“Keangnam đang bị thiệt hại rất lớn”
Để giải trình về phí quản lý, phí đỗ xe và các loại phí khác như trong thông báo của công ty Keangnam Vina về “Hội nghị cư dân” , nhưng tại hội nghị, ông Ha Jong Suk mất chưa đầy 15 phút để kết thúc màn “giải trình” chi tiết của mình.
Trong phần trình bày, vị giám đốc của Keangnam Vina cho biết, nếu tính diện tích của 922 căn hộ tại Keangnam, với mức phí 0,9 USD một m2 thì phí quản lý thu về hàng tháng của công ty là 119.894 USD nhưng chi phí mà công ty phải chi cho các khoản như chi phí lao động, thông tin, phí pháp đình, phí ngoại cảnh, bảo hiểm, xử lý nước thải…lên tới 133.082 USD trong tháng. Vì vậy, thiệt hại hiện tại công ty phải chịu một tháng là 13.188 USD và một năm là 158.255 USD (khoảng 3,2 tỷ đồng).
“Nhưng trên thực tế, hiện tại chỉ có 230 căn hộ mới chuyển đến ở nên phí quản lý chúng tôi thu được là rất ít trong khi phí phải chi lại không giảm nhiều, do vậy, chúng tôi đang bị thiệt hại rất lớn. Đưa ra mức phí như hiện tại là chúng tôi đã dựa vào kết quả kiểm toán của một năm quản lý”, ông Han khẳng định.
Về việc thu phí nhà xe của Keangnam, ông Han cho biết, chi phí xây dựng nhà xe gồm 2 tầng hầm và 7 tầng nổi với các hệ thống đi kèm là gần 43,5 triệu USD. Bên cạnh đó, còn nhiều loại chi phí khác như chi phí khấu hao tài sản, vệ sinh, vận hành, bảo hiểm… một tháng khoảng 88.000 USD. Do vậy, Keangnam căn cứ vào đó để thu phí xe máy và ô tô để thu hồi vốn.
Sau khi trình bày chưa đầy 15 phút, phần giải trình “kể khổ” khá ngắn gọn, vị giám đốc của Keangnam Vina tuyên bố kết thúc hội nghị.
Bức xúc trước kiểu giải trình của ông Han, cư dân Keangnam đồng loạt yêu cầu ông ở lại để trả lời những câu hỏi chất vấn nhưng vị này đều loanh quanh tìm cách thoái thác với lý do: “Chưa chuẩn bị cho phần hỏi đáp nên xin phép được trả lời các câu hỏi vào buổi khác”. Theo đề nghị của người dân, ông Han phải ký vào biên bản cam kết tiếp tục trả lời chất vấn về các vấn đề khiếu nại vào chiều thứ 2, ngày 27/6.
“Chúng tôi sẽ kiện đến cùng!”
Không giải trình thỏa đáng về việc thu phí kiểu “bóc lột”, tại phiên họp, chủ đầu tư cũng không hề đả động đến vấn đề chất lượng bàn giao nhà không đúng như hợp đồng, khiến nhiều hộ dân bức xúc.
“Công ty mời chúng tôi đến đây để nghe giải trình nhưng thực tế chúng tôi không nhận được lời giải thích thỏa đáng nào. Họ nói rất qua loa như kiểu cho xong chuyện. Về nguyên tắc của hội nghị, sau khi trình bày, phải có hỏi đáp, không thể có chuyện thông tin một chiều nhưng họ không để cho chúng tôi đối thoại. Sau khi trình bày chưa đầy 15 phút, ông Han đã tuyên bố kết thúc hội nghị”, ông Trạch, một người dân sống tại Kengnam nói.
Chung tâm trạng khi tham dự hội nghị, chị Lê Thị Minh Thảo, chủ căn hộ B4511 tố: “Tôi đến đây để nghe xem họ nói gì về chất lượng căn hộ nhưng hình như vấn đề này không hề quan trọng đối với họ. Quả thật, chúng tôi rất thất vọng về chất lượng của Keangnam. Căn hộ cao cấp khi tôi nhận bàn giao không bằng các căn hộ giãn dân. Khóa các cửa phòng đều hỏng, sàn nhà làm bằng gỗ công nghiệp thì cong vênh, tường nứt, trần lem nhem…”.
Bà Trịnh Thúy Mai, chủ căn hộ B 3504, người được bầu làm Trưởng ban đại diện lâm thời của cư dân Keangnam, cho biết, không chấp nhận kiểu giải trình của Công ty Keangnam Vina: “Phía chủ đầu tư hoàn toàn coi thường người dân. Lẽ ra đúng 17h chiều nay họ phải có giải trình thỏa đáng theo yêu cầu trong đơn khiếu nại của chúng tôi nhưng họ đã không thực hiện. Chúng tôi sẽ ngay lập tức tiến hành các thủ tục cần thiết để khiếu nại lên các cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này”.
Trao đổi với Đất Việt, luật sư Bùi Quang Hưng, người đại diện cư dân để khiếu nại chủ đầu tư của Keangnam, cũng khẳng định: “Tôi đã thảo luận với các thân chủ, ngay sau hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năngcủa UBND thành phố Hà Nội và sẽ theo kiện đến cùng”.
Nhận xét về cách xử lý sự cố của Công ty Keangnam Vina, ông Hưng nói: “Tôi đã từng làm đại diện khiếu nại cho rất nhiều hộ dân cư tại các chung cư cao cấp, khi xảy ra tranh chấp, chủ đầu tư những nơi đó rất tôn trọng người dân. Họ đều cho mở kiện các cuộc họp đàm phán thẳng thắn, đối chất giữa hai bên để thỏa thuận, giải quyết vấn đề. Đây lần đầu tiên tại Keangnam tôi thấy chủ đầu tư lại từ chối và lờ câu hỏi của người dân như vậy. Kengnam không tôn trọng khách hàng nên họ đang vô tình mở ra một cuộc đối đầu giữa chủ đầu tư và người dân”.
Để giải trình về phí quản lý, phí đỗ xe và các loại phí khác như trong thông báo của công ty Keangnam Vina về “Hội nghị cư dân” , nhưng tại hội nghị, ông Ha Jong Suk mất chưa đầy 15 phút để kết thúc màn “giải trình” chi tiết của mình.
Trong phần trình bày, vị giám đốc của Keangnam Vina cho biết, nếu tính diện tích của 922 căn hộ tại Keangnam, với mức phí 0,9 USD một m2 thì phí quản lý thu về hàng tháng của công ty là 119.894 USD nhưng chi phí mà công ty phải chi cho các khoản như chi phí lao động, thông tin, phí pháp đình, phí ngoại cảnh, bảo hiểm, xử lý nước thải…lên tới 133.082 USD trong tháng. Vì vậy, thiệt hại hiện tại công ty phải chịu một tháng là 13.188 USD và một năm là 158.255 USD (khoảng 3,2 tỷ đồng).
“Nhưng trên thực tế, hiện tại chỉ có 230 căn hộ mới chuyển đến ở nên phí quản lý chúng tôi thu được là rất ít trong khi phí phải chi lại không giảm nhiều, do vậy, chúng tôi đang bị thiệt hại rất lớn. Đưa ra mức phí như hiện tại là chúng tôi đã dựa vào kết quả kiểm toán của một năm quản lý”, ông Han khẳng định.
Người dân bức xúc trong "hội nghị cư dân" chiều qua. Ảnh: Minh Tùng. |
Về việc thu phí nhà xe của Keangnam, ông Han cho biết, chi phí xây dựng nhà xe gồm 2 tầng hầm và 7 tầng nổi với các hệ thống đi kèm là gần 43,5 triệu USD. Bên cạnh đó, còn nhiều loại chi phí khác như chi phí khấu hao tài sản, vệ sinh, vận hành, bảo hiểm… một tháng khoảng 88.000 USD. Do vậy, Keangnam căn cứ vào đó để thu phí xe máy và ô tô để thu hồi vốn.
Sau khi trình bày chưa đầy 15 phút, phần giải trình “kể khổ” khá ngắn gọn, vị giám đốc của Keangnam Vina tuyên bố kết thúc hội nghị.
Bức xúc trước kiểu giải trình của ông Han, cư dân Keangnam đồng loạt yêu cầu ông ở lại để trả lời những câu hỏi chất vấn nhưng vị này đều loanh quanh tìm cách thoái thác với lý do: “Chưa chuẩn bị cho phần hỏi đáp nên xin phép được trả lời các câu hỏi vào buổi khác”. Theo đề nghị của người dân, ông Han phải ký vào biên bản cam kết tiếp tục trả lời chất vấn về các vấn đề khiếu nại vào chiều thứ 2, ngày 27/6.
Ông Ha Jong Suk, Chủ tịch Keangnam Vina ký bản cam kết sẽ tiếp tục trả lời chất vấn về các vấn đề khiếu nại vào chiều thứ 2, ngày 27/6. |
“Chúng tôi sẽ kiện đến cùng!”
Không giải trình thỏa đáng về việc thu phí kiểu “bóc lột”, tại phiên họp, chủ đầu tư cũng không hề đả động đến vấn đề chất lượng bàn giao nhà không đúng như hợp đồng, khiến nhiều hộ dân bức xúc.
“Công ty mời chúng tôi đến đây để nghe giải trình nhưng thực tế chúng tôi không nhận được lời giải thích thỏa đáng nào. Họ nói rất qua loa như kiểu cho xong chuyện. Về nguyên tắc của hội nghị, sau khi trình bày, phải có hỏi đáp, không thể có chuyện thông tin một chiều nhưng họ không để cho chúng tôi đối thoại. Sau khi trình bày chưa đầy 15 phút, ông Han đã tuyên bố kết thúc hội nghị”, ông Trạch, một người dân sống tại Kengnam nói.
Chung tâm trạng khi tham dự hội nghị, chị Lê Thị Minh Thảo, chủ căn hộ B4511 tố: “Tôi đến đây để nghe xem họ nói gì về chất lượng căn hộ nhưng hình như vấn đề này không hề quan trọng đối với họ. Quả thật, chúng tôi rất thất vọng về chất lượng của Keangnam. Căn hộ cao cấp khi tôi nhận bàn giao không bằng các căn hộ giãn dân. Khóa các cửa phòng đều hỏng, sàn nhà làm bằng gỗ công nghiệp thì cong vênh, tường nứt, trần lem nhem…”.
Sàn nhà làm bằng gỗ công nghiệp bị cong vênh trong ngày nhận bàn giao căn hộ B4511của gia đình chị Thảo. |
Bà Trịnh Thúy Mai, chủ căn hộ B 3504, người được bầu làm Trưởng ban đại diện lâm thời của cư dân Keangnam, cho biết, không chấp nhận kiểu giải trình của Công ty Keangnam Vina: “Phía chủ đầu tư hoàn toàn coi thường người dân. Lẽ ra đúng 17h chiều nay họ phải có giải trình thỏa đáng theo yêu cầu trong đơn khiếu nại của chúng tôi nhưng họ đã không thực hiện. Chúng tôi sẽ ngay lập tức tiến hành các thủ tục cần thiết để khiếu nại lên các cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này”.
Trao đổi với Đất Việt, luật sư Bùi Quang Hưng, người đại diện cư dân để khiếu nại chủ đầu tư của Keangnam, cũng khẳng định: “Tôi đã thảo luận với các thân chủ, ngay sau hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năngcủa UBND thành phố Hà Nội và sẽ theo kiện đến cùng”.
Nhận xét về cách xử lý sự cố của Công ty Keangnam Vina, ông Hưng nói: “Tôi đã từng làm đại diện khiếu nại cho rất nhiều hộ dân cư tại các chung cư cao cấp, khi xảy ra tranh chấp, chủ đầu tư những nơi đó rất tôn trọng người dân. Họ đều cho mở kiện các cuộc họp đàm phán thẳng thắn, đối chất giữa hai bên để thỏa thuận, giải quyết vấn đề. Đây lần đầu tiên tại Keangnam tôi thấy chủ đầu tư lại từ chối và lờ câu hỏi của người dân như vậy. Kengnam không tôn trọng khách hàng nên họ đang vô tình mở ra một cuộc đối đầu giữa chủ đầu tư và người dân”.
Trước đó, gần 150 hộ dân đang sống tại tòa nhà Kengnam, thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội đã có đơn khiếu nại gửi lên công ty Kengnam Vina. Theo văn bản khiếu nại ngày 13/6/2011, Công ty Keangnam thông báo mức trông giữ phương tiện tại khu chung cư như sau: Phí trông giữ xe ô tô theo tháng là: 1.462.000 đồng; Phí trông giữ xe ô tô theo lượt là: 20.000 đồng/2 giờ; Phí trông giữ xe máy/ tháng là: 104.000 đồng; Phí trông giữ xe máy/ lượt là: 10.000 đồng; Phí trông giữ xe máy qua đêm là: 60.000 đồng. Theo luật sư Bùi Quang Hưng, người đại diện khiếu nại cho cư dân Keangnam, mức phí mà Công ty Keangnam tự quy định vượt quá mức thu phí được UBND Hà Nội ban hành. Cụ thể Quyết định số 25/2009/QĐ- UBND ngày 9 tháng 1 năm 2009 và Quyết định số 107/2009 QĐ -UBND ngày 29 tháng 09 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định mức phí tối đa trông giữ các phương tiện tại các chung cư trên địa bàn Quận Cầu Giấy và Huyện Từ Liêm như sau: Xe ô tô ngày và đêm là 875.000 đồng/xe/ tháng; xe ô tô theo lượt là 10.000 đồng/xe/ lượt; xe máy ngày và đêm là 45.000/xe/tháng; xe máy tính trông giữ qua đêm là: 30.000 đồng; e. Xe máy tính theo lượt là: 2.000 đồng/xe/ lượt Mặt khác, điều 12 của Quyết định số 107/2009 QĐ- UBND quy định: “Mức phí trông giữ ô tô cụ thể không cao hơn mức thu tối đa do Ủy ban nhân dân thành phố quy định, giao cho chủ đầu tư thỏa thuận với ban quản trị hoặc người được nhân dân cử đại diện thống nhất mức thu cụ thể, gửi Sở Tài chính thẩm định.” Người dân yêu cầu Công ty Keangnam Vina phải thỏa thuận với về mức phí trông giữ phương tiện trước khi trình mức phí dự kiến này tới Sở Tài chính Hà Nội xin thẩm định. Về mức phí quản lý, ngay sau khi bàn giao căn hộ, Công ty Keangnam đã yêu cầu người dân nộp trước 3 tháng Phí quản lý với mức phí là 0,99 USD, tương đương với 21.000 đồng một m2. Cư dân Keangnam đã không đồng ý trả mức phí quản lý với những lý do mức phí quản lý này là quá cao so với mức phí hiện hành được áp dụng tại các chung cư cao cấp tại trung tâm thành phố Hà Nội. Cụ thể mức phí quản lý nhà chung cư đang được áp dụng tại nhà Vincom B, 114 Mai Hắc Đề, Hà Nội là 14.000 đồng một m2. Phí quản lý được áp dụng tại chung cư cao cấp Sky City 88 Láng Hạ là 8.000 đồng. Bên cạnh đó, người dân còn khiếu nại về việc chủ đầu tư bàn giao nhà không đúng với bản mẫu và yêu cầu trong hợp đồng. |
Đất Việt
0 nhận xét