Bộ NN & PTNN vừa đưa dự án “Phát triển cây trồng, vật nuôi phục vụ sản xuất tự túc và tôn tạo cảnh quan ở quần đảo Trường Sa” vào danh sách các đề án phát triển Trường Sa sẽ triển khai trong giai đoạn 2011-2013.
Theo Tiến sĩ Ngô Quang Vinh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, nơi nghiên cứu và chủ trì dự án thì chậm nhất vào đầu năm 2012, dự án sẽ được tiến hành tại 8 đảo (4 đảo chìm và 4 đảo nổi) với thời gian khoảng 30 tháng.
Như vậy, dự án trên mở ra tương lai trong một ngày không xa, quân dân trên toàn thể 21 đảo thuộc quần đảo Trường Sa sẽ tự túc được sản xuất lương thực, thực phẩm.
Phủ xanh đảo xa
“Hiện nay, chủng loại rau trên các đảo còn ít. Mục đích chính của dự án là phát triển cây trồng, vật nuôi với kỹ thuật và quy mô thích hợp với các đảo để quân dân có thể tự túc rau xanh, một phần thực phẩm và làm phong phú thêm sinh cảnh của các đảo, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho quân dân huyện đảo Trường Sa. Các nội dung chủ yếu bao gồm cải tạo, nâng cấp vườn rau hiện có trên đảo; xây dựng thêm các nhà kính trồng rau, thử nghiệm và cung cấp các phương tiện che chắn để trồng rau được trong mùa mưa và mùa gió mặn; cung cấp vật tư theo hướng trồng rau không cần đất; tiến hành thử nghiệm trồng rau mầm, rau ăn lá, cây ăn quả, cây cảnh…”, Tiến sĩ Vinh cho biết.
Như vậy, dự án trên mở ra tương lai trong một ngày không xa, quân dân trên toàn thể 21 đảo thuộc quần đảo Trường Sa sẽ tự túc được sản xuất lương thực, thực phẩm.
Phủ xanh đảo xa
“Hiện nay, chủng loại rau trên các đảo còn ít. Mục đích chính của dự án là phát triển cây trồng, vật nuôi với kỹ thuật và quy mô thích hợp với các đảo để quân dân có thể tự túc rau xanh, một phần thực phẩm và làm phong phú thêm sinh cảnh của các đảo, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho quân dân huyện đảo Trường Sa. Các nội dung chủ yếu bao gồm cải tạo, nâng cấp vườn rau hiện có trên đảo; xây dựng thêm các nhà kính trồng rau, thử nghiệm và cung cấp các phương tiện che chắn để trồng rau được trong mùa mưa và mùa gió mặn; cung cấp vật tư theo hướng trồng rau không cần đất; tiến hành thử nghiệm trồng rau mầm, rau ăn lá, cây ăn quả, cây cảnh…”, Tiến sĩ Vinh cho biết.
Cán bộ đảo đá Cô Lin chăm sóc rau xanh trên đảo. Ảnh: Tuấn Linh |
Về phần chăn nuôi, dự án sẽ có phần trồng thêm một số loại cỏ làm thức ăn cho bò. Dự kiến, giúp cho đảo Song Tử Tây phát triển từ 10 con bò tăng thành 20 con; giúp phát triển tăng quy mô đàn lợn lên 50-60 con; phát triển đàn gia cầm. Hiện nay, trên đảo đã có nuôi vịt, gà, ngan. Hướng tới, dự án sẽ phát triển nhiều hơn nữa vịt đẻ trứng.
Nhiều nghiên cứu trong nước cho thấy tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp tại quần đảo Trường Sa là rất lớn. Riêng tại khu vực đảo Đá Tây, hiện hình thành một trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá (thuộc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông) với đầy đủ kho chứa hàng, nhà kính trồng rau,...đặt nền móng cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng hải sản trên biển trong tương lai.
Một cán bộ của Khu Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây cho biết ở đảo này, các loại rau chỉ sau 15-20 ngày trồng là có thể thu hoạch. Vì vậy, lượng rau cung cấp cho khu vực đảo Đá Tây luôn luôn dư thừa. “Bà con ngư dân, sau nhiều tháng lênh đênh trên biển, một mớ rau đối với họ rất quý nên chúng tôi cũng đang tính, sẽ trồng thêm diện tích trồng rau ở khu vực này để bán cho ngư dân”, anh cán bộ nói.
Cải thiện đời sống quân dân
Theo nhận định của ông Lê Viết Bình, Phó trưởng Văn phòng đại diện phía Nam, Bộ NN & PTNT, dự án trên hết sức thiết thực và cần thiết cho quân, dân Trường Sa trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất một khi dự án được triển điều là điều kiện thời tiết phức tạp, thiếu nước ngọt, khan hiếm đất trồng rau ở Trường Sa. Cũng như trước nay chưa có nhiều nghiên cứu về nông nghiệp cho quần đảo Trường Sa sẽ là khó khăn không nhỏ trong quá trình nghiên cứu, phát triển dự án.
“Đảo đầu tiên cách đất liền cũng cả mấy trăm hải lý. Mỗi đảo lại cách nhau 20-30 hải lý nên việc di chuyển đã tốn khá nhiều thời gian. Đó là chưa kể trong năm chỉ có một mùa là mùa biển lặng để tiếp cận đảo. Thời tiết và khí hậu khắc nghiệt. Gió mặn rất phức tạp nên vật liệu đem ra đảo phải chịu được sự ăn mòn của muối. Gió bão thường xuyên nên các phương tiện che chắn phải phù hợp với từng đảo. Đây là vấn đề không đơn giản vì muốn che chắn được để tránh gió mạnh thì phải che thật kín. Nhưng càng kín thì càng nóng lên, ảnh hướng tới sức bền của hệ thống che chắn. Vì vậy, phải xây dựng được các vòm kính vừa đảm bảo che chắn, vừa đảm bảo các điều kiện an toàn về mặt kỹ thuật”, tiến sĩ Vinh phân tích.
Ngoài ra, theo Tiến sĩ, nền đất trên các đảo là xác san hô qua bao đời phân hủy mà thành. Bản chất không phải là đất trồng và càng không thích hợp với các loại cây, rau ngắn ngày. Tiến sĩ Vinh nói: “Vì vậy, hướng của chúng tôi là đưa giá thể, đất trên nền xơ dừa đã được xử lý để trồng rau. Cây trồng trên giá thể sẽ phát triển tốt, năng suất cao. Sau một thời gian khi giá thể hết chất dinh dưỡng thì tận dụng bón chung để tăng dinh dưỡng cho đất”.
Hiện, Viện đề xuất Bộ NN&PTNT phê chuẩn kế hoạch tập huấn cho 300 lượt cán bộ về kỹ thuật trồng rau quả, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm cho quần đảo Trường Sa. “Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm trong nhiều lần chuyển giao khoa học kỹ thuật trước đây tại các đảo Phú Quý, Phú Quốc…, tôi tin rằng với tương lai không xa, quân và dân trên các quần đảo sẽ chủ động tự túc được các nguồn thực phẩm sạch và an toàn”, ông Vinh nhấn mạnh.
0 nhận xét