Tại sao Trung Quốc phát triển 'quân xanh'?

Phát ngôn viên BQP Trung Quốc, ông Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố nước này lập “quân xanh” (*) nhằm mục đích đảm bảo vững chắc an ninh mạng quân sự.
(*) Đội quân xanh trên mạng (Online Blue Army)

Tuyên bố của ông Cảnh đưa ra nhằm đáp lại những câu hỏi trong một cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc tại Bắc Kinh về việc liệu "Quân xanh" có phải là đội chuyên tấn công hệ thống mạng của những nước khác không.

Sự ra đời của “quân Xanh” nhanh chóng thu hút sự quan tâm dư luận thế giới và trở thành một chủ đề bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn quân sự.
Ông Cảnh Nhạn Sinh, phát ngôn viên của Bộ quốc phòng Trung Quốc
Dưới đây là bài đăng trên báo mạng Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, phân tích tại sao quốc gia này lại phát triển một đội quân đặc biệt chuyên về internet.

Trên thế giới hiện nay, tác chiến trên mạng không phải là hiếm. Mỹ đã từng sử dụng virus máy tính để phá hủy hệ thống phòng không của Iraq trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Sau đó, đơn vị quân sự trực tuyến của Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh ở Kosovo và Iraq. Ngoài nước Mỹ, các quốc gia Anh, Nga, Nhật và Ấn Độ cũng có các đơn vị chiến đấu tương tự.

Ý thức hệ phương Tây thường gán màu đỏ cho kẻ thù. Tuy nhiên Trung Quốc lại dùng màu xanh để ám chỉ lực lượng tấn công.

Ông Teng Jianqun, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nói rằng không nên cường điệu hóa vấn đề màu sắc của đội quân trực tuyến.  “Bên xanh” và “bên đỏ” chỉ đơn thuần là cách gọi các phe đối đầu. Cái tên quân Xanh của Trung Quốc không có ý nghĩa gì đặc biệt. Hiện nay, cộng đồng quốc tế cũng không có một nguyên tắc nào về ý nghĩa của các màu sắc.

Thiếu tướng Luo Yuan, Phó tổng thư kí Học viện PLA (Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc) cho biết quân Xanh là cách gọi của binh lính chỉ những kẻ tấn công trên mạng trong các khóa huấn luyện.

Li Li – một chuyên gia quân sự tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc lưu ý “không nên so sánh các đội quân trực tuyến của Trung Quốc với các nước phương Tây. Quân Xanh đang trong giai đoạn hoàn thiện, nó mới chỉ như một tổ chức hoạt động trực tuyến chứ chưa hẳn là một đơn vị quân sự quy mô lớn”.

Giáo sư Zhang Shaozhong chỉ ra, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào internet, tuy nhiên Trung Quốc lại không có các máy chủ. Rất nhiều phần cứng của internet ở Trung Quốc là từ Mỹ. Trong trường hợp đó, Trung Quốc chỉ là “người sử dụng”, an ninh mạng quốc gia này rất yếu. Rất nhiều loại virus như “"blackmailer," "panda burning joss-sticks" và "dummycom” đang đe dọa an ninh mạng Trung Quốc.

Do đó, việc thành lập một lực lượng quân sự để đảm bảo an ninh mạng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, khi Trung Quốc xác nhận thiết lập "quân xanh", các phương tiện truyền thông phương Tây lại nghi ngờ đó là đội quân tin tặc.

Theo ông Teng Jianqun “quân xanh" không phải tin tặc. Thứ nhất, hoạt động của lực lượng này là hợp pháp, có tổ chức và hoạt động theo hướng dẫn của nhà nước. Trong khi đó hầu hết tin tặc thường hoạt động bất hợp pháp, gây ra thiệt hại. Thứ hai, quân Xanh góp phần bảo vệ an ninh quốc gia trái hẳn với tin tặc tấn công máy tính bằng virus và các thủ thuật”.

Ngoài ra ông cũng nhấn mạnh không hề có điểm chung nào giữa đội quân trực tuyến của Trung Quốc và tin tặc.

So với các nước đi trước, "quân xanh" của Trung Quốc còn một số điểm yếu. Tuy nhiên, sự ra đời của nó đã đáp ứng yêu cầu của lịch sử, thích ứng với sự thay đổi của thời đại. Cũng giống như không quân, hải quân, đội quân mạng này sẽ góp phần bảo vệ an ninh, phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
Thời gian qua, tác chiến mạng, chiến tranh mạng nổi lên thành một vấn đề an ninh toàn cầu. Thế giới ghi nhận nhiều trường hợp các cuộc tấn công tin học bị nghi ngờ có mục đích chính trị: như cuộc tấn công vào các máy tính điều khiển máy ly tâm của Iran (được cho là Mỹ và Israel chủ mưu), cuộc tấn công vào hệ thống mạng quân sự của Mỹ (Trung Quốc bị cho là chủ mưu). Trong bối cảnh này, nhiều ý kiến trong giới quân sự Mỹ nhìn nhận các cuộc tấn công tin học như vậy là lời tuyên chiến và nước Mỹ cần đáp trả hành động quân sự trên thực tế để răn đe các nguy cơ đến từ mạng ảo. Và một trong đối tượng răn đe chính là Trung Quốc, dù nước này luôn phủ nhận trách nhiệm và sự liên quan đến các cuộc tấn công tin học vào nước Mỹ.
tác chiến mạng, chiến tranh mạng
Hoàng Thảo (theo China People Daily)
Theo Đất Việt
TIN LIÊN QUAN:
Tags: bien dong, chu quyen, bien dao Viet Nam, bao ve chu quyen, an ninh quoc phong, tin quoc phong, chien tranh Viet Nam Trung Quoc, tinh hinh bien Dong, tranh chap chu quyen bien Dong, thoi su, diem nong, binh luan, phan tich, goc nhin, chien tranh bien dong, tranh chap Hoang Sa VN-TQ, tranh chap TRuong Sa Viet Nam- TRung Quoc, chien tranh, bao ve bien dao, hoang sa Vietnam, truong sa VietNam, tin thoi su, thoi su, blog thoi su,

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia