/2010, Trung Quốc đã nhanh chóng đệ đơn xin làm việc này tại đây với tư cách là phía có nhiều kinh nghiệm và dữ liệu khoa học. Điều đáng nói, đáy Biển Đông cũng có những vùng mà quá trình vận động địa chất tương tự khu vực trên.
Phần hai của dự án, một nghiên cứu trầm tích và khí hậu cổ đại sẽ nối tiếp các đánh giá kiểm tra ban đầu trong khu vực của Tiến sĩ Vương Phẩm thực hiện năm 1999, một phần của nỗ lực có tên Chương trình Khoan Đại dương.
Bất chấp mọi phủ nhận, chương trình trên vẫn đem lại nhiều lợi ích lớn cho ngành công nghiệp dầu khí. Ba hệ thống thoát nước lớn, Mekong, sông Hồng và mạng lưới tiểu vùng Châu Giang, mang khoảng 14.000 nghìn tỷ tấn trầm tích đổ vào Biển Đông trong 30 triệu năm qua tạo nên dầu mỏ và khí đốt.
Ngoài ra, lượng trầm tích này cũng giữ một lượng thông tin lớn về nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển trong quá khứ.
Ông Kiến Trí Mẫn và các cộng sự ở ĐH Đồng Tế hy vọng sử dụng thông tin này để làm sáng tỏ quá trình tiến hóa của khí hậu hiện đại, đặc biệt là của gió mùa châu Á đã cung cấp đủ lượng mưa cho nông nghiệp cũng như đảm bảo lương thực cho dân số châu lục.
Họ cũng điều tra trực tiếp khí hậu hiện đại với Sống núi phía đông của Biển Đông là một phần của khu vực gọi là Vùng bể ấm Tây Thái Bình Dương, với nhiệt độ trung bình là 29 độ C.
Phần thứ ba của dự án tập trung nghiên cứu hệ sinh thái của Biển Đông - đặc biệt là ở các vùng nước sâu, do nhà nghiên cứu Tiêu Niệm Chí thuộc ĐH Hạ Môn, Phúc Kiến và Thiên Kỳ Văn thuộc ĐH Hải dương Trung Quốc, Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông phụ trách. Nhóm này sẽ nghiên cứu việc cô lập carbon của vi sinh vật, khảo sát đời sống xung quanh các miệng phun ở đáy đại dương.
Kết luận
Ngân sách cho dự án Vùng Sâu Biển Đông là 22 triệu USD được Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia - tổ chức chính phủ có trụ sở tại Bắc Kinh - chi trả trong 8 năm.
Đây không phải là công trình hải dương học duy nhất của Trung Quốc. Nước này đang lên kế hoạch xây dựng Trung tâm công nghệ biển sâu ở Thanh Đảo có chi phí 50,6 triệu USD và một mạng lưới các đài quan sát đáy đại dương tương tự như chương trình Neptune của Canada hay Sáng kiến Các đài quan sát Hải dương của Mỹ có chi phí tới 205 triệu USD.
Không nghi ngờ gì, tiền sẽ được chi tiêu hợp lý, vì lợi ích nghiên cứu thuần túy. Tuy nhiên, như ông Trương Công Thành, thuộc Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc, nói trong cuộc họp: "Trữ lượng khí tự nhiên tại Biển Đông ước tính lên tới 200.000 tỷ mét khối. Nghiên cứu thuần túy là rất tốt, xong sẽ không phương hại gì nếu cùng một lúc để ý tới một số vấn đề khác".
Tới khi Ủy ban đáy biển quốc tế chịu trách nhiệm giám sát những vấn đề này, ban hành quy định sửa đổi về việc khai thác các loại trầm tích tháng 5/2010, Trung Quốc đã nhanh chóng đệ đơn xin làm việc này tại đây với tư cách là phía có nhiều kinh nghiệm và dữ liệu khoa học. Điều đáng nói, đáy Biển Đông cũng có những vùng mà quá trình vận động địa chất tương tự khu vực trên.
Phần hai của dự án, một nghiên cứu trầm tích và khí hậu cổ đại sẽ nối tiếp các đánh giá kiểm tra ban đầu trong khu vực của Tiến sĩ Vương Phẩm thực hiện năm 1999, một phần của nỗ lực có tên Chương trình Khoan Đại dương.
Bất chấp mọi phủ nhận, chương trình trên vẫn đem lại nhiều lợi ích lớn cho ngành công nghiệp dầu khí. Ba hệ thống thoát nước lớn, Mekong, sông Hồng và mạng lưới tiểu vùng Châu Giang, mang khoảng 14.000 nghìn tỷ tấn trầm tích đổ vào Biển Đông trong 30 triệu năm qua tạo nên dầu mỏ và khí đốt.
Ngoài ra, lượng trầm tích này cũng giữ một lượng thông tin lớn về nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển trong quá khứ.
Ông Kiến Trí Mẫn và các cộng sự ở ĐH Đồng Tế hy vọng sử dụng thông tin này để làm sáng tỏ quá trình tiến hóa của khí hậu hiện đại, đặc biệt là của gió mùa châu Á đã cung cấp đủ lượng mưa cho nông nghiệp cũng như đảm bảo lương thực cho dân số châu lục.
Họ cũng điều tra trực tiếp khí hậu hiện đại với Sống núi phía đông của Biển Đông là một phần của khu vực gọi là Vùng bể ấm Tây Thái Bình Dương, với nhiệt độ trung bình là 29 độ C.
Phần thứ ba của dự án tập trung nghiên cứu hệ sinh thái của Biển Đông - đặc biệt là ở các vùng nước sâu, do nhà nghiên cứu Tiêu Niệm Chí thuộc ĐH Hạ Môn, Phúc Kiến và Thiên Kỳ Văn thuộc ĐH Hải dương Trung Quốc, Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông phụ trách. Nhóm này sẽ nghiên cứu việc cô lập carbon của vi sinh vật, khảo sát đời sống xung quanh các miệng phun ở đáy đại dương.
Kết luận
Ngân sách cho dự án Vùng Sâu Biển Đông là 22 triệu USD được Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia - tổ chức chính phủ có trụ sở tại Bắc Kinh - chi trả trong 8 năm.
Đây không phải là công trình hải dương học duy nhất của Trung Quốc. Nước này đang lên kế hoạch xây dựng Trung tâm công nghệ biển sâu ở Thanh Đảo có chi phí 50,6 triệu USD và một mạng lưới các đài quan sát đáy đại dương tương tự như chương trình Neptune của Canada hay Sáng kiến Các đài quan sát Hải dương của Mỹ có chi phí tới 205 triệu USD.
Không nghi ngờ gì, tiền sẽ được chi tiêu hợp lý, vì lợi ích nghiên cứu thuần túy. Tuy nhiên, như ông Trương Công Thành, thuộc Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc, nói trong cuộc họp: "Trữ lượng khí tự nhiên tại Biển Đông ước tính lên tới 200.000 tỷ mét khối. Nghiên cứu thuần túy là rất tốt, xong sẽ không phương hại gì nếu cùng một lúc để ý tới một số vấn đề khác".
0 nhận xét