LÀM VIỆC VỚI TỔNG LĐLĐ VIỆT NAM, TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Chăm lo tốt hơn đời sống CNVC-LĐ
Việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật lao động và cơ chế phối hợp giữa các bên trong quan hệ lao động mới chỉ khởi động, có việc chưa triển khai
Ngày 17-6 tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với Tổng LĐLĐ Việt Nam để nghe báo cáo tình hình phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn (CĐ) sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 20/NQ-TƯ về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Còn nhiều khó khăn
Đối với khó khăn của nữ CNVC-LĐ, bà Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, phản ánh: Nữ công nhân gặp khó khăn không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống riêng tư. Nhiều người không dám lập gia đình, lập gia đình rồi thì không dám sinh con, trót có con thì phải gửi về quê cho ông bà chăm sóc. Nếu hơn 10 triệu nữ CNVC-LĐ không được chăm sóc tốt từ bây giờ thì sẽ sinh ra những đứa trẻ suy yếu về thể chất lẫn tinh thần sau này.
Nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
Ông Hoàng Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, phản ánh ở nhiều KCN vẫn tồn tại “4 không”: không nhà cửa, không gia đình, không văn hóa và không quan tâm chính trị. Chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đảng, CĐ, Đoàn Thanh niên tại các DN chưa được triển khai; việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật lao động và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, chủ DN, CĐ để giải quyết những vấn đề tranh chấp lao động, BHXH, vấn đề luật tiền lương tối thiểu mới chỉ khởi động, có việc chưa triển khai…
Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, đánh giá sau 3 năm triển khai nghị quyết đã có nhiều chuyển biến. Bộ LĐ-TB-XH cũng đang chủ trì xây dựng các dự án luật có nhiều nội dung liên quan đến hoạt động CĐ. Ông Huân thừa nhận hiện có nhiều DN lợi dụng chính sách lao động chưa hoàn thiện để gây bất lợi cho NLĐ. Tất cả các cuộc ngừng việc hiện nay đều không đúng luật.
Còn nhiều khó khăn
Theo Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng, trong 3 năm 2008, 2009, 2010, cả nước đã thành lập hơn 12.300 CĐ cơ sở, kếp nạp hơn 1,86 triệu đoàn viên. Tính đến hết tháng 12-2010, cả nước có gần 7,1 triệu đoàn viên và hơn 106.000 CĐ cơ sở.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Tuy nhiên, đời sống CNVC-LĐ hiện có nhiều khó khăn. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã làm cho dòng vốn đầu tư giảm sút, nhiều doanh nghiệp (DN) phải đóng cửa, nhiều chủ DN có vốn nước ngoài bỏ trốn; giá cả, lạm phát gia tăng làm cho đời sống người lao động (NLĐ) thêm khó khăn. Tình hình tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể diễn biến phức tạp, tự phát, không đúng trình tự và có yếu tố kích động, gây rối của kẻ xấu từ bên ngoài. Các cuộc ngừng việc xảy ra ở các DN có vốn nước ngoài vẫn chiếm tỉ lệ cao (trên 60%). “Những vấn đề bức xúc, cấp bách chưa được tập trung giải quyết quyết liệt, chưa tạo sự chuyển biến đáng kể. Chính sách phát triển nhà ở cho công nhân, nơi sinh hoạt văn hóa, cơ sở phúc lợi xã hội tại các KCN… chưa đi vào thực tế”- Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh. Đối với khó khăn của nữ CNVC-LĐ, bà Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, phản ánh: Nữ công nhân gặp khó khăn không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống riêng tư. Nhiều người không dám lập gia đình, lập gia đình rồi thì không dám sinh con, trót có con thì phải gửi về quê cho ông bà chăm sóc. Nếu hơn 10 triệu nữ CNVC-LĐ không được chăm sóc tốt từ bây giờ thì sẽ sinh ra những đứa trẻ suy yếu về thể chất lẫn tinh thần sau này.
Nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
Ông Hoàng Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, phản ánh ở nhiều KCN vẫn tồn tại “4 không”: không nhà cửa, không gia đình, không văn hóa và không quan tâm chính trị. Chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đảng, CĐ, Đoàn Thanh niên tại các DN chưa được triển khai; việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật lao động và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, chủ DN, CĐ để giải quyết những vấn đề tranh chấp lao động, BHXH, vấn đề luật tiền lương tối thiểu mới chỉ khởi động, có việc chưa triển khai…
Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, đánh giá sau 3 năm triển khai nghị quyết đã có nhiều chuyển biến. Bộ LĐ-TB-XH cũng đang chủ trì xây dựng các dự án luật có nhiều nội dung liên quan đến hoạt động CĐ. Ông Huân thừa nhận hiện có nhiều DN lợi dụng chính sách lao động chưa hoàn thiện để gây bất lợi cho NLĐ. Tất cả các cuộc ngừng việc hiện nay đều không đúng luật.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng thực hiện nghị quyết là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Những kiến nghị, phát hiện, đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam rất quan trọng và xác thực. Nghị quyết 20/NQ-TƯ liên quan đến tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành; việc triển khai thực hiện là trách nhiệm chung của các bộ, ngành, tổ chức xã hội. Tổng LĐLĐ Việt Nam, CĐ các cấp phải đóng vai trò nòng cốt, tham mưu, xây dựng chính sách để đưa nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, chăm lo tốt hơn cho đời sống CNVC-LĐ.
Sớm sửa Luật Lao động Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm trình Quốc hội khóa XIII về Bộ Luật Lao động (sửa đổi) và Luật CĐ (sửa đổi), khẳng định vai trò đại diện của CĐ đối với NLĐ; luật hóa thời gian DN phải dành cho NLĐ được học tập chính sách pháp luật và được hưởng nguyên lương trong thời gian này. Đề nghị Chính phủ sớm nâng mức lương tối thiểu khu vực DN lên phù hợp với thực tế để bảo đảm đời sống tối thiểu của NLĐ, có tích lũy, tránh DN lợi dụng bóc lột NLĐ. |
Bài và ảnh: Nguyễn Quyết
Theo NLĐO
0 nhận xét