Scandal chấm thi TN THPT Ở ĐBSCL: Giữ nguyên điểm của thí sinh

Đây là quan điểm của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển với báo chí sau cuộc họp tối 23-6 bàn về cách xử lý đối với vụ 11 tỉnh ở ĐBSCL tự thỏa thuận hướng dẫn chấm thi

Học sinh trao đổi sau khi làm bài tại kỳ thi tốt nghiệp THPT ở TPHCM. Ảnh: Tấn Thạnh
* Phóng viên: Bộ GD-ĐT kết luận như thế nào về biên bản thỏa thuận chấm thi môn văn của 11 tỉnh, thưa thứ trưởng?
- Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Bộ vẫn khẳng định hướng dẫn chấm thi của bộ chỉ có một. Quy chế đã quy định, khi thảo luận hướng dẫn chấm, có gì băn khoăn thắc mắc thì hỏi lại bộ chứ không được sáng chế. Chính vì thế mới có hướng dẫn chấm thi môn văn. Thảo luận là cần thiết nên bộ mới đồng ý để các sở ngồi lại với nhau để thảo luận nhưng các sở đã làm quá lên, ra một hướng dẫn giảm nhẹ hơn so với yêu cầu. Rồi hướng dẫn của địa phương được đưa đến các hội đồng chấm thi để vận dụng là sai, vi phạm quy chế thi. Sắp tới, bộ sẽ phối hợp các UBND tỉnh, ban chỉ đạo thi của các tỉnh để xem xét xử lý việc này. Chúng tôi muốn gửi  thông điệp đến các thí sinh: Các em không sai nên bộ chấp nhận kết quả thi mà các tỉnh đã công nhận tạm thời.
* Vậy theo ông, quy trình xử lý sau này có đặt vấn đề chấm lại hay chấm thẩm định không?
- Chúng tôi không đặt vấn đề chấm lại vì đối chiếu hai bản hướng dẫn chấm đã thấy sai. Sai phạm là đã rõ, không cần phải chấm lại mới biết.
* Sai phạm này khiến điểm thi của thí sinh được tăng nhưng bộ sẽ không điều chỉnh?
- Điểm thi có thể sai nhưng các em không phải là người gây ra sai phạm. Ai làm sai người đó chịu, các thí sinh  không sai. Hai là trong thực tế các em còn phải bảo đảm yên tâm thi ĐH.
* Bộ chỉ xem xét biên bản thỏa thuận của môn văn hay của cả những môn khác thưa ông?
- Chúng tôi xem xét cả 4 môn và nhận thấy mức độ chênh lệch của từng môn với hướng dẫn chấm của bộ có khác nhau.
* Ông có cho rằng nếu bộ giữ nguyên kết quả của thí sinh cũng chính là một cách để có một tỉ lệ tốt nghiệp đẹp hay không?
- Không có điều này. Thực ra thì nếu có giảm cũng không đáng bao nhiêu, vấn đề là cần bảo vệ quyền lợi của học sinh. Học sinh không sai trong chuyện này. Về mặt thi cử, chúng ta không nên tạo cho các em những xáo trộn trước kỳ thi ĐH, CĐ sắp tới.
* Đối với báo cáo mà các sở đã gửi theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, bộ đã xem xét hay chưa?
- Chúng tôi đã xem các báo cáo và sơ bộ thấy rằng có biểu hiện hạ thấp yêu cầu. Đây cũng chính là cơ sở để xử lý.
* Vậy mức độ xử lý sẽ như thế nào?
- Việc này chưa nên đặt ra bây giờ vì cần làm đúng quy trình, trong vụ việc này, sai phạm có nhiều mức độ khác nhau. Việc xử lý sẽ phải theo đúng quy trình có kiểm điểm, có thảo luận, đề xuất mức kỷ luật. Tuy nhiên, trong quản lý phân cấp của ngành, địa phương, Bộ GD-ĐT chỉ có thể xử lý sai phạm chuyên môn, bộ, không can thiệp được về mặt nhân sự của địa phương. Quyền xử lý cán bộ, giáo viên là do địa phương quản lý.
* Trong trường hợp địa phương “giơ cao đánh khẽ” hoặc lờ đi thì bộ chấp nhận không?
- Không nên nói chuyện đó ra, như vậy là không tin địa phương. Bộ GD-ĐT chắc chắn sẽ phối hợp với các địa phương để xác minh rõ tính chất, mức độ sai phạm.
* Trong các biên bản thảo thuận đều có chữ ký của thanh tra ủy quyền của bộ. Vậy bộ sẽ xử lý như thế nào?
- Thanh tra ký vào đây là sai. Nhưng cũng phải nói thêm ở đây thanh tra ủy quyền của bộ nhưng vẫn là người do các địa phương quản lý.
* Kết quả kỳ thi năm nay có biểu hiện tăng vọt tỉ lệ đỗ tốt nghiệp ở một số địa phương, bộ có tiến hành hậu kiểm với những kết quả này hay không?
- Chắc chắn là vẫn phải tiến hành hậu kiểm với những trường hợp cá biệt hay bất thường. Ví dụ,  có những nơi mà tỉ lệ tốt nghiệp ở hệ bổ túc THPT lại cao hơn THPT thì rõ ràng là vô lý và có biểu hiện bất thường. Bộ sẽ chấm thẩm định ở những nơi như vậy.
* Quan điểm của ông thế nào về đề xuất đưa kỳ thi tốt nghiệp trở lại sự tổ chức của địa phương thay vì tổ chức ở cấp quốc gia và tỉ lệ đỗ nhiều năm nay đã ổn định ở mức cao?
- Nhiều người phát biểu ở góc độ riêng của họ, tuy nhiên theo tôi, hiện nay chắc chắn vẫn cần kỳ thi mang tính quốc gia, nhưng tổ chức theo hình thức nào thì cần phải tính. Việc phân quyền được thực hiện ở nhiều ngành nhưng cần phải căn cứ vào năng lực của địa phương cũng như khả năng quản lý, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.
Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2011 của cả nước theo thống kê đến thời điểm này của Bộ GD-ĐT là 95,72%, trong khi đó, năm 2010 là 92,57%. Ở hệ bổ túc THPT, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp có sự vượt trội so với năm 2010 với 85,35%, cao hơn gần 20% so với kỳ thi trước (66,71%)
(Nguồn: Bộ GD-ĐT)
Không phá sản mục tiêu “Hai không”
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu mục tiêu “Hai không” của bộ có bị phá sản, ông Nguyễn Vinh Hiển cho rằng: Không có chuyện phá sản, chỉ có là nó có đạt được như mong muốn hay không. Thực tế có thể thấy rõ ràng là kỳ thi này đang được thực hiện nghiêm túc hơn trước đây. Quan điểm của bộ là cần lấy xây để chống, muốn có một kỳ thi nghiêm túc thì phải thực hiện dần dần để học sinh được chuẩn bị kiến thức tốt nhất có thể.
Yến Anh ghi
NLĐ 
TIN BÀI LIÊN QUAN:
>>Vụ scandal chấm thi Tốt nghiệp THPT 2011 ở ĐBSCL (Cần Thơ): Bộ GD-ĐT khẩn trương làm rõ
>>Dự án giáo dục 70.000 tỷ đồng: Một đề án giáo dục gây "tiếng vang" về truyền thông

>>Xã hội hóa xuất bản: Tư nhân làm sách - mập mờ trách nhiệm
 

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia