Mới đây, trong một tuyên bố đưa ra hôm 22/6 tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố quyết định chính thức về kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan. Theo đó, Mỹ sẽ rút 33.000 quân khỏi chiến trường nước này trước tháng 9/2012, trong đó 10.000 binh lính sẽ rời khỏi Afghanistan ngay cuối năm nay.
Tuy nhiên, chính kế hoạch ồ ạt rút quân trên của Tổng thống Obama lại đặt ra một câu hỏi rằng liệu tổng thống có rút quá nhiều quân trong khoảng thời gian quá ngắn?
Trả lời phỏng vấn báo giới, ông Michael O’Hanlon, một chuyên gia cao cấp của Học viện Brookings nhận định, Tổng thống Obama nên cẩn trọng và cần chắc chắn với kế hoạch của mình ở Afghanistan. Theo ông, việc bình ổn tình hình ở Afghanistan cần phải chậm nhưng chắc và việc này sẽ đòi hỏi nhiều thời gian hơn kế hoạch Obama đề ra.
“Những gì chúng ta đang nhìn thấy đó là quân đội và cảnh sát Afghanistan đang ngày một trưởng thành, tuy nhiên, họ chưa đủ mạnh và lớn để có thể tự kiểm soát tình hình ở Afghanistan. Chúng ta đang chứng kiến tình hình an ninh ở miền năm Afghanistan đang tiến triển tốt”.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết chưa có nhiều tiến triển ở mienè đông và toàn đất nước Afghanistan, bởi vậy, kế hoạch rút quân của Tổng thống Obama là “quá nhanh”.
Cũng theo nhận định của ông này, với kế hoạch rút quân trên của mình, Tổng thống Obama sẽ phải đối mặt với một cuộc đối đầu với các tướng lĩnh quân đội Mỹ.
Các tướng lĩnh quân đội Mỹ muốn một kế hoạch rút quân từ từ và duy trì phần lớn binh lính hiện nay của họ ở Afghanistan trong thời gian càng lâu càng tốt với lập luận rằng việc rút quân quá nhanh, quá nhiều sẽ làm phương hại đến những tiến bộ về an ninh mỏng manh ở chiến trường này. Các tướng lĩnh cũng tỏ ra lo ngại trước việc Tổng thống Obama cho rút một số lượng lớn binh lính Mỹ ra khỏi Afghanistan đúng thời điểm “mùa giao tranh” đang diễn ra sẽ gây ra bất lợi cho họ. Mùa hè là thời điểm quân Taliban và Al-Qaeda trỗi dậy mạnh mẽ nhất.
Áp lực trong nước
Trong khi đó, hiện Tổng thống Obama cũng phải đối mặt với rất nhiều sức ép từ trong nước khi đưa ra quyết định này.
Với 9 năm 6 tháng cùng với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ USD đổ vào cuộc chiến ở Afghanistan cùng với 1.500 lính Mỹ thiệt mạng, các cuộc khảo sát cho thấy người dân Mỹ đang ngày càng phản đối cuộc chiến này.
Sau khi Mỹ tiêu diệt được tên trùm khủng bố quốc tế - thủ lĩnh tổ chức khủng bố khét tiếng al-Qaeda – Osama Bin Laden, số người Mỹ ủng hộ việc rút quân ở Afghanistan luôn luôn cao.
Mỹ tiến quân vào Afghanistan vài tuần lễ sau khi xảy ra vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Các cuộc thăm dò công luận gần đây cho thấy nhiều người Mỹ mệt mỏi với chiến tranh, họ chỉ muốn chính quyền của Tổng thống Obama tập trung giải quyết các quan tâm trong nước, như vấn đề kinh tế.
Cô Cathy McVicaer và chồng cô là anh Tim, đều đến từ Seattle cho biết họ tin rằng việc rút 10.000 quân khỏi Afghanistan trong năm nay sẽ chỉ là sự khởi đầu, và họ mong đợi toàn bộ quân lính Mỹ ở Afghanistan sẽ được trở về nhà càng sớm càng tốt.
Anh Tim McVicaer nói: “Chúng ta cần ra, ra khỏi Afghanistan. Chúng ta cần ra khỏi Iraq bởi không có lý do thực sự nào khiến chúng ta ở lại hai đất nước đó”.
Trong khi đó, phe cộng hoà, đặc biệt là những người phản đối chính quyền của Tổng thống Obama cũng chia sẻ cùng quan điểm như trên. Họ kêu gọi rút quân sớm để tập trung vào những vấn đề trong nước.
Cuộc chiến Mỹ ở Afghanistan
Năm 1996: Taliban giành được quyền kiểm soát và áp dụng luật Hồi giáo cực đoan, kể cả các hình phạt tàn khốc.
Năm 1998: Mỹ tiến hành oanh kích các căn cứ tại Afghanistan bị nghi là của Osama bin Laden, người bị cáo buộc tổ chức đánh bom các sứ quán Mỹ tại Châu Phi.
Ngày 11/9/2001: Bốn máy bay Mỹ bị cướp để tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm góc, làm 3.000 người thiệt mạng. Mỹ và Anh tiến hành oanh kích Afghanistan sau khi Taliban từ chối giao nộp bin Laden.
Năm 2002: Đội quân gìn giữ hòa bình nước ngoài đầu tiên tiến vào Afghanistan.
Từ năm 2005-2008: Hàng chục vụ đánh bom tự sát, giết hại hàng trăm người, trong đó phải kể đến vụ đánh bom nhằm vào một đoàn nghị sĩ ở Baghlan làm chết 40 người vào tháng 11/2007 và một vụ khác nhằm vào Sứ quán Ấn Độ tại Kabul vào tháng 7/2008 làm 50 người thiệt mạng.
Năm 2006: NATO kiểm soát an ninh trên toàn lãnh thổ Afghanistan.
Tháng 9/2008: Mỹ gửi thêm 4.500 quân. Tháng 10 cùng năm, Đức gửi 3.500 quân bổ sung.
Năm 2009: Ông Obama thông báo tăng thêm 30.000 quân Mỹ tại Afghanistan.
Tuy nhiên, chính kế hoạch ồ ạt rút quân trên của Tổng thống Obama lại đặt ra một câu hỏi rằng liệu tổng thống có rút quá nhiều quân trong khoảng thời gian quá ngắn?
Trả lời phỏng vấn báo giới, ông Michael O’Hanlon, một chuyên gia cao cấp của Học viện Brookings nhận định, Tổng thống Obama nên cẩn trọng và cần chắc chắn với kế hoạch của mình ở Afghanistan. Theo ông, việc bình ổn tình hình ở Afghanistan cần phải chậm nhưng chắc và việc này sẽ đòi hỏi nhiều thời gian hơn kế hoạch Obama đề ra.
“Những gì chúng ta đang nhìn thấy đó là quân đội và cảnh sát Afghanistan đang ngày một trưởng thành, tuy nhiên, họ chưa đủ mạnh và lớn để có thể tự kiểm soát tình hình ở Afghanistan. Chúng ta đang chứng kiến tình hình an ninh ở miền năm Afghanistan đang tiến triển tốt”.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết chưa có nhiều tiến triển ở mienè đông và toàn đất nước Afghanistan, bởi vậy, kế hoạch rút quân của Tổng thống Obama là “quá nhanh”.
Cũng theo nhận định của ông này, với kế hoạch rút quân trên của mình, Tổng thống Obama sẽ phải đối mặt với một cuộc đối đầu với các tướng lĩnh quân đội Mỹ.
Các tướng lĩnh quân đội Mỹ muốn một kế hoạch rút quân từ từ và duy trì phần lớn binh lính hiện nay của họ ở Afghanistan trong thời gian càng lâu càng tốt với lập luận rằng việc rút quân quá nhanh, quá nhiều sẽ làm phương hại đến những tiến bộ về an ninh mỏng manh ở chiến trường này. Các tướng lĩnh cũng tỏ ra lo ngại trước việc Tổng thống Obama cho rút một số lượng lớn binh lính Mỹ ra khỏi Afghanistan đúng thời điểm “mùa giao tranh” đang diễn ra sẽ gây ra bất lợi cho họ. Mùa hè là thời điểm quân Taliban và Al-Qaeda trỗi dậy mạnh mẽ nhất.
Áp lực trong nước
Trong khi đó, hiện Tổng thống Obama cũng phải đối mặt với rất nhiều sức ép từ trong nước khi đưa ra quyết định này.
Với 9 năm 6 tháng cùng với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ USD đổ vào cuộc chiến ở Afghanistan cùng với 1.500 lính Mỹ thiệt mạng, các cuộc khảo sát cho thấy người dân Mỹ đang ngày càng phản đối cuộc chiến này.
Sau khi Mỹ tiêu diệt được tên trùm khủng bố quốc tế - thủ lĩnh tổ chức khủng bố khét tiếng al-Qaeda – Osama Bin Laden, số người Mỹ ủng hộ việc rút quân ở Afghanistan luôn luôn cao.
Mỹ tiến quân vào Afghanistan vài tuần lễ sau khi xảy ra vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Các cuộc thăm dò công luận gần đây cho thấy nhiều người Mỹ mệt mỏi với chiến tranh, họ chỉ muốn chính quyền của Tổng thống Obama tập trung giải quyết các quan tâm trong nước, như vấn đề kinh tế.
Cô Cathy McVicaer và chồng cô là anh Tim, đều đến từ Seattle cho biết họ tin rằng việc rút 10.000 quân khỏi Afghanistan trong năm nay sẽ chỉ là sự khởi đầu, và họ mong đợi toàn bộ quân lính Mỹ ở Afghanistan sẽ được trở về nhà càng sớm càng tốt.
Anh Tim McVicaer nói: “Chúng ta cần ra, ra khỏi Afghanistan. Chúng ta cần ra khỏi Iraq bởi không có lý do thực sự nào khiến chúng ta ở lại hai đất nước đó”.
Trong khi đó, phe cộng hoà, đặc biệt là những người phản đối chính quyền của Tổng thống Obama cũng chia sẻ cùng quan điểm như trên. Họ kêu gọi rút quân sớm để tập trung vào những vấn đề trong nước.
Cuộc chiến Mỹ ở Afghanistan
Năm 1996: Taliban giành được quyền kiểm soát và áp dụng luật Hồi giáo cực đoan, kể cả các hình phạt tàn khốc.
Năm 1998: Mỹ tiến hành oanh kích các căn cứ tại Afghanistan bị nghi là của Osama bin Laden, người bị cáo buộc tổ chức đánh bom các sứ quán Mỹ tại Châu Phi.
Ngày 11/9/2001: Bốn máy bay Mỹ bị cướp để tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm góc, làm 3.000 người thiệt mạng. Mỹ và Anh tiến hành oanh kích Afghanistan sau khi Taliban từ chối giao nộp bin Laden.
Năm 2002: Đội quân gìn giữ hòa bình nước ngoài đầu tiên tiến vào Afghanistan.
Từ năm 2005-2008: Hàng chục vụ đánh bom tự sát, giết hại hàng trăm người, trong đó phải kể đến vụ đánh bom nhằm vào một đoàn nghị sĩ ở Baghlan làm chết 40 người vào tháng 11/2007 và một vụ khác nhằm vào Sứ quán Ấn Độ tại Kabul vào tháng 7/2008 làm 50 người thiệt mạng.
Năm 2006: NATO kiểm soát an ninh trên toàn lãnh thổ Afghanistan.
Tháng 9/2008: Mỹ gửi thêm 4.500 quân. Tháng 10 cùng năm, Đức gửi 3.500 quân bổ sung.
Năm 2009: Ông Obama thông báo tăng thêm 30.000 quân Mỹ tại Afghanistan.
Đan Khanh - (Tổng hợp)
VnMedia
0 nhận xét