Khi ông Phạm Xuân Ẩn mất, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nguyên Bí thư trung ương Đảng Trần Quốc Hương (tức ông Mười Hương) vinh danh ông là niềm tự hào của ngành tình báo Việt Nam; còn thế giới thì đánh giá ông là 1 trong những điệp viên cừ khôi nhất của thế kỷ XX.
Nguồn thạo tin nhất ở Sài Gòn
Phạm Xuân Ẩn gia nhập cách mạng từ những ngày đầu cuộc chiến năm 1945 và hoạt động với vai trò tình báo chiến lược. Năm 1957, ông là sinh viên Việt Nam đầu tiên đến học về báo chí ở quận Cam và sống ở California trong hai năm. Ngày nay trong cuốn niên giám của trường Đại học Columbia của Mỹ, ở trang 2 in hình và giới thiệu về chàng sinh viên Việt Nam với tên Pham An, như mọi cuốn kỷ yếu của các trường học. Nhưng không ai biết được ngoài việc học thực sự kiến thức, chàng sinh viên ấy đã trở thành Đảng viên Cộng sản từ năm 1953, được chính bác sĩ Phạm Ngọc Thạch tuyển vào Chiến khu D từ 1952.
Trở về nước, ông bắt đầu sự nghiệp trong thập niên 1960 cho hãng tin Reuters, rồi đến Herald Tribune của New York và The Christian Science Monitor. Cuối cùng, trở thành người Việt chính thức duy nhất của tạp chí Time suốt 11 năm, chứ không phải cộng tác viên địa phương.
Những người cùng thời nhận xét, nhà báo Phạm Xuân Ẩn được giới báo chí miền Nam Việt Nam trong những thập niên 60-70 cực kỳ kính nể với nguồn tin bài phong phú và cách đánh giá nhìn nhận nhiều chiều. Theo Laura Palmer, Phạm Xuân Ẩn là một trong những nguồn thạo tin nhất ở Sài Gòn và rất nhiều phóng viên phải phụ thuộc vào ông.
Trong suốt thời gian hoạt động tại Sài Gòn đến những năm giải phóng 1975, Phạm Xuân Ẩn bằng những mối quan hệ rộng lớn của một nhà báo, cùng khả năng khai thác và phân tích thông tin của mình, đã bí mật gửi cho Trung ương những tin tức tình báo quý giá, góp phần làm nên những thắng chiến thắng lịch sử của dân tộc ta như: trận Ấp Bắc 1963, trận Khe Sanh 1968, trận Đường 9 Nam Lào 1971 …; đồng thời, đập tan Kế hoạch chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ.
Báo chí Mỹ từng viết: "Bây giờ chúng ta mới biết được đó chỉ là phân nửa công việc của Ẩn với tư cách một phóng viên. Và chưa phải là phân nửa đáng nói. Ẩn còn gửi đều đều những tài liệu quân sự mật và thông tin viết bằng mực vô hình cho Bắc Việt, bây giờ được khóa kín trong văn khố của tình báo Việt Nam. Dùng chiếc máy đánh chữ hiệu Hermes mà cơ quan tình báo Bắc Việt mua cho, Ấn đánh tài liệu, có lúc dài đến hàng trăm trang vào lúc nửa đêm. Sau đó, ông chụp phim, cuộn tròn, gửi đến Củ Chi, nơi đặt tổng hành dinh trong lòng đất của Việt Cộng. Từ năm 1952, cứ cách vài tuần Ẩn lại rời văn phòng Sài Gòn, lái xe khoảng 20 dặm đi về hướng bắc để đến Hố Bò, rồi lẩn vào những đường hầm để nghiên cứu về chiến thuật cho phe Cộng sản. Từ Củ chi, tài liệu của Ẩn được quân hộ tống đưa đến núi Bà Đen ở biên giới Campuchia, rồi tới Nam Vang, từ đây được đưa bằng máy bay đến Guangzhou (Quảng Đông) ở phía Nam Trung Hoa và rồi được chuyển nhanh về cho bộ chính trị ở Bắc Việt Nam..."
Đánh giá về những tin tức tình báo của ông, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: “Dường như chúng ta có mặt ngay trong phòng tác chiến của Mỹ”. Còn Đại tướng Văn Tiến Dũng nhờ những tin tức đánh giá sắc sảo của Phạm Xuân Ẩn, mà “giúp Bộ Chính trị hạ quyết tâm nhanh hơn để giải phóng Sài Gòn”. Tổng bí thư Lê Duẩn sau khi nhận được báo cáo của ông đã biểu dương cơ quan tình báo quân sự và coi đây là “chiến công có tầm cỡ quốc tế”.
Quá hiểu địch!
Những đánh giá phân tích sắc gọn và tinh tế của Phạm Xuân Ẩn là kết quả của nhiều năm miệt mài học tập tại nước Mỹ, tiếp thu và vận dụng một cách linh hoạt nhất những gì ông nắm bắt được về đất nước con người Mỹ; kết hợp với những năm tháng chiến đấu trong lòng Sài Gòn, giữa một bên là chính quyền bù nhìn miền Nam Việt Nam và một bên là đế quốc thực dân kiểu mới. Ông có một lợi thế không ai sánh bằng!
Trong vai trò là nhà tình báo chiến lược, những báo cáo kế hoạch của ông sinh động và chính xác đến không ngờ. Chính ông trong giai đoạn 1963 – sau khi anh em Ngô Đình Diệm bị đảo chính – đã khẳng định Mỹ chưa chịu ngừng tay ở Việt Nam, cho dù nhiều cấp trên của ông đã nghĩ khác. Phải đến tận năm 1965, Mỹ mới chính thức công bố tiếp tục tăng viện cho miền Nam Việt Nam. Sở dĩ Phạm Xuân Ẩn tự tin như vậy vì ông hiểu người Mỹ hơn ai hết.
Tuyệt vời hơn, khi bước sang giai đoạn 1972-1975, khi miền Bắc Việt Nam còn chút do dự sau những tổn thất nặng nề của cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968,ì Phạm Xuân Ẩn tin chắc thời cơ lật đổ chính quyền bù nhìn Sài Gòn đã điểm. Ông phân tích dựa trên những dữ kiện mình có trong tay về nước Mỹ: chiến dịch Linebacker ném bom phá hoại miền Bắc không làm nhụt ý chí chiến thắng của dân tộc, Nixon sau đó mất chức, Henry Kissinger thua trên bàn đàm phán Paris trong cuộc đấu trí với Lê Đức Thọ, phong trào phản chiến đang lan rộng trên thế giới; đây là lúc để kết thúc cuộc chiến. Đúng như ông đã báo cáo, tháng 4 năm 1975, cuộc tổng tiến công giải phóng Sài gòn đã đập tan hơn 1 triệu lính miền Nam Việt Nam, cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã giành toàn thắng.
Người Mỹ nói về Phạm Xuân Ẩn
Vì sao sau khi đất nước giải phóng, cả nước và thế giới biết rõ ông là tình báo, vậy mà người Mỹ trong giới báo chí hoạt động cùng thời với ông nay trở lại Việt Nam vẫn đem lòng tin tưởng và kính trọng ông? Đó là một nhân cách, một tài năng. Đời ông là một câu trả lời lớn cho nhiều câu hỏi vẫn làm đau đầu nhiều người bạn Mỹ của ông. Đến hôm nay họ quay lại đất nước này vẫn tìm ông để mong có câu giải đáp vì sao Mỹ thất bại ở Việt Nam. Vì sao một trí thức giỏi và sống có nhân cách theo “kiểu Mỹ” như ông Ẩn lại có thể là người đứng trong tổ chức chặt chẽ của Quân đội Nhân dân Việt Nam, của ngành tình báo vốn đầy hiểm nguy? Có những người Mỹ là bạn cũ trong giới báo chí của ông, nay đã mất nhưng dặn lại con cái họ sang Việt Nam hãy tìm đến ông Ẩn. Họ nói sẽ học được nhiều ở con người đó...
