Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã áp trần tăng trưởng tín dụng 20% cho tất cả các ngân hàng không phân biệt lớn nhỏ. Mặc dù các ngân hàng không dám đặt kế hoạch vượt trần, nhưng lại âm thầm thực hiện các nghiệp vụ khác nhằm lách quy định này.
Mới đây sau khi làm việc riêng với 19 ngân hàng thương mại cổ phần, trong một buổi họp với các ngân hàng phía Nam, NHNN đã tuyên bố sẽ chấn chỉnh các hoạt động lách trần tăng trưởng tín dụng và một loạt các quy định khác của NHNN.
NHNN cho biết hầu hết 19 ngân hàng này đều có hoạt động đầu tư tài chính trong đó đặc biệt là mua trái phiếu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay, và các khoản phải thu là tiền mà ngân hàng đặt cọc mua chứng khoán, là những nghiệp vụ được ngân hàng sử dụng để có thể gián tiếp tăng trưởng tín dụng.
Tại thời điểm 31/5/2011, tổng giá trị đầu tư tài chính của 19 ngân hàng cổ phần nhỏ và vừa mà NHNN đã làm việc là 88.635 tỷ đồng, bằng 15,2% so với tổng tài sản của cả 19 ngân hàng, tăng 2,1% tức gần 1.800 tỷ đồng so với thời điểm cuối 2010, nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng đến 93,9%.
Báo cáo của Thanh tra NHNN cho biết đầu tư vào chứng khoán do tổ chức kinh tế phát hành của 19 ngân hàng này là gần 42.700 tỷ đồng, chiếm 48% tổng giá trị đầu tư tài chính và chiếm tỷ lệ 17,9% tổng dư nợ của 19 ngân hàng. Một số ngân hàng đầu tư vào chứng khoán do tổ chức kinh tế phát hành với số dư và tỷ trọng lớn, có ngân hàng chiếm đến hơn 80% dư nợ cho vay.
Các ngân hàng cổ phần đã thực hiện đầu tư vào chứng khoán, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp với tỷ trọng lớn và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Theo NHNN, nhiều khoản đầu tư tài chính không có tài sản bảo đảm và chưa thực hiện trích lập dự phòng rủi ro, trong khi nhiều ngân hàng vẫn chưa có quy trình nội bộ về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, vẫn đầu tư vào các doanh nghiệp có tình hình kinh doanh không tốt.
Theo phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần, đầu tư trái phiếu không phải chỉ mới xuất hiện vài tháng nay mà đã âm ỉ từ năm trước khi các ngân hàng vận dụng để lách các hệ số an toàn vốn.
Tuy nhiên trong quy định yêu cầu tăng tín dụng của ngân hàng không vượt quá 20% trong năm nay, NHNN đã tính luôn phần trái phiếu doanh nghiệp vào tín dụng năm 2011 trong khi nhiều ngân hàng chưa kịp thu hồi vốn. Và các ngân hàng đã tìm cách khác. Hoạt động ủy thác được các ngân hàng “ưa chuộng” vAà theo NHNN đây là hình thức kinh doanh vốn để tránh bị khống chế về tốc độ tăng trưởng tín dụng và trần lãi suất huy động.
Hoạt động ủy thác đầu tư là việc ngân hàng nhận ủy thác của một cá nhân hoặc tổ chức để đầu tư vào một dự án và ngân hàng chịu trách nhiệm kiểm soát khoản đầu tư đó giùm nhà đầu tư. Hoặc là nhà đầu tư có vốn sẽ ủy thác cho ngân hàng đem đi cho vay với mức lãi suất mà nhà đầu tư ấn định, chẳng hạn 19%/năm, và ký với ngân hàng một hợp đồng ủy thác chứ không phải gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất 19%/năm.
Như vậy các khoản ủy thác này vừa giúp ngân hàng lách được quy định về trần lãi suất tiền gửi mà cũng lách được trần tăng trưởng tín dụng. Theo NHNN, cũng có trường hợp tổ chức tín dụng ủy thác cho cá nhân hoặc tổ chức khác đem tiền đi gửi tại một tổ chức tín dụng khác với lãi suất cao.
Trong 19 ngân hàng đã báo cáo với NHNN, có bảy ngân hàng có số dư ủy thác trên 500 tỷ đồng. Theo NHNN, tại thời điểm 31/5/2011 tổng giá trị ủy thác đầu tư và cho vay của 19 ngân hàng trên là 19.740 tỷ đồng, chiếm 8,26% tổng dư nợ, giảm 7,5% so với thời điểm cuối năm 2010, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước con số này tăng đến gần 16.253 tỷ đồng, tức tăng 460%.
Một cách nữa để lách trần tăng trưởng tín dụng 20% là để tiền dưới dạng các khoản phải thu. Tổng giám đốc một ngân hàng cho ví dụ ngân hàng ủy thác cho một tổ chức có chức năng kinh doanh trái phiếu chính phủ để mua trái phiếu chính phủ.
Tuy nhiên, tổ chức này sẽ bỏ thầu để không thể nào trúng thầu trái phiếu đó, trong khi đó tiền đặt cọc để mua trái phiếu đã được ngân hàng chuyển cho tổ chức đó trong một khoảng thời gian ví dụ 1 tháng rồi lấy về. Khoản này không bị tính vào tín dụng của ngân hàng.
Tính đến 31/5/2011 tổng giá trị các khoản phải thu của 19 ngân hàng trên là 34.623 tỷ đồng, so với thời điểm cuối 2010 tăng 57,5%, và tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngân hàng có số dư đặt cọc để mua chứng khoán đến hơn 1.000 tỷ đồng.
Theo thông tin từ NHNN, trong tuần này NHNN sẽ đưa ra quy định quản lý việc đầu tư tài chính của các ngân hàng thương mại theo hướng sẽ tính các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp vào tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng. Trong hơn một tuần qua, NHNN cũng đã làm việc riêng với từng ngân hàng lớn và đã yêu cầu các ngân hàng này ngừng hoạt động ủy thác đầu tư và cho vay đồng thời thu hồi dần các khoản ủy thác mang tính lách luật.
Sắp tới, NHNN cũng sẽ sửa đổi quy chế cho vay giữa các tổ chức tín dụng và nếu có thể trước mắt sẽ đưa ra quy định riêng về ủy thác cho vay và đầu tư. Cửa ủy thác và đầu tư trái phiếu đã đóng trong khi nhiều ngân hàng đã đụng trần cho vay, cho nên có khả năng lãi suất sẽ hạ nhiệt trong thời gian tới, Thống đốc NHNN cho biết trong cuộc gặp phóng viên cuối tuần trước. Hoạt động ủy thác được các ngân hàng “ưa chuộng” và theo NHNN đây là hình thức kinh doanh vốn để tránh bị khống chế về tốc độ tăng trưởng tín dụng và trần lãi suất huy động.
Mới đây sau khi làm việc riêng với 19 ngân hàng thương mại cổ phần, trong một buổi họp với các ngân hàng phía Nam, NHNN đã tuyên bố sẽ chấn chỉnh các hoạt động lách trần tăng trưởng tín dụng và một loạt các quy định khác của NHNN.
NHNN cho biết hầu hết 19 ngân hàng này đều có hoạt động đầu tư tài chính trong đó đặc biệt là mua trái phiếu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay, và các khoản phải thu là tiền mà ngân hàng đặt cọc mua chứng khoán, là những nghiệp vụ được ngân hàng sử dụng để có thể gián tiếp tăng trưởng tín dụng.
Tại thời điểm 31/5/2011, tổng giá trị đầu tư tài chính của 19 ngân hàng cổ phần nhỏ và vừa mà NHNN đã làm việc là 88.635 tỷ đồng, bằng 15,2% so với tổng tài sản của cả 19 ngân hàng, tăng 2,1% tức gần 1.800 tỷ đồng so với thời điểm cuối 2010, nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng đến 93,9%.
Báo cáo của Thanh tra NHNN cho biết đầu tư vào chứng khoán do tổ chức kinh tế phát hành của 19 ngân hàng này là gần 42.700 tỷ đồng, chiếm 48% tổng giá trị đầu tư tài chính và chiếm tỷ lệ 17,9% tổng dư nợ của 19 ngân hàng. Một số ngân hàng đầu tư vào chứng khoán do tổ chức kinh tế phát hành với số dư và tỷ trọng lớn, có ngân hàng chiếm đến hơn 80% dư nợ cho vay.
Các ngân hàng cổ phần đã thực hiện đầu tư vào chứng khoán, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp với tỷ trọng lớn và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Theo NHNN, nhiều khoản đầu tư tài chính không có tài sản bảo đảm và chưa thực hiện trích lập dự phòng rủi ro, trong khi nhiều ngân hàng vẫn chưa có quy trình nội bộ về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, vẫn đầu tư vào các doanh nghiệp có tình hình kinh doanh không tốt.
Theo phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần, đầu tư trái phiếu không phải chỉ mới xuất hiện vài tháng nay mà đã âm ỉ từ năm trước khi các ngân hàng vận dụng để lách các hệ số an toàn vốn.
Tuy nhiên trong quy định yêu cầu tăng tín dụng của ngân hàng không vượt quá 20% trong năm nay, NHNN đã tính luôn phần trái phiếu doanh nghiệp vào tín dụng năm 2011 trong khi nhiều ngân hàng chưa kịp thu hồi vốn. Và các ngân hàng đã tìm cách khác. Hoạt động ủy thác được các ngân hàng “ưa chuộng” vAà theo NHNN đây là hình thức kinh doanh vốn để tránh bị khống chế về tốc độ tăng trưởng tín dụng và trần lãi suất huy động.
Hoạt động ủy thác đầu tư là việc ngân hàng nhận ủy thác của một cá nhân hoặc tổ chức để đầu tư vào một dự án và ngân hàng chịu trách nhiệm kiểm soát khoản đầu tư đó giùm nhà đầu tư. Hoặc là nhà đầu tư có vốn sẽ ủy thác cho ngân hàng đem đi cho vay với mức lãi suất mà nhà đầu tư ấn định, chẳng hạn 19%/năm, và ký với ngân hàng một hợp đồng ủy thác chứ không phải gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất 19%/năm.
Như vậy các khoản ủy thác này vừa giúp ngân hàng lách được quy định về trần lãi suất tiền gửi mà cũng lách được trần tăng trưởng tín dụng. Theo NHNN, cũng có trường hợp tổ chức tín dụng ủy thác cho cá nhân hoặc tổ chức khác đem tiền đi gửi tại một tổ chức tín dụng khác với lãi suất cao.
Trong 19 ngân hàng đã báo cáo với NHNN, có bảy ngân hàng có số dư ủy thác trên 500 tỷ đồng. Theo NHNN, tại thời điểm 31/5/2011 tổng giá trị ủy thác đầu tư và cho vay của 19 ngân hàng trên là 19.740 tỷ đồng, chiếm 8,26% tổng dư nợ, giảm 7,5% so với thời điểm cuối năm 2010, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước con số này tăng đến gần 16.253 tỷ đồng, tức tăng 460%.
Một cách nữa để lách trần tăng trưởng tín dụng 20% là để tiền dưới dạng các khoản phải thu. Tổng giám đốc một ngân hàng cho ví dụ ngân hàng ủy thác cho một tổ chức có chức năng kinh doanh trái phiếu chính phủ để mua trái phiếu chính phủ.
Tuy nhiên, tổ chức này sẽ bỏ thầu để không thể nào trúng thầu trái phiếu đó, trong khi đó tiền đặt cọc để mua trái phiếu đã được ngân hàng chuyển cho tổ chức đó trong một khoảng thời gian ví dụ 1 tháng rồi lấy về. Khoản này không bị tính vào tín dụng của ngân hàng.
Tính đến 31/5/2011 tổng giá trị các khoản phải thu của 19 ngân hàng trên là 34.623 tỷ đồng, so với thời điểm cuối 2010 tăng 57,5%, và tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngân hàng có số dư đặt cọc để mua chứng khoán đến hơn 1.000 tỷ đồng.
Theo thông tin từ NHNN, trong tuần này NHNN sẽ đưa ra quy định quản lý việc đầu tư tài chính của các ngân hàng thương mại theo hướng sẽ tính các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp vào tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng. Trong hơn một tuần qua, NHNN cũng đã làm việc riêng với từng ngân hàng lớn và đã yêu cầu các ngân hàng này ngừng hoạt động ủy thác đầu tư và cho vay đồng thời thu hồi dần các khoản ủy thác mang tính lách luật.
Sắp tới, NHNN cũng sẽ sửa đổi quy chế cho vay giữa các tổ chức tín dụng và nếu có thể trước mắt sẽ đưa ra quy định riêng về ủy thác cho vay và đầu tư. Cửa ủy thác và đầu tư trái phiếu đã đóng trong khi nhiều ngân hàng đã đụng trần cho vay, cho nên có khả năng lãi suất sẽ hạ nhiệt trong thời gian tới, Thống đốc NHNN cho biết trong cuộc gặp phóng viên cuối tuần trước. Hoạt động ủy thác được các ngân hàng “ưa chuộng” và theo NHNN đây là hình thức kinh doanh vốn để tránh bị khống chế về tốc độ tăng trưởng tín dụng và trần lãi suất huy động.
(theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
0 nhận xét