Radar Nga 'kết án tử’ máy bay tàng hình Mỹ

Thành trì công nghệ cao vững vàng trong hàng thập kỷ qua của Không quân Mỹ có thể sụp đổ trong vài năm nữa.

Ngày nay, công nghệ Stealth (tàng hình) mang lại cho các máy bay Mỹ khả năng dễ dàng xâm nhập qua hệ thống phòng không đối phương. Nhưng chẳng bao lâu nữa, Không quân Mỹ sẽ mất đi ưu thế này - đó là tuyên bố chấn động nêu trong báo cáo của cựu Barry Watts, cựu Giám đốc Chương trình Phân tích và đánh giá (Program Analysis and Evaluation) thuộc Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và nay là chuyên viên cao cấp của Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách (Center for Strategic and Budgetary Assessments).

Theo ông, việc hoàn thiện các cảm biến phòng không có thể vô hiệu hóa những ưu thế của công nghệ Stealth, điều này đặc biệt có liên quan tới các máy bay tàng hình có người lái.

Một tuyên bố như vậy có vẻ rất choáng bởi lẽ Không quân Mỹ chủ yếu dựa vào công nghệ tàng hình và dự định chi cho các công nghệ này 500 tỷ USD trong 30 năm tới.

Dựa trên các đánh giá chuyên gia, ông Barry Watts cho rằng, trong tương lai sắp tới, tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ radar sẽ triệt tiêu hoàn toàn ưu thế độ bộc lộ radar thấp của các máy bay như B-2, F-22 và F-35.

Mẫu máy bay F-117A đã "xưng hùng, xưng bá" vào thời kỳ đầu của công nghệ tàng hình.

Hiện nay, Nga và Trung Quốc đang phát triển các loại radar VHF và UHF, có khả năng phát hiện và bám các máy bay tàng hình. Các chuyên gia Czech cũng chế tạo các hệ thống thụ động (không phát bức xạ) phát hiện bức xạ của radar, máy thu hình, điện thoại di động và các tín hiệu khác phản xạ từ bề mặt máy bay tàng hình.

Những hệ thống phát hiện tương tự có thể triệt phá hoàn toàn ưu thế kéo dài 30 năm qua của Mỹ trong đột phá phòng không mà họ tạo lập được sau khi đưa vào trang bị máy bay F-117 vào cuối thập kỷ 1980 và sau đó củng cố ưu thế đó bằng các máy bay B-2 và F-22.

Hiện nay, USAF có vài trăm máy bay tàng hình và dự định mua hơn 1.700 tiêm kích tàng hình F-35 và 100 máy bay ném bom tàng hình mới. Ở ý nghĩa nào đó, chỉ tới lúc này, khi quân đội được trang bị ồ ạt kỹ thuật mới, công nghệ Stealth mới đạt đến đỉnh cao. Tuy nhiên đỉnh cao này lại trùng với sự xuất hiện của các phương tiện phát hiện mới khiến người ta nghi ngờ tính xác đáng của việc hy sinh những tính năng chiến đấu quan trọng để đổi lấy độ bộc lộ thấp (tàng hình).

Khác với Không quân Mỹ, Hải quân Mỹ tiếp cận vấn đề đột phá phòng không theo một cách khác: Dựa vào tác chiến điện tử và tiêu diệt nhanh chóng các phương tiện phát hiện của kẻ địch bằng tên lửa có điều khiển. Chính vì vậy, Hải quân Mỹ ưa thích sử dụng các tiêm kích cũ trang bị nặng. Tuy nhiên, ngay cả Hải quân Mỹ cũng dự định mua sắm tiêm kích tàng hình F-35C, loại máy bay rút cục có thể không có hiệu quả như trù định.

F-35C, thiết kế lận đận của công nghệ quốc phòng Mỹ.

Dĩ nhiên, giới quân sự Mỹ đang cố gắng tìm cách loại trừ mối đe dọa xuất phát từ các thiết kế mới của Nga và Trung Quốc.

Trước hết, đó là khả năng trong tương lai của thiết bị điện tử hàng không của F-35 sẽ cho phép điều chỉnh ở thời gian thực quỹ đạo bay để đáp lại mối đe dọa bất ngờ. Cả F-117 và B-2 đều không có tính năng này.

Trên thực tế, F-35 phải phát hiện nhanh radar và bay vòng qua khu vực nguy hiểm hoặc ra tay sử dụng vũ khí tấn công phủ đầu. Thật khó nói, thủ đoạn này sẽ ứng phó ra sao với các hệ thống phát hiện thụ động, ngoài ra ưu điểm chính của công nghệ Stealth là “lọt qua” trường radar dày đặc của đối phương mà không bị phát hiện cũng mất đi.

Một biện pháp khác để “cứu vãn” F-35 là khả năng dùng radar của nó với anten quét điện tử (anten mạng pha) để chế áp phòng không đối phương: rải nhiễu và thậm chí phát tán phần mềm độc hại vào hệ thống điều khiển/chỉ huy.

Tuy nhiên, đó là trong tương lai, hơn nữa, không khả năng nào trong số đó giải thích được vậy thì chế tạo ra cấu trúc bộc lộ thấp mà vì nó người ta phải hy sinh nhiều tính năng quan trọng cho một máy bay quân sự như tải trọng chiến đấu và dự trữ nhiên liệu để làm gì.

Công nghệ tàng hình của Mỹ chỉ thích hợp với các máy bay như Х-47B.

Barry Watts lưu ý rằng, Nga và Trung Quốc đã bắt đầu chương trình chế tạo tiêm kích tàng hình của họ, nhưng theo ông, sự suy giảm vai trò của máy bay tàng hình có người lái sẽ là tất yếu cùng với nhiều thay đổi to lớn khác trên chiến trường tương lai gần. Rõ ràng, ông muốn nói đến tiềm năng của các máy bay tiến công không người lái dạng như Х-47B hay Phantom Ray.

Chỉ có máy bay không người lái mới có khả năng hiện thực hóa tối đa tiềm năng của độ bộc lộ thấp dù dù chỉ vì kích thước của chúng và những yêu cầu không thật cao về các phẩm chất bay.

PM (theo RND)
Nguồn: Đất Việt 
Tags: Radar, may bay tang hinh, may bay tang hinh My, Hoa Ky, Radar Nga, tin quoc te, thoi su, tin thoi su, tin tuc online 24h

Tags: , , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia