Tác nghiệp ở “điểm nóng” Thái Lan

Chuyến công tác vào tháng 5-2010 thực sự là những kỷ niệm đáng nhớ của “tour du lịch mạo hiểm” ở Thái Lan. Những trải nghiệm cùng những bài học có được thật sự hết sức quý giá với cuộc đời cầm bút của tôi.
Chuyến công tác đặc biệt
Trong cuộc họp giao ban sáng ngày 17-5-2010, Ban biên tập Báo SGGP nhận định tình hình Thái Lan có thể sẽ bị đẩy lên cao trào trong 1 đến 2 ngày tới. Sau thời gian dài thỏa hiệp không thành, chắc chắn Chính phủ Thái Lan sẽ có biện pháp cứng rắn để dẹp bỏ đám đông người biểu tình.
Với những nhận định trên, Ban biên tập quyết định cử 2 phóng viên sang Thái Lan để ghi nhận những diễn biến căng thẳng tại Bangkok cũng như tìm hiểu nguyên nhân gây bất ổn để gửi đến độc giả trong nước độ nóng của chính trường Thái Lan dưới quan điểm của Báo SGGP chứ không phải của báo chí nước ngoài.
Chiều cùng ngày, chúng tôi cầm tờ quyết định trong tay mà tâm trạng ít nhiều bối rối. Không băn khoăn sao được khi đây là lần đầu tiên chúng tôi tác nghiệp ở nước ngoài cũng là lần đầu tiên tác nghiệp tại nơi có xung đột. Cần phải chuẩn bị những gì để hoàn thành chuyến tác nghiệp có quá nhiều cái đầu tiên như thế? Chúng tôi đã không lường trước được những gì sẽ gặp phải. Hệ quả là hàng loạt những tình huống dở khóc dở cười đã xảy ra trong quá trình tác nghiệp.

Bài học về sự chuẩn bị
Khi tác nghiệp tại đại bản doanh phe áo đỏ vào ngày 19-5, ngày quân đội Thái Lan mở cuộc tấn công lớn dẹp bỏ phe áo đỏ, chứng kiến một đồng nghiệp người Ý bị bắn chết cách đó vài chục mét, chúng tôi bắt đầu cảm nhận được sự khốc liệt của phóng viên chiến trường. Các đồng nghiệp đến từ các hãng AP, BBC… giáp trụ đến tận răng, trong khi mình chỉ quần jeans, áo thun và mũ cối trên đầu xông vào vùng giao tranh mới.   
 

Trong khi phóng viên nước ngoài được trang bị nón và áo chống đạn (ảnh trái), phóng viên Việt Nam chỉ có áo thun và... nón cối
Đứng bên cạnh những phóng viên nước ngoài mới thấy mình kém chuyên nghiệp và chủ quan trong khâu chuẩn bị thế nào. Một phóng viên BBC đã tỏ rõ sự lo ngại dành cho chúng tôi. Rồi ông chỉ chúng tôi cúi người thấp, nép sát vào tường mà đi để tránh bắn tỉa. Nghĩ lại cảnh súng đạn nổ xung quanh, xe cấp cứu chạy đi chạy lại liên tục để chữa trị cho người bị thương mới thấy chúng tôi điếc không sợ súng.

Chúng tôi đinh ninh người dân Bangkok, TP của du lịch, chắc ai cũng có thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Nhưng thực tế lại trái ngược hẳn suy nghĩ. May mắn lắm chúng tôi mới gặp được một bác tài taxi biết tiếng Anh. Nhưng khi nghe yêu cầu đến nơi biểu tình, hồn vía bác tài bay lên mây. Bác tài từ chối nhưng gợi ý thử tìm cánh xe ôm xem có giúp được gì hay không. Đi bộ một đoạn, chúng tôi bắt gặp một nhóm xe ôm đứng chờ khách.
Thấy chúng tôi lơ ngơ, họ tìm tới hỏi han. Họ hỏi bằng tiếng Thái. Những người này không biết tiếng Anh nên khi đề nghị chở tới nơi có biểu tình, họ không hiểu. Chúng tôi đành quay sang sử dụng ngôn ngữ cơ thể cùng các dụng cụ trực quan để mô tả cho sinh động. Nào là giơ máy ảnh để họ biết là phóng viên, dùng tay giả làm súng, miệng kêu “đùng, đùng” để mô tả về nơi giao tranh, rồi ngồi lên xe máy của họ và đưa ra 1 tờ tiền để nói thuê họ chở ra chỗ người biểu tình…
Sau một hồi khua tay múa chân, một người trong nhóm mới hiểu ý và nói với người đồng nghiệp “Ratchaprasong”. Thì ra đó là nơi phe áo đỏ lập đại bản doanh. Kết thúc màn nói chuyện bằng tay chân, 2 anh xe ôm chấp nhận chở ra Ratchaprasong với giá trên trời.  
Không chỉ có gia đình dõi theo, Ban biên tập cùng đồng nghiệp tại cơ quan cũng thường xuyên liên lạc để hỏi thăm tình hình sức khỏe và công việc. Trong 2 ngày căng thẳng là 19 và 20-5, chúng tôi nhớ mãi câu nói của Tổng biên tập khi điện sang hỏi thăm, tỏ rõ sự lo lắng: “Nguy hiểm thế này để mai chú ra quyết định rút 2 anh em về”. Chúng tôi cũng sẽ không thể nào quên hình ảnh một trưởng ban, người được giao trực tiếp biên tập bài vở của chúng tôi, luôn để nick chat đến 24 giờ, tạo sự yên tâm rằng: “Ở nhà, mọi người vẫn dõi theo và luôn ở cạnh, sẵn sàng hỗ trợ 2 bạn”.

ĐỖ VĂN
Theo SGGP

Tags: , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia