Điều gì đang chờ đợi chính quyền Sirya của tổng thống Asar Asad sau khi chiếm lại thành phố nổi loạn?
Chính phủ Sirya tuyên bố đã nhanh chóng đè bẹp cuộc nổi loạn vũ trang ở thành phố Jisr al– Sugur ở Tây Bắc đất nước. Tuy nhiên, hãy còn quá sớm để Damat có thể ăn mừng chiến thắng: Giải quyết xong vấn đề này, ban lãnh đạo đất nước có khi phải đối mặt với những vấn đề khác phức tạp hơn.
Dấu hỏi về “Chiến thắng chớp nhoáng”
Ngay sau khi các phương tiện thông tin đại chúng của chính phủ đưa rộng rãi tin gây sốc về việc chỉ trong một ngày đêm tại thành phố Jisr al– Sugur, “các băng nhóm vũ trang” đã giết hại 120 quân nhân. Dân chúng địa phương lại giải thích là những quân nhân này đã bị các lực lượng an ninh của chính quyền giết hại vì không chịu bắn vào người biểu tình.
Nhưng chính phủ đã rất kiên quyết cho biết: Có hẳn một đội quân của những tên giết người đang hoành hành trong thành phố, cần phải đối xử với chúng bằng những biện pháp thích hợp.
Chính quyền đã đưa đến gần thành phố Jisr al– Sugur hàng ngàn binh lính và sĩ quan, hàng chục xe bọc thép, pháo binh và cả máy bay lên thẳng.
Sau này dân các làng gần đó kể lại, bộ binh đã tiến vào thành phố sau khi pháo binh đã bắn phá nhiều lần. Bộ chỉ huy, không muốn thí mạng binh sĩ, đã hạ lệnh bắn tiêu diệt mọi mục tiêu đang di động. Xe tăng đã bắn vào các ngôi nhà tình nghi, xe chiến đấu bộ binh và binh sĩ nhằm vào một số ít người đang “chờ những người anh em của các đội vũ trang đến giải phóng”.
Truyền hình quốc gia đã thông báo “giải phóng hoàn toàn” thành phố ngay sau khi đưa tin “các trận đánh đẫm máu” đang diễn ra ở đây. Do đã có tin về cả một đội quân phỉ, tốc độ giải phóng thành phố nhanh như vậy chỉ có thể được giải thích hoặc bởi vì quân đội chính phủ có cả một tiểu đoàn cực kỳ thiện chiến, hoặc là do không có một sự chống cự nào. Xem ra, phương án giải thích thứ hai gần với sự thật hơn.
Thành phố Jisr al– Sugur không có người. Hầu hết dân chúng đã kịp thời rời bỏ thành phố khi hiểu những gì sẽ xảy ra. Hàng trăm thành viên các “nhóm vũ trang” cũng biến mất. Quân đội đã chiến thắng, tiến vào thành phố, nơi chỉ có một nhúm những người già bất lực và những người khuyết tật không tự đi lại được.
Thổ Nhĩ Kỳ ứng phó với làn sóng tị nạn
Trong khi quân đội đang mải chiếm thành phố, hàng ngàn dân thành phố này đang chen chúc nhau gần đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Người thì đã vượt qua đường biên một cách chính tắc (qua các cửa khẩu), những người khác không muốn xếp hàng thì đã tự vượt biên, băng qua vườn tược. Dù sao thì đến sáng ngày 13/6,Thổ Nhĩ Kỳ cho biết chỉ riêng người tị nạn có đăng ký đã là hơn 5.000.
Trong khi đó rất nhiều người tị nạn dừng lại trên đất Sirya sát biên giới, không dám bỏ lại tài sản, rời bỏ đất nước. Phía Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối cho nhập cảnh những ai mang theo ngựa, bò và dê, vì vậy quanh các lều bạt trên đất Sirya vẫn thấy các loại súc vật mà chủ chúng không muốn bỏ lại.
Nhưng ngay những người này cũng thừa nhận là sẽ vứt bỏ tất cả để chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ nếu quân đội Sirya tiến đến gần đường biên.
Dấu hỏi về “Chiến thắng chớp nhoáng”
Ngay sau khi các phương tiện thông tin đại chúng của chính phủ đưa rộng rãi tin gây sốc về việc chỉ trong một ngày đêm tại thành phố Jisr al– Sugur, “các băng nhóm vũ trang” đã giết hại 120 quân nhân. Dân chúng địa phương lại giải thích là những quân nhân này đã bị các lực lượng an ninh của chính quyền giết hại vì không chịu bắn vào người biểu tình.
