UBND TP HCM vừa chấp thuận chủ trương di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) khoảng 10 ha để làm khu thương mại, dịch vụ. Sát ngày giải toả, hàng chục nghìn gia đình có người thân chôn cất tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa sốt ruột vì không biết phải di dời về đâu. Trong khi chủ trương của UBND TP HCM yêu cầu phải chôn cất tại nghĩa trang. Điều này đẩy hàng trăm người đổ xô về các vùng ven và các tỉnh lân cận mua đất cho người chết.
Khu nghĩa trang Đa Phước (huyện Bình Chánh) được quy hoạch khoảng 67 ha, với giai đoạn 1 triển khai từ năm 2006 đến nay đã không còn chỗ trống. Hiện chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP HCM đang tiếp tục giải phóng mặt bằng của giai đoạn 2 khoảng 11ha để phục vụ nhu cầu quá lớn của người dân. Theo một nhân viên tại đây, bình quân mỗi tháng, nghĩa trang Đa Phước nhận thêm 120 mộ, chỉ đáp ứng được rất hạn chế so với nhu cầu chôn cất.
Cũng vì nhu cầu quá cao, nên mặc dù giai đoạn 2 chưa giải phóng xong mặt bằng, nhưng đã có hàng trăm mộ huyệt được xây dựng. Theo nhân viên kinh doanh tại nghĩa trang này, chủ đầu tư thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, đất giải phóng đến đâu cho xây mộ huyệt đó, vì không thể chờ đến khi hoàn thành việc giải phóng mặt bằng và làm hạ tầng. Còn anh Lữ Văn Thành, chủ cơ sở mai táng Công Thọ 2 (TP HCM), cho biết, các nghĩa trang ở quận 9, Thủ Đức… cũng không còn chỗ trống. Hàng loạt nghĩa trang dã chiến, không nằm trong quy hoạch đang được vội vã xây dựng.
Khan hiếm đã đẩy giá đất dành cho người chết tăng cao. Hiện phần mộ diện tích 1,2 x 2,2 m2 tại Đa Phước thấp nhất là 31 triệu đồng và cao nhất lên đến khoảng 100 triệu đồng, nhưng chỉ những người có giấy báo tử hoặc giấy phép mai táng mới được mua mộ phần. Tại khu vực quận 9, phần mộ diện tích 1,6 x 2,8 m2 giá khoảng 80 triệu đồng và ở Thủ Đức cũng khoảng 70 triệu đồng.
Đất nghĩa trang ở TP HCM đắt đỏ và chật hẹp nên nhiều người đã chuyển xuống Bình Dương hay Đồng Nai để an táng người thân. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Đồng Nai, cho rằng không chỉ TP HCM mà ngay cả các tỉnh ở Đông Nam Bộ cũng rơi vào tình cảnh quá tải nghĩa trang. Tình trạng thiếu đất hương hỏa đã biến nhiều đất ở khu vực vùng ven, kể cả đất nhà chùa, giáo xứ, đất nhà riêng, đất nông nghiệp thành nghĩa trang tự phát, đe dọa môi trường, mất mỹ quan và đầy bất ổn.
Theo thống kê, mỗi năm ở khu vực tam giác TP HCM - Bình Dương - Đồng Nai có khoảng hơn 60.000 người chết, với diện tích đất cần để làm nơi yên nghỉ khoảng 90 ha (trừ phần lớn đưa về quê và hoả táng). Dự kiến đến năm 2020, nhu cầu cho quỹ đất nghĩa trang ở các khu vực này cũng lên đến hơn 900 ha. Theo bà Hương, để giải quyết vấn đề này một cách căn cơ, các tỉnh, thành phố phải xây dựng nghĩa trang tập trung, nhằm khắc phục nhu cầu thiết yếu nhất.
Đình Sơn
Khu nghĩa trang Đa Phước (huyện Bình Chánh) được quy hoạch khoảng 67 ha, với giai đoạn 1 triển khai từ năm 2006 đến nay đã không còn chỗ trống. Hiện chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP HCM đang tiếp tục giải phóng mặt bằng của giai đoạn 2 khoảng 11ha để phục vụ nhu cầu quá lớn của người dân. Theo một nhân viên tại đây, bình quân mỗi tháng, nghĩa trang Đa Phước nhận thêm 120 mộ, chỉ đáp ứng được rất hạn chế so với nhu cầu chôn cất.
Mặc dù giai đoạn 2 dự án Nghĩa trang Đa Phước chưa xong giải phóng mặt bằng nhưng hàng trăm ngôi mộ đã được xây dựng theo kiểu cuốn chiếu. Ảnh: Nguyễn Sơn. |
Cũng vì nhu cầu quá cao, nên mặc dù giai đoạn 2 chưa giải phóng xong mặt bằng, nhưng đã có hàng trăm mộ huyệt được xây dựng. Theo nhân viên kinh doanh tại nghĩa trang này, chủ đầu tư thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, đất giải phóng đến đâu cho xây mộ huyệt đó, vì không thể chờ đến khi hoàn thành việc giải phóng mặt bằng và làm hạ tầng. Còn anh Lữ Văn Thành, chủ cơ sở mai táng Công Thọ 2 (TP HCM), cho biết, các nghĩa trang ở quận 9, Thủ Đức… cũng không còn chỗ trống. Hàng loạt nghĩa trang dã chiến, không nằm trong quy hoạch đang được vội vã xây dựng.
Khan hiếm đã đẩy giá đất dành cho người chết tăng cao. Hiện phần mộ diện tích 1,2 x 2,2 m2 tại Đa Phước thấp nhất là 31 triệu đồng và cao nhất lên đến khoảng 100 triệu đồng, nhưng chỉ những người có giấy báo tử hoặc giấy phép mai táng mới được mua mộ phần. Tại khu vực quận 9, phần mộ diện tích 1,6 x 2,8 m2 giá khoảng 80 triệu đồng và ở Thủ Đức cũng khoảng 70 triệu đồng.
Đất nghĩa trang ở TP HCM đắt đỏ và chật hẹp nên nhiều người đã chuyển xuống Bình Dương hay Đồng Nai để an táng người thân. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Đồng Nai, cho rằng không chỉ TP HCM mà ngay cả các tỉnh ở Đông Nam Bộ cũng rơi vào tình cảnh quá tải nghĩa trang. Tình trạng thiếu đất hương hỏa đã biến nhiều đất ở khu vực vùng ven, kể cả đất nhà chùa, giáo xứ, đất nhà riêng, đất nông nghiệp thành nghĩa trang tự phát, đe dọa môi trường, mất mỹ quan và đầy bất ổn.
Theo thống kê, mỗi năm ở khu vực tam giác TP HCM - Bình Dương - Đồng Nai có khoảng hơn 60.000 người chết, với diện tích đất cần để làm nơi yên nghỉ khoảng 90 ha (trừ phần lớn đưa về quê và hoả táng). Dự kiến đến năm 2020, nhu cầu cho quỹ đất nghĩa trang ở các khu vực này cũng lên đến hơn 900 ha. Theo bà Hương, để giải quyết vấn đề này một cách căn cơ, các tỉnh, thành phố phải xây dựng nghĩa trang tập trung, nhằm khắc phục nhu cầu thiết yếu nhất.
UBND TP HCM vừa phê duyệt dự án xây dựng nghĩa trang ở xã Đông Thạnh, nghĩa trang chính sách mới của thành phố ở huyện Củ Chi với quy mô khoảng 100 ha... Tại Bình Dương, nghĩa trang công viên Bình Dương ở huyện Bến Cát cũng được triển khai khoảng 200 ha. Hay tại Đồng Nai, dự án nghĩa trang hoa viên An Viên Vĩnh Hằng rộng hơn 300ha cũng đã được xây dựng, phần nào giải quyết bức bách của việc tìm nơi yên nghỉ thân nhân người dân khu vực Đông Nam Bộ. |
Theo Đất Việt
0 nhận xét