Dù Washington ủng hộ “mùa xuân Arab”, nhiều nước Trung Đông vẫn phớt lờ những nỗ lực can thiệp của Chính quyền Obama.
Trung Đông càng diễn biến phức tạp, Mỹ càng khó giải quyết những mối nguy tiềm ẩn về an ninh tại khu vực này; thậm chí tỏ ra "đuối sức" trong nỗ lực chấm dứt chạy đua vũ trang và ngăn chương trình hạt nhân của Iran, hay tái thiết tiến trình hòa bình Arab - Israel…
Iran và Syria thường tỏ thái độ “đối chọi” với Mỹ, trong đó, Tehran với chế độ thần quyền luôn "cứng đầu" và sẵn sàng trả giá để thực hiện tham vọng bom hạt nhân và nhanh chóng tận dụng những biến động phức tạp trong khu vực để nổi lên như một quốc gia có tiềm lực đáng gờm về nhiều mặt. Damascus lại có kiểu hành xử theo lối “đem con bỏ chợ” trước những cam kết với Washington.
Theo NewYork Times, riêng Saudi Arabia, trong suốt 60 năm qua, an ninh nội bộ vương quốc này là do Mỹ bảo đảm. Tuy nhiên, Washington và Riyadh lại có cách nhìn nhận khác biệt về tình hình Trung Đông. Trong khi “mùa xuân Arab” khiến phương Tây kỳ vọng vào khả năng xây dựng chế độ chính trị dân chủ, thì Saudi Arabia lại xem cuộc cách mạng này là một mối đe dọa tai hại với nền chính trị của mình.
Riyadh không những nghi ngờ về mối quan hệ với Washington, mà đang dần có những động thái tách khỏi đồng minh, dựa vào thực lực của mình, phát triển đất nước.
Theo New York Times, Saudi Arabia có thể đang suy tính phương án tìm kiếm một “anh lớn” khác để dựa dẫm hoặc thiếp lập một khối liên minh các quốc gia quân chủ bảo thủ trong thế giới Arab, thậm chí phát triển độc lập.
Và chuyến thăm mới đây của Chủ tịch Hội đồng tư vấn Saudi Arabia, ông Abdullah Bin Mohammed Bin Ibrahim Al-Sheikh tới Trung Quốc phải chăng là những bước đi đầu tiên trong kế hoạch mới của Vương quốc này?
Trong khi đó, nhà nước Palestine mong chờ Liên Hiệp Quốc công nhận vị trí quốc gia độc lập, động thái này cũng khiến Washington không khỏi lo ngại. Người dân Palestine từ bỏ hình thức “đấu tranh vũ trang”, nhưng cũng ngày càng nhiều người mất niềm tin về tài "cầm cương" của Mỹ trong giải quyết những “phiền não” về chính trị tại đây theo chủ trương đối thoại.
Iraq và Ai Cập, hai nhà nước dân chủ "mới thành lập" cũng chưa đủ sức “an ủi” Mỹ. Khái niệm chủ nghĩa dân tộc và dân chủ tường chừng quá tách bạch nhưng lại trở thành “bài toán nan giải” với các chính trị gia Iraq. Họ đang gặp lúng túng trong việc dung hòa giữa lợi ích của nhân dân, dân tộc với việc thỏa mãn các “yêu sách” mà Washington đặt ra.
Chủ nghĩa dân tộc vẫn là bức tường thành khó phá vỡ trong nền chính trị nước này, nhất là khi dư luận đang lên án gay gắt sự hiện diện kéo dài của quân đội Mỹ tại đây, bất chấp cuộc tổng tuyển cử mang tính dân chủ được thực thi.
Sau cuộc nổi dậy tại Quảng trường Tahrir (Quảng trường Giải phóng), Chính phủ mới được thiết lập tại Ai Cập. Quan hệ thù địch hàng thập kỷ với Iran dưới thời Mubarak được hóa giải, báo hiệu cho sự hình thành khối liên minh mới trong thế giới Arab.
Tuy những nét “phá cách” trong Chính quyền dân chủ tại Iraq và Ai Cập chưa đủ sức để kết luận, hai nước sẽ hoàn toàn “tuyệt giao” với Mỹ, nhưng ở mức độ nhất định, các chính sách mà Baghdad và Cairo đang áp dụng sẽ thách thức không nhỏ tới khả năng thành công của các chiến lược mà Washington đang ấp ủ tại khu vực này.
Giới phân tích đánh giá, dần dần thoát khỏi sự khống chế của Mỹ là xu hướng mà các quốc gia Trung Đông theo đuổi kể từ khi Obama chưa nhậm chức và sẽ càng trở nên rõ rệt trong thời hậu Obama. Washington đang lo sợ sẽ “lực bất tòng tâm” trong ngăn chặn hành vi làm hại dân thường của Chính quyền Syria, trong thuyết phục Iran từ bỏ chương trình hạt nhân...
Trung Đông thời hậu Mỹ trên một vài góc độ sẽ “nhuốm” thêm màu sắc dân chủ nhưng cũng có thể trở nên bạo loạn, rối ren hơn bội lần so với thời điểm hiện tại, New York Times nhận định.
>> Bắc Kinh muốn 'điều khiển' hòa bình Tây Á - Bắc Phi?
Iran và Syria thường tỏ thái độ “đối chọi” với Mỹ, trong đó, Tehran với chế độ thần quyền luôn "cứng đầu" và sẵn sàng trả giá để thực hiện tham vọng bom hạt nhân và nhanh chóng tận dụng những biến động phức tạp trong khu vực để nổi lên như một quốc gia có tiềm lực đáng gờm về nhiều mặt. Damascus lại có kiểu hành xử theo lối “đem con bỏ chợ” trước những cam kết với Washington.
Thoát khỏi sự khống chế của Mỹ sẽ là xu hướng chung của các quốc gia Trung Đông thời hậu Obama. |
Riyadh không những nghi ngờ về mối quan hệ với Washington, mà đang dần có những động thái tách khỏi đồng minh, dựa vào thực lực của mình, phát triển đất nước.
Theo New York Times, Saudi Arabia có thể đang suy tính phương án tìm kiếm một “anh lớn” khác để dựa dẫm hoặc thiếp lập một khối liên minh các quốc gia quân chủ bảo thủ trong thế giới Arab, thậm chí phát triển độc lập.
Và chuyến thăm mới đây của Chủ tịch Hội đồng tư vấn Saudi Arabia, ông Abdullah Bin Mohammed Bin Ibrahim Al-Sheikh tới Trung Quốc phải chăng là những bước đi đầu tiên trong kế hoạch mới của Vương quốc này?
Trong khi đó, nhà nước Palestine mong chờ Liên Hiệp Quốc công nhận vị trí quốc gia độc lập, động thái này cũng khiến Washington không khỏi lo ngại. Người dân Palestine từ bỏ hình thức “đấu tranh vũ trang”, nhưng cũng ngày càng nhiều người mất niềm tin về tài "cầm cương" của Mỹ trong giải quyết những “phiền não” về chính trị tại đây theo chủ trương đối thoại.
Iraq và Ai Cập, hai nhà nước dân chủ "mới thành lập" cũng chưa đủ sức “an ủi” Mỹ. Khái niệm chủ nghĩa dân tộc và dân chủ tường chừng quá tách bạch nhưng lại trở thành “bài toán nan giải” với các chính trị gia Iraq. Họ đang gặp lúng túng trong việc dung hòa giữa lợi ích của nhân dân, dân tộc với việc thỏa mãn các “yêu sách” mà Washington đặt ra.
Chủ nghĩa dân tộc vẫn là bức tường thành khó phá vỡ trong nền chính trị nước này, nhất là khi dư luận đang lên án gay gắt sự hiện diện kéo dài của quân đội Mỹ tại đây, bất chấp cuộc tổng tuyển cử mang tính dân chủ được thực thi.
Sau cuộc nổi dậy tại Quảng trường Tahrir (Quảng trường Giải phóng), Chính phủ mới được thiết lập tại Ai Cập. Quan hệ thù địch hàng thập kỷ với Iran dưới thời Mubarak được hóa giải, báo hiệu cho sự hình thành khối liên minh mới trong thế giới Arab.
Tuy những nét “phá cách” trong Chính quyền dân chủ tại Iraq và Ai Cập chưa đủ sức để kết luận, hai nước sẽ hoàn toàn “tuyệt giao” với Mỹ, nhưng ở mức độ nhất định, các chính sách mà Baghdad và Cairo đang áp dụng sẽ thách thức không nhỏ tới khả năng thành công của các chiến lược mà Washington đang ấp ủ tại khu vực này.
Giới phân tích đánh giá, dần dần thoát khỏi sự khống chế của Mỹ là xu hướng mà các quốc gia Trung Đông theo đuổi kể từ khi Obama chưa nhậm chức và sẽ càng trở nên rõ rệt trong thời hậu Obama. Washington đang lo sợ sẽ “lực bất tòng tâm” trong ngăn chặn hành vi làm hại dân thường của Chính quyền Syria, trong thuyết phục Iran từ bỏ chương trình hạt nhân...
Trung Đông thời hậu Mỹ trên một vài góc độ sẽ “nhuốm” thêm màu sắc dân chủ nhưng cũng có thể trở nên bạo loạn, rối ren hơn bội lần so với thời điểm hiện tại, New York Times nhận định.
>> Bắc Kinh muốn 'điều khiển' hòa bình Tây Á - Bắc Phi?
0 nhận xét