David Halberstam, bạn của Ẩn khi còn là phóng viên của Time tại Việt Nam nói: "Câu chuyện của Ẩn làm tôi sực nhớ ngay đến Graham Greene. Nó đề cập đến tất cả những câu hỏi căn bản: trung thành là gì? yêu nước là gì? sự thật là gì? anh là ai khi anh nói ra những sự thật đó? và có một sự mâu thuẫn trong con người Ẩn mà chúng ta hầu như khó tưởng tượng được. Nhìn lại, tôi thấy ông là người bị chẻ làm đôi”. Trong một quyển sách viết về Việt Nam xuất bản năm 1965, tự đề “Sự hình thành một vũng lầy”, Halberstam mô tả Ẩn như một cây đinh chốt “nhỏ nhưng rất quan trong trong một mạng lưới tình báo của các nhà văn và nhà báo. Anh ta có những đầu mối tiếp cận giới quân sự tốt nhất trong xứ này”. Bây giờ khi Halberstam biết rõ câu chuyện của Ẩn, anh ta có tức giận không? Không! Anh phản ánh đúng quan điểm của của hầu hết mọi đồng nghiệp của Ẩn: “Đây là một câu chuyện phức tạp. Nhưng tôi vẫn yêu Ẩn! Tôi không cảm thấy bị phản bội. Anh ta phải cư xử như một người Việt Nam trong giai đọan bi thương của lịch sử đất nước mình. Không thể nào làm khác hơn được".
Vĩnh Khang
Nguồn thạo tin nhất ở Sài Gòn
Thiếu tướng tình báo, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, nhà báo Phạm Xuân Ẩn sinh ngày 12/9/1927 tại Biên Hòa và mất ngày 20/9/2006 tại TP Hồ Chí Minh, hưởng thọ 80 tuổi. |
Một cuộc đời có một không hai, một điệp viên nhị trùng huyền thoại, ông – không ai khác – chính là Thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nhà báo Phạm Xuân Ẩn. |
Những người cùng thời nhận xét, nhà báo Phạm Xuân Ẩn được giới báo chí miền Nam Việt Nam trong những thập niên 60-70 cực kỳ kính nể với nguồn tin bài phong phú và cách đánh giá nhìn nhận nhiều chiều. Theo Laura Palmer, Phạm Xuân Ẩn là một trong những nguồn thạo tin nhất ở Sài Gòn và rất nhiều phóng viên phải phụ thuộc vào ông.
Trong suốt thời gian hoạt động tại Sài Gòn đến những năm giải phóng 1975, Phạm Xuân Ẩn bằng những mối quan hệ rộng lớn của một nhà báo, cùng khả năng khai thác và phân tích thông tin của mình, đã bí mật gửi cho Trung ương những tin tức tình báo quý giá, góp phần làm nên những thắng chiến thắng lịch sử của dân tộc ta như: trận Ấp Bắc 1963, trận Khe Sanh 1968, trận Đường 9 Nam Lào 1971 …; đồng thời, đập tan Kế hoạch chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ.
Báo chí Mỹ từng viết: "Bây giờ chúng ta mới biết được đó chỉ là phân nửa công việc của Ẩn với tư cách một phóng viên. Và chưa phải là phân nửa đáng nói. Ẩn còn gửi đều đều những tài liệu quân sự mật và thông tin viết bằng mực vô hình cho Bắc Việt, bây giờ được khóa kín trong văn khố của tình báo Việt Nam. Dùng chiếc máy đánh chữ hiệu Hermes mà cơ quan tình báo Bắc Việt mua cho, Ấn đánh tài liệu, có lúc dài đến hàng trăm trang vào lúc nửa đêm. Sau đó, ông chụp phim, cuộn tròn, gửi đến Củ Chi, nơi đặt tổng hành dinh trong lòng đất của Việt Cộng. Từ năm 1952, cứ cách vài tuần Ẩn lại rời văn phòng Sài Gòn, lái xe khoảng 20 dặm đi về hướng bắc để đến Hố Bò, rồi lẩn vào những đường hầm để nghiên cứu về chiến thuật cho phe Cộng sản. Từ Củ chi, tài liệu của Ẩn được quân hộ tống đưa đến núi Bà Đen ở biên giới Campuchia, rồi tới Nam Vang, từ đây được đưa bằng máy bay đến Guangzhou (Quảng Đông) ở phía Nam Trung Hoa và rồi được chuyển nhanh về cho bộ chính trị ở Bắc Việt Nam..."