Nhưng chính phủ đã rất kiên quyết cho biết: Có hẳn một đội quân của những tên giết người đang hoành hành trong thành phố, cần phải đối xử với chúng bằng những biện pháp thích hợp.
Chính quyền đã đưa đến gần thành phố Jisr al– Sugur hàng ngàn binh lính và sĩ quan, hàng chục xe bọc thép, pháo binh và cả máy bay lên thẳng.
Sau này dân các làng gần đó kể lại, bộ binh đã tiến vào thành phố sau khi pháo binh đã bắn phá nhiều lần. Bộ chỉ huy, không muốn thí mạng binh sĩ, đã hạ lệnh bắn tiêu diệt mọi mục tiêu đang di động. Xe tăng đã bắn vào các ngôi nhà tình nghi, xe chiến đấu bộ binh và binh sĩ nhằm vào một số ít người đang “chờ những người anh em của các đội vũ trang đến giải phóng”.
Truyền hình quốc gia đã thông báo “giải phóng hoàn toàn” thành phố ngay sau khi đưa tin “các trận đánh đẫm máu” đang diễn ra ở đây. Do đã có tin về cả một đội quân phỉ, tốc độ giải phóng thành phố nhanh như vậy chỉ có thể được giải thích hoặc bởi vì quân đội chính phủ có cả một tiểu đoàn cực kỳ thiện chiến, hoặc là do không có một sự chống cự nào. Xem ra, phương án giải thích thứ hai gần với sự thật hơn.
Thành phố Jisr al– Sugur không có người. Hầu hết dân chúng đã kịp thời rời bỏ thành phố khi hiểu những gì sẽ xảy ra. Hàng trăm thành viên các “nhóm vũ trang” cũng biến mất. Quân đội đã chiến thắng, tiến vào thành phố, nơi chỉ có một nhúm những người già bất lực và những người khuyết tật không tự đi lại được.
Thổ Nhĩ Kỳ ứng phó với làn sóng tị nạn
Trong khi quân đội đang mải chiếm thành phố, hàng ngàn dân thành phố này đang chen chúc nhau gần đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Người thì đã vượt qua đường biên một cách chính tắc (qua các cửa khẩu), những người khác không muốn xếp hàng thì đã tự vượt biên, băng qua vườn tược. Dù sao thì đến sáng ngày 13/6,Thổ Nhĩ Kỳ cho biết chỉ riêng người tị nạn có đăng ký đã là hơn 5.000.
Trong khi đó rất nhiều người tị nạn dừng lại trên đất Sirya sát biên giới, không dám bỏ lại tài sản, rời bỏ đất nước. Phía Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối cho nhập cảnh những ai mang theo ngựa, bò và dê, vì vậy quanh các lều bạt trên đất Sirya vẫn thấy các loại súc vật mà chủ chúng không muốn bỏ lại.
Nhưng ngay những người này cũng thừa nhận là sẽ vứt bỏ tất cả để chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ nếu quân đội Sirya tiến đến gần đường biên.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Rejip Tiyp Erdogan. |
Cũng phải ghi nhận cho Thổ Nhĩ Kỳ: Trong thời gian rất ngắn họ đã dựng được các lều trại gần biên giới, có đủ điện, nước, thậm chí cả hệ thống xử lý nước thải. Người tị nạn ở đây được bảo đảm hoàn toàn về dịch vụ y tế và được cấp lương thực thực phẩm. Nhưng Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ không vì thế mà vui mừng – ông muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề người tị nạn trước khi tình hình trở nên nguy kịch.
Cũng cần phải ghi nhận một điều, người Sirya vượt biên sát với mùa du lịch ở Địa Trung Hải, nơi mùa hè rất nhiều du khách đến nghỉ dưỡng. Thật không khó hình dung tình hình sẽ ra sao khi hàng ngàn người tị nạn Sirya tràn vào các khu du lịch.
Vùng đệm và những nguy cơ?
Tóm lại, Thổ Nhĩ Kỳ phải làm gì đó. Và một giải pháp nào đó xem ra đang hình thành. Tờ báo địa phương “Hurriet” viết “Nguồn tin ở bộ Ngoại giao tuyên bố, đang xem xét phương án thiết lập vùng đệm, nếu hàng trăm ngàn người tị nạn chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ”.
Ai cũng biết rõ “vùng đệm” này là gì. Người Thổ Nhĩ Kỳ từng thiết lập các vùng như vậy ở miền Bắc Iraq khi đánh nhau với những người Kurd li khai. Họ làm như thế này: Các đơn vị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua đường biên, lập trại. Sau đó, Những người dân địa phương này được chuyển từ các trại trên đất Thổ Nhĩ Kỳ sang “vùng đệm”. Tất nhiên, chuyện với người Kurd hoàn toàn khác nhưng cung cách thì vẫn như vậy, một phần lãnh thổ nước láng giềng sẽ bị chiếm đóng.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng sử dụng đối sách "vùng đệm" để thoát khỏi áp lực từ làn người Syria tị nạn. |
Nếu ban lãnh đạo Sirya đọc báo chí Thổ Nhĩ Kỳ, họ sẽ phải cân nhắc. Khôi phục quyền kiểm soát Jisr al– Sugur đương nhiên là tốt. Tuy nhiên, nếu quá trình “quét sạch bọn phỉ ra khỏi đất nước” sẽ cứ tiếp tục như thế này thì người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không chịu đựng được thêm nữa. Quân đội Sirya hoàn toàn không có cơ hội đánh lại quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, do đó, tốt hơn cả là Chính quyền Sirya hãy đừng bỏ qua tối hậu thư ẩn của Thổ Nhĩ Kỳ.
Vấn đề không đơn giản chỉ là nguy cơ. Đúng ra, chính phủ Sirya phải cân nhắc về sự đúng đắn của các biện pháp chống lại tội phạm của mình. Nếu tiêu diệt chính xác từng tên tội phạm thì ai cũng hiểu đó là việc cần thiết và có ích. Tất cả sẽ đồng ý. Nhưng nếu vì “sự quan tâm” của chính phủ của mình mà công dân cả thành phố chạy ra nước ngoài thì rõ ràng chiến lược này không phải là lý tưởng.
Có một sự khẳng định nữa cho điều này, dân thành phố đã đưa ra một hành động ngoại giao lạ kỳ. Trong văn bản được “những người con trai của Duma” ký tên, họ tuyên bố nếu cảnh sát không thay đổi cách làm việc, họ sẽ không đóng thuế và không trả tiền nước và điện, bưu điện. Sau 1 tuần, họ sẽ đóng tất cả các tài khoản trong các ngân hàng nhà nước. Một tuần tiếp theo sẽ bãi công 3 ngày và 4 ngày chỉ ở nhà. Nếu tất cả những điều này không mang lại kết quả, sẽ tuyên bố hành động không tuân theo mệnh lệnh.
Không hiểu do nguy cơ từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, hay do hành động ngoại giao của dân thành phố Duma, nhưng có gì đó đã buộc chính quyền Damat gián tiếp thừa nhận là sẽ khó giải quyết tình hình bằng xe tăng và súng máy.
Tổng thống Syria Basar Asad buộc phải điều tra hành động của giới quân sự để bảo tồn uy tín vốn bị lung lay trong thời gian qua. |
Hiện chưa rõ những biện pháp trừng phạt đối với viên tướng sẽ ra sao. Các chuyên gia về Sirya đã nhiều lần nhận định là ngay trong ban lãnh đạo đất nước có cuộc đấu tranh thường xuyên giữa những người theo đường lối “cứng rắn” và “những người cải cách”. Nhóm đầu gồm đại diện tầng lớp trên của quân đội và đảng vẫn còn trong chính quyền từ thời tổng thống Hafez Asad, thân phụ của tổng thống đương nhiệm. Nhóm thứ hai gồm những người kỹ trị tương đối trẻ cùng thế hệ với Basar Asad, những người do chính ông đưa vào chính quyền.
Cuộc điều tra viên tướng có thể cho thấy lòng tin của tổng thống đối với “giới quân nhân” và các phương pháp công tác của họ đang yếu đi. Cho dù, mặt khác, cuộc điều tra có vẻ khá hình thức. Cốt lõi của kịch bản đã qua cũ: Ông vua tốt bụng bị các cận thần che dấu sự thật đã hiểu ra hết và hành động vì dân chúng.
Hiện khó đánh giá là những người ở dưới có quý trọng sự quan tâm đó không– mấy tháng gần đây uy tín của ông Asad bị lung lay nghiêm trọng. Nhưng chính thể Sirya bất luận tình hình nào cũng phải tìm ra cách giải quyết. Nếu không người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hành động, còn ở những vùng khác dân chúng sẽ không tôn trọng chính quyền nữa.
0 nhận xét