Khó có thể đòi hỏi ngành toán học phải có ứng dụng hay mang lại lợi ích kinh tế ngay như các ngành khác mà phải xem như “nuôi 3 năm dụng 1 giờ”
Từ nhiều năm nay đã lộ dần tình trạng sinh viên “ngoảnh mặt” với các ngành khoa học cơ bản, trong đó có ngành toán. Điều này dễ hiểu do quá trình 4 năm học toán rất vất vả, đầu ra của sinh viên tốt nghiệp ngành toán (không phải sư phạm) lại khó xin việc, lương không hấp dẫn so với các ngành khác…
Đối với cán bộ giảng dạy toán ở bậc ĐH, CĐ: Hiện chủ yếu do các trường ĐH Khoa học Tự nhiên đào tạo. Đây là đối tượng cần được Nhà nước cấp học bổng để có thể thu hút được nhiều sinh viên giỏi, việc đào tạo nên theo chỉ tiêu phân vùng yêu cầu của các trường ĐH, CĐ trên toàn quốc. Nguồn nhân lực ở bậc này có tầm nghiên cứu toán học mang tính ứng dụng để thúc đẩy cho các ngành công nghệ khác phát triển và cho đời sống xã hội.
Đối với cán bộ nghiên cứu toán: Phải sàng lọc để tuyển chọn được các sinh viên tinh hoa, có năng khiếu toán học. Sinh viên tốt nghiệp bậc này có thể làm việc ở Viện Toán học hoặc tham gia giảng dạy chuyên ngành toán ở các trường ĐH. Nên có 1 hoặc 2 trường ĐH trong toàn quốc thực hiện nhiệm vụ này.
Để khuyến khích sinh viên tài năng vào học, cần phải cấp học bổng. Như Viện Toán Princeton ở Mỹ (nơi GS Ngô Bảo Châu làm việc), đã sản sinh các nhà khoa học được giải thưởng Fields và Nobel, là nơi hằng năm luôn có sự tài trợ của Chính phủ Mỹ và các tập đoàn kinh tế hàng đầu ở Mỹ. Nguồn nhân lực ở bậc này nghiên cứu toán học ở tầm cao, mang tính đột phá để thúc đẩy cho các ngành công nghệ khác (như công nghệ thông tin) ứng dụng và phát triển.
Cả 3 bậc đào tạo này đều phải có sàng lọc và đào thải trong quá trình đào tạo. Sinh viên yếu ở bậc này có thể chuyển tiếp xuống bậc thấp hơn theo kiểu lọt sàng xuống nia.
Ngoài ra, cũng cần xem xét lại hàm lượng toán nói chung trang bị cho sinh viên khối công nghệ và khối kinh tế hiện nay, vì đang có xu hướng co cụm lại. Chúng ta đã biết rằng mọi quy trình công nghệ đều được khẳng định tính chính xác, ổn định bền vững bằng các tính toán và chứng minh của toán học. Cả ngành kinh tế cũng cần hàm lượng (thậm chí rất cao) của toán học. Ví dụ hoạch định các chính sách vĩ mô về kinh tế liên ngành (thị trường chứng khoán, kế hoạch tài khóa về tài chính, ngân hàng...). Một thống kê thú vị là có khoảng 90% giải Nobel về kinh tế là của những nhà toán kinh tế.
Ngành toán là ngành thuần lý thuyết và được xem là ngành khoa học của mọi khoa học. Tuy vậy, khó có thể đòi hỏi ngành này phải có ứng dụng ngay hay mang lại lợi ích kinh tế ngay như các ngành khác mà phải xem như “nuôi 3 năm dụng 1 giờ”. Do đó, để tạo nguồn nhân lực cho ngành toán, cần phải đào tạo phân tầng theo 3 bậc và cấp học bổng cho sinh viên.
Sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM trong giờ thực hành. Ảnh: Thùy Vinh
Đối với giáo viên dạy toán bậc THPT: Chủ yếu được đào tạo từ các trường ĐH Sư phạm. Đối tượng này cần đào tạo theo chỉ tiêu phân vùng theo yêu cầu của các trường THPT trên toàn quốc. Ngoài ra, các cử nhân toán ở các trường ĐH Khoa học Tự nhiên nếu muốn giảng dạy ở bậc THPT phải học thêm các tín chỉ về hình học sơ cấp, tâm lý học, phương pháp sư phạm... Đối với cán bộ giảng dạy toán ở bậc ĐH, CĐ: Hiện chủ yếu do các trường ĐH Khoa học Tự nhiên đào tạo. Đây là đối tượng cần được Nhà nước cấp học bổng để có thể thu hút được nhiều sinh viên giỏi, việc đào tạo nên theo chỉ tiêu phân vùng yêu cầu của các trường ĐH, CĐ trên toàn quốc. Nguồn nhân lực ở bậc này có tầm nghiên cứu toán học mang tính ứng dụng để thúc đẩy cho các ngành công nghệ khác phát triển và cho đời sống xã hội.
Đối với cán bộ nghiên cứu toán: Phải sàng lọc để tuyển chọn được các sinh viên tinh hoa, có năng khiếu toán học. Sinh viên tốt nghiệp bậc này có thể làm việc ở Viện Toán học hoặc tham gia giảng dạy chuyên ngành toán ở các trường ĐH. Nên có 1 hoặc 2 trường ĐH trong toàn quốc thực hiện nhiệm vụ này.
Để khuyến khích sinh viên tài năng vào học, cần phải cấp học bổng. Như Viện Toán Princeton ở Mỹ (nơi GS Ngô Bảo Châu làm việc), đã sản sinh các nhà khoa học được giải thưởng Fields và Nobel, là nơi hằng năm luôn có sự tài trợ của Chính phủ Mỹ và các tập đoàn kinh tế hàng đầu ở Mỹ. Nguồn nhân lực ở bậc này nghiên cứu toán học ở tầm cao, mang tính đột phá để thúc đẩy cho các ngành công nghệ khác (như công nghệ thông tin) ứng dụng và phát triển.
Cả 3 bậc đào tạo này đều phải có sàng lọc và đào thải trong quá trình đào tạo. Sinh viên yếu ở bậc này có thể chuyển tiếp xuống bậc thấp hơn theo kiểu lọt sàng xuống nia.
Ngoài ra, cũng cần xem xét lại hàm lượng toán nói chung trang bị cho sinh viên khối công nghệ và khối kinh tế hiện nay, vì đang có xu hướng co cụm lại. Chúng ta đã biết rằng mọi quy trình công nghệ đều được khẳng định tính chính xác, ổn định bền vững bằng các tính toán và chứng minh của toán học. Cả ngành kinh tế cũng cần hàm lượng (thậm chí rất cao) của toán học. Ví dụ hoạch định các chính sách vĩ mô về kinh tế liên ngành (thị trường chứng khoán, kế hoạch tài khóa về tài chính, ngân hàng...). Một thống kê thú vị là có khoảng 90% giải Nobel về kinh tế là của những nhà toán kinh tế.
Ngành vật lý cơ bản cũng có thể áp dụng đào tạo phân tầng tương tự như ngành toán học, nhất là chuyên ngành vật lý lý thuyết (cũng bị suy biến như toán học). Nhưng dẫu sao ngành này vẫn thuộc về bán công nghệ chứ không thuần lý thuyết như toán học. Ngành hóa học thì thực chất nghiêng về công nghệ nhiều hơn. Do đó, cả hai ngành này không đáng lo như ngành toán. |
Tiến sĩ NGUYỄN PHÚ VINH (Trường ĐH Công nghiệp TPHCM)
NLĐ
0 nhận xét