Rủi ro tỉ giá: Nguy cơ thật hay mối lo 'hão'?

Trái ngược với những lo ngại về khả năng tăng giá mạnh của đồng USD cuối năm và cảnh báo về tăng trưởng cao của tín dụng USD, Ngân hàng Nhà nước cho rằng những tình huống bất lợi về tỷ giá như trước đây sẽ không lặp lại. 
 
Tỷ giá hiện đang có được diễn biến tích cực, mang lại những kỳ vọng về sự bình ổn dài hạn trong tương lại. Tuy nhiên, những dự báo của một số chuyên gia và một số tổ chức tín dụng về khả năng tỷ giá tăng lên về cuối năm, cảnh báo về sự tăng trưởng cao của tín dụng USD... đang gây ra nhiều lo ngại cho thị trường. Trái lại, Ngân hàng Nhà nước lại cho rằng những tình huống bất lợi về tỷ giá như trước đây sẽ không lặp lại. Rủi ro tỷ giá liệu có lặp lại hay những nỗ lực quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước sẽ tạo ra tình huống có lợi mới.
Rủi ro không lặp lại?
Những biến động tỷ giá vào cuối năm gây ra những rủi ro cho DN, người dân và nền kinh tế. Trong nhiều năm qua, đó như là một chu kỳ biến động đáng sợ nhưng rất khó tránh khỏi. Thậm chí, năm 2010, DN và người dân như ăn phải "quả đắng" khi tỷ giá ổn định gần như cả năm nhưng rồi đột ngột tăng mạnh vào cuối năm khiến cho không ít người tự trách mình "cả tin" bán USD, vay ngoại tệ để rồi bị thiệt.
Ám ảnh về rủi ro tỷ giá cuối năm khiến cho không ít người tiếp tục lo ngại trong những tháng tiếp theo của năm 2011. Trái với lo ngại của nhiều người, Ngân hàng Nhà nước lại có sự tự tin khi cho rằng các chính sách mới sẽ tạo ra những tình huống mới có lợi hơn. Rủi ro như những năm trước sẽ không lặp lại.
Trao đổi về vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết một thông tin lạc quan: Nguồn cung ngoại tệ đang tăng lên, Ngân hàng Nhà nước đã và đang mua là một lượng ngoại tệ lớn để gia tăng dữ trự quốc gia. Có thể nói, chưa bao giờ, dự trữ quốc gia có tốc độ tăng tốt như thời gian vừa qua.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết: Năm 2010, cân đối ngoại tệ bị thâm hụt khoảng 3 tỷ USD nhưng 2011 sẽ thặng dư 1 tỷ USD. Những chính sách chung thắt chặt tiền tệ và các chính sách quản lý ngoại hối thời gian qua như hạn chế đối tượng cho vay, tăng dữ trữ bắt buộc, mở rộng đối tượng bắt buộc bán USD cho ngân hàng... đã phát huy tác dụng. Những biện pháp này thực thi đồng bộ đã tạo ra quan hệ cung cầu mới cho ngoại tệ. Thi trường ổn định, dự trữ tăng lớn... tạo được niềm tin cho người dân và sự ổn định của chính sách.
Chính vì thế, ông Giàu nhận định: Rủi ro ngoại tệ sẽ không có cơ hội diễn ra những năm trước. Đối với vay và trả ngoại tệ mức tăng 22% so với 48% cả năm là không đáng ngại. Việc cho vay ngoại tệ đã được thu hẹp đối tượng chi cho vay đối với những ai có nguồn ngoại tệ trả nợ, nếu không có nguổn thì phải được ngân hàng cam kết bán lại USD để trả nợ... Như thế, chu kỳ tín dụng như các năm trước sẽ không lặp lại.
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ và tài khóa tiếp tục được thắt chặt. Các biện pháp để khuyến khích người dân và DN chuyển từ USD sang VND tiến tới xóa bỏ quan hệ huy động cho vay bằng quan hệ mau bán sẽ tiếp tục được kiên trì áp dụng. Đây là thuận lợi lớn cho điều hành.
Giữ một thái độ lạc quan, một số chuyên gia và các tổ chức tín dụng cho rằng áp lực tỷ giá chưa xảy ra ở thời điểm này. Việc ngân hàng tăng giá mua bán mạnh trong 1 -2 ngày gần đây chỉ là diễn biến thông thường trên thị trường. Hoàn toàn không đủ cơ sở đế lo ngại về việc tăng tỷ giá. Việc cân đối trạng thái USD sẽ khiến nhu cầu USD tăng và đẩy giá USD đi lên trong thời điểm ngắn hạn. Mức tăng 100 - 200 đồng là hợp lý vì vẫn nằm trong tầm an toàn và phù hợp với khuyến cáo không nên để USD giảm giá quá nhiều như thời gian qua. Đặc biệt, lạm phát đang giảm dần, các chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt sẽ làm giảm áp lực đối với tỷ giá thời gian tới.
Phó tổng giám đốc Vietinbak Lê Đức Thọ cho rằng, tỷ giá bị đẩy cao lên, sau đó hạ xuống cũng là biểu hiện bình thường của thị trường. Với tình hình hiện tại, chưa có áp lực với tỷ giá trong ngân hàng, việc nâng, hạ giá mua bán USD vẫn nằm trong biên độ cho phép. Bên cạnh đó, giá USD tự do biến động theo ngân hàng, thậm chí còn thấp hơn nên chưa có gì đáng ngại.
Những nỗi lo còn lại
Thành công trên thị trường ngoại hối cho tới thời điểm này chính là tạo ra được một thị trường ổn định khi tỷ giá ngân hàng đã tiếp cận với tỷ giá thực trên thị trường. Nguồn cung ngoại tệ được tăng lên đáng kể. Các chính sách của nhà nước mang nặng tính hành chính và điều chỉnh bắt buộc đã khiến cho việc nắm giữ USD trong dân giảm xuống. Bên cạnh đó, lãi VND cao đã tạo thuận lợi cho việc chuyển USD sang VN, có lợi cho nguồn cung. Đặc biệt, việc bắt buộc DNNN bán USD cho ngân hàng đã tạo ra một nguồn cung lớn. Sự tăng trưởng của nguồn cung chủ yếu là do "ép tăng cung" tức là giảm nắm giữ trong dân chúng và doanh nghiệp. Còn tổng thể, nguồn cung không tăng lên.
Tuy nhiên, nắm giữ và đầu cơ vốn được xem là một nguyên nhân chính gây nên bất ổn cho thị trường thời gian qua do gây ra tình trạng mất cân đối cục bộ trên thị trường. Lãnh đạo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia đã từng cho biết con số để chứng minh điều này là năm cân đối USD một số năm gần đây đã cho thấy sự biến mất khoảng 5 tỷ USD.
Ở các nước khác, người ta có thể đặt vấn đề về một nguồn đầu tư ngầm ra nước ngoài. Còn ở Việt Nam số tiền này chủ yếu nằm lại trong đáy két sắt của các gia đình, doanh nghiệp như một sự dự phòng. Nếu có chính sách huy động nguồn này thì ngoại tệ không đến nỗi thiếu.
Nói như vậy, chính sách trên của cơ quan quản lý đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, số liệu huy động ngoại tệ đến 10/6/2011 mới chỉ tăng khoảng 8,89% so với cuối năm 2010. Lượng USD người dân bán cho ngân hàng dù có tăng lên nhưng chưa hẳn là đột biến để có thể nói rằng khối tài sản hàng tỷ USD đã được "rã đông" và chuyển qua ngân hàng.
Trong khi đó, những nhận định về khả năng ngân hàng nhà nước sẽ có một đợt điều chỉnh tỷ giá, ty giá USD/VND sẽ tiến lên mức 21.500 - 21.800 của nhiều tổ chức khiến cho không ít tổ chức và cá nhân tiếp tục nắm giữ USD. Họ có thể chấp nhận thiệt hại khi nắm giữ ngoại tệ so với lãi suất VND nhưng lại đặt niềm tin vào sự tăng giá của USD trong khi giá trị VND giảm đi khi lạm phát cả năm tăng cao.
Trong khi đó, mối tiềm ẩn lớn đối với cung cầu USD chính là nhập siêu gia tăng. Một khi nhập siêu chưa được khắc chế thic cân đối cung cầu USD là là cục bộ hay tổng thể sẽ có vấn đề.
Nhập siêu 6 tháng đầu năm tăng cao. Trong khi đó, việc đồng USD giảm giá đang gây ra lo ngại sẽ khiến nhập khẩu có xu hướng tăng lên. Các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo: Không nên để giá USD giảm sâu như hiện nay, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Một khi USD liên tục giảm mạnh sẽ xảy ra nhập siêu.
Thậm chí, hiện nay VND tăng cao hơn không chỉ so với tỉ giá USD mà cao hơn cả so với đồng nhân dân tệ. Mới 5 tháng đầu năm nhập siêu đã lên tới 6,5 tỉ USD. Cứ đà này, có người nhận định rằng đến cuối năm nhập siêu sẽ là 16 tỉ USD. Áp lực sẽ đè nặng lên cán cân thanh toán và tỉ giá sẽ bị biến động vào cuối năm nay".
Thậm chí, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng ước tính, nhập siêu 6 tháng đầu năm 2011 ước tính có thể lên tới 7,5 tỷ USD, bằng 18% kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, nếu dự báo trên sát với thực tế thì nhập siêu 6 tháng sẽ vượt chỉ tiêu đề ra cho năm nay (16%). Nhu cầu nhập khẩu tăng lên thì kéo theo việc mua gom hay vay muon USD lớn khiến nhu cầu USD tăng, gây sức ép lên tỷ giá.
Với tình trạng nhập siêu này, trong khi nội lực sản xuất và xuất khẩu trong nước chưa được cải thiện thì việc giảm nhập siêu một cách bền vững e rất khó. Cách được nhiều chuyên gia nhận định sẽ diễn ra và chính cơ quan nhà nước cũng đã nhiều lần thực hiện là sẽ giảm giá VND để tạo đà cho xuất khẩu và hướng tới mục tiêu giảm thâm hụt cán cân thương mại. Cách điều hành đã lặp lại nhiều lần và tiếp tục thành nỗi lo ngại trong dân cư và doanh nghiệp khiến họ chưa có được niềm tin vững chắc để từ bỏ USD.
Chính vì thế, cần tiếp tục kiên trì các chính sách hiện nay một cách quyết liệt và chấp nhận nhưng khó khăn trước mắt để tạo sự ổn định cho lâu dài. Bởi vì, giảm thâm hụt cán cân thương mại bằng việc điều chỉnh hạ giá VND là giải pháp ngắn hạn. Điều quan trọng là phải tạo được sự ổn định của nền kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền, tạo niềm tin của người dân và DN vào sự ổn định của nền kinh tế; đồng thời gia tăng thực lực của nền kinh tế và cơ quan điều hành tiền tệ mới mong có sự ổn định dài hạn.
Theo VEF

Tags: , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia