Thân phận những người đi tìm khái niệm 'quê hương'

Mất nhà cửa vì chiến tranh, suy thoái kinh tế, khủng hoảng chính trị, ô nhiễm môi trường... nhiều người dân không có lựa chọn nào khác là phải rời bỏ quê hương.  

Những người dân tìm đến vùng đất mới, mang theo ước mơ đổi đời, hay đơn giản chỉ là mong muốn có một nơi chốn yên ổn để sinh sống. Tuy nhiên, vượt biên trái phép vào một nước khác không hề đơn giản, họ phải đối mặt với nguy hiểm thậm chí phải trả giá bằng cả tính mạng.


Khi đã đến được “miền đất hứa” rồi, dân nhập cư không được hưởng đầy đủ quyền công dân, bị phân biệt đối xử, cuộc sống tạm bợ và có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào.


Nhập cư cũng là vấn đề đau đầu với các nhà lãnh đạo. Dòng người nhập cư kéo theo mối lo về tệ nạn, bất ổn xã hội, y tế, môi trường, chảy máu chất xám...


Dưới đây là một vài hình ảnh về người nhập cư trên toàn thế giới – những người đang định nghĩa lại khái niệm “quê hương”:
Một chiếc thuyền tạm bợ chở 250 người nhập cư đã đâm vào đá khi cố gắng cập cảng Pantelleria, Italy. Đội cứu hộ đang ra sức giúp đỡ các nạn nhân.
Cảnh sát phát hiện hơn 500  người nhập cư từ châu Mỹ La tinh và châu Á trong trong hai xe tải tại một điểm kiểm tra bằng thiết bị X-quang ở bang Chiapas, Mexico
Những người tị nạn sống tạm trong một nhà thờ ở Duekoue, Bờ Biển Ngà. Họ đã mất nhà cửa sau cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa cựu Tổng thống Laurent Gbagbo và đối thủ Alassane Ouattara. Khoảng 27.000 người vẫn chưa dám trở về nhà.
Người tị nạn ngồi trên mái nhà của trại tạm giam trong một cuộc biểu tình đòi quyền lợi
Một người phụ nữ bị binh sĩ Syria bắt giữ khi đang cố gắng vượt biên vào Lebanon – một quốc gia nhỏ ở Tây Á. Gia đình cô đã ly tán bởi những biến cố ở Syria
Tốp người đang di chuyển đến một trại tị nạn ở Indonesia sau khi bị cảnh sát Java bắt giữ khi đang trên đường nhập cư trái phép vào Australia.
Một phụ nữ nhập cư mang thai ở bệnh viện Lampedusa, Italy.
Cảnh sát yêu cầu những người đang cản trở giao thông phải di chuyển khỏi khu vực hoặc sẽ bị bắt trong một cuộc biểu tình đòi quyền giáo dục cho người nhập cư bất hợp pháp.
Chiếc thuyền chở người nhập cư từ Tunisian đến Lampedusa hồi tháng 3/2011. Một làn sóng nhập cư đến các hòn đảo của Italy đã nổi lên sau khi tổng thống Tunisian bị lật đổ.
Những người nhập cư từ Libya chờ đợi ở một trại giam ở Hal Far, Malta.
Đường biên giới quốc tế tại Nogales, Arizona
Gần 1.000 người châu Phi đứng xếp hàng để lên tàu của Tổ chức quốc tế về nhập cư ở cảng Misrata, Lybia trong khi thành phố này đang bị đánh bom.
Hai người Hy Lạp nhặt kim loại tại một khu ổ chuột đổ nát ở ngoại ô Athens. Từng có thương vong xảy ra trong các cuộc xô xát giữa những người đi nhặt phế liệu như thế này.
Trên màn hình máy quan sát ban đêm của cảnh sát Hungary, hình ảnh người nhập cư từ Serbia hiện ra rõ nét. 
Hàng nghìn người đã xuống đường tuần hành đòi các quyền lợi cho người nhập cư và các vấn đề khác vào ngày Quốc tế Lao động 1/5 ở Los Angeles.
Chiếc thuyền chở người nhập cư bất hợp pháp bị va vào vách đá ở Australia, 48 người đã chết, những người sống sót nhanh chóng được cứu và đưa lên bờ.
Thành viên của Hội chữ thập đỏ đỡ đứa bé tại một cảng phía Nam Tây Ban Nha. 65 người nhập cư, bao gồm 25 người đàn ông, 30 phụ nữ và 10 trẻ em chen chúc trên một chiếc thuyền đánh cá đã bị bắt giữ khi đang trên đường từ châu Âu tới châu Phi.
Một cậu bé Palestin ngồi chơi trước cửa nhà cứu trợ người tị nạn của Liên Hợp Quốc
Ông Adar Gul – một người tị nạn đã 80 tuổi đang xếp gạch trong tại một công xưởng sản xuất ở ngoại ô Islamabad
Hàng ngàn căn lều của người tị nạn đã được dựng lên sau cuộc giao tranh giữa chính phủ Sudan và quân nổi dậy
Một người phụ nữ tị nạn Somali tham gia biểu tình chống lại Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn. Những người này đòi quyền lợi hòa nhập địa phương, tự do hồi hương hoặc định cư tại một nước thứ ba
Những người tị nạn Myanmar vượt sông đến Thái lan trên một chiếc thuyền phao bé xíu hết sức nguy hiểm
Các cậu bé Hồi giáo tại trong trường học ở một trại tị nạn ở Mea la  gần biên giới Thái Lan – Myanmar.

Theo Đất Việt

Tags: , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia