Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng quân đội Mỹ có sở chỉ huy đóng tại căn cứ Lục quân George G. Meade, tổng quân số 21.000 nhân viên, sỹ quan và binh lính.
Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng quân đội Mỹ do Tướng Keith B. Alexander (*) làm chỉ huy. Bộ Tư lệnh được tổ chức thành 4 đơn vị, bao gồm: Tập đoàn Tác chiến mạng Lục quân số 2, Tập đoàn Tác chiến mạng Không quân số 24, Hạm đội Tác chiến mạng Hải quân số 10 và Lữ đoàn Tác chiến mạng của Hải quân đánh bộ.
Tướng Keith B. Alexander chỉ huy Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng quân đội Mỹ. |
Tập đoàn Tác chiến mạng Lục quân số 2
Tập đoàn Tác chiến mạng Lục quân số 2 được biên chế thành ba đơn vị lẻ, hoạt động độc lập đó là, Quân đoàn Công nghệ thông tin mạng số 9, Lữ đoàn Tác chiến thông tin mạng số 1, Quân đoàn An ninh và Tình báo mạng.
Quân đoàn Công nghệ thông tin mạng số 9 với biên chế khoảng 16.000 quân, Quân đoàn này có nhiệm vụ lập kế hoạch, thiết kế, lắp đặt, phối hợp, bảo vệ và tác chiến mạng của Lục quân.
Quân đoàn này tiếp tục được chia nhỏ thành các đầu mối đơn vị như, Sư đoàn Tác chiến thông tin mạng chiến lược số 5 đảm nhiệm tác chiến mạng cấp chiến lược toàn châu Âu.
Trong đó có, Lữ đoàn tín hiệu số 2 với biên chế 5 Tiểu đoàn và Cụm yểm trợ công nghệ thông tin dân sự 6981 đóng vai trò chủ đạo, bên cạnh đó còn có Lữ đoàn tín hiệu số 7 với biên chế 3 Tiểu đoàn.
Ngoài ra, trực thuộc quân đoàn còn có Sư đoàn thông tin số 7, Sư đoàn thông tin số 311 Thái Bình Dương, Sư đoàn thông tin số 335 Trung Đông.
Sư đoàn thông tin số 7 được chia nhỏ thành các đơn vị viễn chinh, tác chiến mạng cấp chiến thuật, các đơn vị xâm nhập mạng và đánh chặn mạng, các đơn vị này được trang bị chủ yếu các phương tiện như, máy tính, máy truyền số liệu, máy phát xung, đài vô tuyến và hệ thống cáp mạng.
Đối với Lữ đoàn Tác chiến thông tin mạng số 1 được biên chế các đơn vị như, phòng nhân sự S1, phòng tình báo S2, phòng tác chiến S3, phòng hậu cần S4, phòng tự động hóa S6, phòng quản lý các dự án.
Các tiểu đoàn số 1, số 2 đảm nhiệm chức năng phân tích, hỗ trợ và giải quyết các thách thức về môi trường thông tin mạng, quản lý thiệt hại mạng và hỗ trợ huấn luyện và lập kế hoạch tác chiến mạng máy tính. Ngoài ra, còn có Lực lượng dự bị và huấn luyện.
Đối với Quân đoàn An ninh và Tình báo mạng được biên chế gồm, Lữ đoàn tình báo mạng quân sự số 66, Lữ đoàn tình báo mạng quân sự số 300, Lữ đoàn tình báo mạng quân sự số 500, Lữ đoàn tình báo mạng quân sự số 501, Lữ tình báo mạng quân sự số 704.
Tập đoàn Tác chiến mạng Lục quân số 2 được biên chế thành ba đơn vị lẻ, hoạt động độc lập đó là, Quân đoàn Công nghệ thông tin mạng số 9, Lữ đoàn Tác chiến thông tin mạng số 1, Quân đoàn An ninh và Tình báo mạng.
Quân đoàn Công nghệ thông tin mạng số 9 với biên chế khoảng 16.000 quân, Quân đoàn này có nhiệm vụ lập kế hoạch, thiết kế, lắp đặt, phối hợp, bảo vệ và tác chiến mạng của Lục quân.
Quân đoàn này tiếp tục được chia nhỏ thành các đầu mối đơn vị như, Sư đoàn Tác chiến thông tin mạng chiến lược số 5 đảm nhiệm tác chiến mạng cấp chiến lược toàn châu Âu.
Trong đó có, Lữ đoàn tín hiệu số 2 với biên chế 5 Tiểu đoàn và Cụm yểm trợ công nghệ thông tin dân sự 6981 đóng vai trò chủ đạo, bên cạnh đó còn có Lữ đoàn tín hiệu số 7 với biên chế 3 Tiểu đoàn.
Ngoài ra, trực thuộc quân đoàn còn có Sư đoàn thông tin số 7, Sư đoàn thông tin số 311 Thái Bình Dương, Sư đoàn thông tin số 335 Trung Đông.
Sư đoàn thông tin số 7 được chia nhỏ thành các đơn vị viễn chinh, tác chiến mạng cấp chiến thuật, các đơn vị xâm nhập mạng và đánh chặn mạng, các đơn vị này được trang bị chủ yếu các phương tiện như, máy tính, máy truyền số liệu, máy phát xung, đài vô tuyến và hệ thống cáp mạng.
Đối với Lữ đoàn Tác chiến thông tin mạng số 1 được biên chế các đơn vị như, phòng nhân sự S1, phòng tình báo S2, phòng tác chiến S3, phòng hậu cần S4, phòng tự động hóa S6, phòng quản lý các dự án.
Các tiểu đoàn số 1, số 2 đảm nhiệm chức năng phân tích, hỗ trợ và giải quyết các thách thức về môi trường thông tin mạng, quản lý thiệt hại mạng và hỗ trợ huấn luyện và lập kế hoạch tác chiến mạng máy tính. Ngoài ra, còn có Lực lượng dự bị và huấn luyện.
Đối với Quân đoàn An ninh và Tình báo mạng được biên chế gồm, Lữ đoàn tình báo mạng quân sự số 66, Lữ đoàn tình báo mạng quân sự số 300, Lữ đoàn tình báo mạng quân sự số 500, Lữ đoàn tình báo mạng quân sự số 501, Lữ tình báo mạng quân sự số 704.
Văn phòng tác chiến mạng của Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng Quân đội Mỹ. |
Tập đoàn Tác chiến mạng Không quân số 24
Tập đoàn Tác chiến mạng Không quân số 24 là đơn vị thứ hai trực thuộc Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng quân đội Mỹ. Lực lượng này chủ yếu được biên chế các phi đội trinh sát và máy bay không người lái như: Phi đội số 11, Phi đội số 12, Phi đội số 15, Phi đội số 30, Phi đội yểm trợ tác chiến mạng số 107 với trang bị máy bay RQ-4 Global Hawk, máy bay MQ-1 Predator, RQ-170 Sentinel, F-16C/D và A-10. Ngoài ra còn có máy bay C-130H Hercules, máy bay KC-135;
Hạm đội Tác chiến mạng Hải quân số 10
Hạm đội này được biên chế khoảng 4.500 quân, Hạm đội này có nhiệm vụ, hỗ trợ tác chiến cho Hải quân trên toàn thế giới, hỗ trợ thông tin, máy tính, tác chiến điện tử và không gian mạng.
Các đơn vị trực thuộc gồm, Trung tâm Tác chiến mạng và không gian, Trung tâm Tác chiến mạng thông tin hạm đội, Trung tâm phòng thủ mạng và Cụm an ninh mạng hỗn hợp Hải quân.
Lữ đoàn Tác chiến mạng Hải quân Đánh bộ
Lữ đoàn Tác chiến mạng Hải quân Đánh bộ với biên chế khoảng 800 quân trực thuộc các đơn vị như, Trung tâm tác chiến an ninh mạng, Đại đội hỗ trợ kỹ thuật mật mã, Đại đội hỗ trợ hậu cần và kỹ thuật.
(*) Trung tướng Keith B. Alexander sinh năm 1952 ở Syracuse, New York, năm 1978 Ông tốt nghiệp Học viện Quân sự Mỹ tại Westpoint sau đó ông tốt nghiệp Trường học viện Hải quân với học vị thạc sĩ trong cả hai lĩnh vực Hệ thống Công nghệ và Vật lý.
Ngoài ra, ông Alexander còn có bằng thạc sĩ về Quản trị Kinh doanh của ĐH Boston và bằng Chiến lược An ninh Quốc gia của Học viện Quốc phòng Mỹ.
Ông từng trải qua các lớp đào tạo cấp cao trong các lĩnh vực như: tình báo quân sự, chỉ huy tham mưu, đã từng giữ các chức vụ như Phó Chánh văn phòng Nhân viên trụ sở quân đội Mỹ; chỉ huy tình báo và an ninh tại Fort Belvoir thuộc quân đội Mỹ.
Ngày 30/7/2005, Trung tướng Keith B. Alexander đã được chọn làm giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia, thay thế Trung tướng Michael V. Hayden.
Ngày 23/6/2009, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã chính thức tuyên bố thành lập lực lượng tác chiến mạng (USCYBERCOM) và bổ nhiệm chức vụ Tổng chỉ huy lực lượng này cho Trung tướng Keith B. Alexander.
Ngoài ra, ông Alexander còn có bằng thạc sĩ về Quản trị Kinh doanh của ĐH Boston và bằng Chiến lược An ninh Quốc gia của Học viện Quốc phòng Mỹ.
Ông từng trải qua các lớp đào tạo cấp cao trong các lĩnh vực như: tình báo quân sự, chỉ huy tham mưu, đã từng giữ các chức vụ như Phó Chánh văn phòng Nhân viên trụ sở quân đội Mỹ; chỉ huy tình báo và an ninh tại Fort Belvoir thuộc quân đội Mỹ.
Ngày 30/7/2005, Trung tướng Keith B. Alexander đã được chọn làm giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia, thay thế Trung tướng Michael V. Hayden.
Ngày 23/6/2009, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã chính thức tuyên bố thành lập lực lượng tác chiến mạng (USCYBERCOM) và bổ nhiệm chức vụ Tổng chỉ huy lực lượng này cho Trung tướng Keith B. Alexander.
0 nhận xét