Đánh giá về những tin tức tình báo của Phạm Xuân Ẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: “Dường như chúng ta có mặt ngay trong phòng tác chiến của Mỹ”. |
Quá hiểu địch!
Những đánh giá phân tích sắc gọn và tinh tế của Phạm Xuân Ẩn là kết quả của nhiều năm miệt mài học tập tại nước Mỹ, tiếp thu và vận dụng một cách linh hoạt nhất những gì ông nắm bắt được về đất nước con người Mỹ; kết hợp với những năm tháng chiến đấu trong lòng Sài Gòn, giữa một bên là chính quyền bù nhìn miền Nam Việt Nam và một bên là đế quốc thực dân kiểu mới. Ông có một lợi thế không ai sánh bằng!
Trong vai trò là nhà tình báo chiến lược, những báo cáo kế hoạch của ông sinh động và chính xác đến không ngờ. Chính ông trong giai đoạn 1963 – sau khi anh em Ngô Đình Diệm bị đảo chính – đã khẳng định Mỹ chưa chịu ngừng tay ở Việt Nam, cho dù nhiều cấp trên của ông đã nghĩ khác. Phải đến tận năm 1965, Mỹ mới chính thức công bố tiếp tục tăng viện cho miền Nam Việt Nam. Sở dĩ Phạm Xuân Ẩn tự tin như vậy vì ông hiểu người Mỹ hơn ai hết.
Tuyệt vời hơn, khi bước sang giai đoạn 1972-1975, khi miền Bắc Việt Nam còn chút do dự sau những tổn thất nặng nề của cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968,ì Phạm Xuân Ẩn tin chắc thời cơ lật đổ chính quyền bù nhìn Sài Gòn đã điểm. Ông phân tích dựa trên những dữ kiện mình có trong tay về nước Mỹ: chiến dịch Linebacker ném bom phá hoại miền Bắc không làm nhụt ý chí chiến thắng của dân tộc, Nixon sau đó mất chức, Henry Kissinger thua trên bàn đàm phán Paris trong cuộc đấu trí với Lê Đức Thọ, phong trào phản chiến đang lan rộng trên thế giới; đây là lúc để kết thúc cuộc chiến. Đúng như ông đã báo cáo, tháng 4 năm 1975, cuộc tổng tiến công giải phóng Sài gòn đã đập tan hơn 1 triệu lính miền Nam Việt Nam, cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã giành toàn thắng.
Người Mỹ nói về Phạm Xuân Ẩn
Vì sao sau khi đất nước giải phóng, cả nước và thế giới biết rõ ông là tình báo, vậy mà người Mỹ trong giới báo chí hoạt động cùng thời với ông nay trở lại Việt Nam vẫn đem lòng tin tưởng và kính trọng ông? Đó là một nhân cách, một tài năng. Đời ông là một câu trả lời lớn cho nhiều câu hỏi vẫn làm đau đầu nhiều người bạn Mỹ của ông. Đến hôm nay họ quay lại đất nước này vẫn tìm ông để mong có câu giải đáp vì sao Mỹ thất bại ở Việt Nam. Vì sao một trí thức giỏi và sống có nhân cách theo “kiểu Mỹ” như ông Ẩn lại có thể là người đứng trong tổ chức chặt chẽ của Quân đội Nhân dân Việt Nam, của ngành tình báo vốn đầy hiểm nguy? Có những người Mỹ là bạn cũ trong giới báo chí của ông, nay đã mất nhưng dặn lại con cái họ sang Việt Nam hãy tìm đến ông Ẩn. Họ nói sẽ học được nhiều ở con người đó...
Vì sao sau khi đất nước giải phóng, cả nước và thế giới biết rõ ông là tình báo, vậy mà người Mỹ trong giới báo chí hoạt động cùng thời với ông nay trở lại Việt Nam vẫn đem lòng tin tưởng và kính trọng ông? |
Vĩnh Khang
Theo Đất Việt
Tags: tinh bao, Pham Xuan An, nha bao Pham Xuan An, anh hung Pham Xuan An, cuoc doi Pham Xuan An, huyen thoai Pham Xuan An, giai thoai ve Pham Xuan An, nhung dieu chua biet ve Pham Xuan An, tiet lo cua Pham Xuan An
0 nhận xét