Tin văn hóa: Ba Lan giúp tôn tạo Linh Tinh môn (Văn miếu Huế)

Đưa di tích Cung Trường Sanh (Đại nội Huế) vào sử dụng.*Sáng qua 17-6, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐ) cho biết, Đại sứ quán nước Cộng hoà Ba Lan vừa ký kết văn bản với đơn vị về việc tài trợ kinh phí thực hiện Dự án Bảo tồn, Tu bổ và Tôn tạo công trình Linh Tinh Môn - Văn Miếu Huế.
Kinh phí thực hiện dự án 1 tỷ 784 triệu đồng, trong đó vốn tài trợ từ Đại sứ quán Ba Lan là 25.497USD (tương đương khoảng hơn 500 triệu đồng), phần còn lại là vốn đối ứng do TTBTDTCĐ Huế đầu tư.
Hiện trạng di tích Linh Tinh môn - Văn Miếu Huế.
Dự án khởi công vào tháng 7-2011, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2011, bao gồm các phần chính: phục chế các tấm pháp lam trang trí, phục hồi các cột trang trí phù điêu vôi vữa truyền thống, bảo quản gìn giữ các vật liệu còn tồn tại của công trình; đào tạo kỹ thuật bảo quản, phục hồi cho cán bộ TTBTDTCĐ Huế.
Linh Tinh Môn là cổng tam quan dẫn từ bến thuyền tới Văn Thánh Môn, nằm trong cụm di tích Văn Miếu Huế nhưng do tác động bởi thời tiết khắc nghiệt đã bị hoang phế. Dự án triển khai nhằm bảo tồn và tôn tạo công trình lịch sử có giá trị mỹ thuật này và tạo một điểm nhấn kiến trúc đẹp bên bờ sông Hương. Đồng thời cũng là một bước chuyển tiếp để trùng tu, bảo tồn tổng thể khu vực di tích Văn Miếu, Võ Miếu của Huế trong tương lai.
Từ năm 1996 đến nay, Chính phủ Ba Lan đã tài trợ cho các dự án liên quan đến lĩnh vực bảo tồn di sản văn hoá Huế như: dự án bảo tồn tu bổ di tích Thế Tổ Miếu (1996-1997), khảo sát và lập dự án bảo tồn tôn tạo Nhà Tả Vu (1997), dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo Bia Thị học - Quốc Tử Giám Huế (2010). Giai đoạn 2011-2015, Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam tiếp tục phối hợp với TTBTDTCĐ Huế cùng tìm hiểu và lập đề án bảo tồn trùng tu một số công trình ti di tích tiêu biểu để đăng ký nguồn hỗ trợ tín dụng của chính phủ Ba Lan dành cho Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế - văn hoá và xã hội.
Mô hình di tích Linh Tinh Môn - Văn Miếu Huế sau khi được trùng tu.
Dịp này, TTBTDTCĐ Huế đã phối hợp với Công ty Cổ phần Tu bổ Di tích và Thiết bị Văn hóa Trung ương tiến hành nghiệm thu kỹ thuật và đưa vào sử dụng công trình tu bổ, phục hồi di tích Cung Trường Sanh. Di tích được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ nhất (1821) phía Tây Bắc Hoàng thành Huế với vai trò là hoa viên, nơi các vua triều Nguyễn mời mẹ mình đến thăm thú ngoạn cảnh. Đến năm Thiệu Trị thứ sáu (1846), cung được trùng tu lớn, với sự nâng cấp quy mô và kiểu dáng kiến trúc.
Di tích Cung Trường Sanh sau khi được tu bổ, phục hồi.
Về sau, năm 1923 dưới thời Vua Khải Định cung được chuyển thành nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng Thái hậu và Thái hoàng Thái hậu. Sau hơn 6 năm tu bổ với tổng kinh phí gần 21 tỷ đồng, công trình đã được trả lại vẻ đẹp vốn có của nó với các gian nhà, lạch Đào Nguyên, hệ thống hòn non bộ, hồ Tân Nguyệt, vườn cảnh, sân lát gạch, tường thành và cổng tam quan. Qua đó, từng bước làm sống lại một cách hoàn chỉnh hệ thống các giá trị di tích kiến trúc thuộc Đại nội Huế.
Văn Thắng 
Theo SGGPO

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia