Phi Thanh Vân trong "Tâm hồn là vĩnh cữu" - sản phẩm được cho là "thảm họa" tiếp nối Da nâu - Ảnh chụp từ clip |
Bà Nguyễn Thế Thanh - nguyên Phó Giám đốc Sở VHTT TP.HCM:
Cần những điều khoản mới để kiểm soát nhạc chưa chỉn chu
Bà Nguyễn Thế Thanh - nguyên Phó Giám đốc Sở VHTT TP.HCM - Ảnh: T.T.D. |
Tôi nhận thấy thời gian trước đây, công tác xét duyệt các sản phẩm âm nhạc rất khắt khe. Các nhà quản lý lý giải rằng vì các sản phẩm âm nhạc đến thẳng nhận thức, cảm xúc thẩm mỹ của người nghe nên rất cần được kiểm soát kỹ trước khi giới thiệu đến công chúng.
Nhưng về sau, một số nhạc sĩ không thật sự chú ý đến vấn đề yếu tố văn học, chưa thật sự trau chuốt ca từ khi sáng tác, dẫn đến tạo ra những ca khúc kém hơn thế hệ đàn anh.
Hiện nay, nhiều ca khúc mà cộng đồng gọi là "thảm họa", nhạc "tào lao" đang tràn lan trên mạng. Riêng tôi, tôi gọi là những tác phẩm âm nhạc ấy là tác phẩm không được chỉn chu. Mạng là công cụ quảng bá rất tiện lợi và giúp nhiều người dễ dàng trở thành "tác giả" này, "tác giả" nọ...
Và trong dòng chảy ấy, đã có những bạn trẻ có những tác phẩm hay như ca sĩ trẻ Thái Trinh với một số sáng tác có ca từ tốt. Song, bên cạnh đó cũng có nhiều tác phẩm âm nhạc chưa được tốt và vẫn lan tràn với tốc độ chóng mặt.
Có người cho rằng những sản phẩm âm nhạc ấy sẽ tự sinh tự diệt, nhưng tôi cho rằng sự xuất hiện ngày càng rầm rộ những sản phẩm ấy sẽ khiến thị hiếu thẩm mỹ ngày càng tồi tệ.
Với những người có nhạc cảm tốt thì không nói, nhưng với những người trẻ - tâm hồn như trang giấy trắng - chưa biết phân biệt cái hay - cái chưa hay - mà lại tiếp cận thường xuyên với những sản phẩm âm nhạc kém chất lượng thì sẽ thị hiếu sẽ bị ảnh hưởng.
Tôi cảm thấy việc quản lý các sản phẩm âm nhạc kém chất lượng lan truyền trên mạng rất khó. Vì những sản phẩm ấy chỉ có kém chất lượng chứ không phản động, đồi trụy... Những quy phạm pháp luật để điều chỉnh những hành vi âm nhạc với loại nhạc này dường như vẫn chưa có.
Vì vậy, muốn nâng cao trình độ thẩm mỹ hơn nữa thì phải tính đến chuyện bổ sung những điều khoản để có thể quản lý được những sản phẩm âm nhạc chưa chỉn chu.
Giải pháp hiện tại tôi nghĩ đến là tổ chức các hội thảo để công luận có dịp lên tiếng về vấn đề này, các cấp cơ quan, quản lý sẽ cùng xem xét vấn đề này.
Người nhạc sĩ đích thực, có chí hướng nghệ thuật đích thực thì không bao giờ cho ra đời những sản phẩm tào lao. Ca sĩ đích thực cũng sẽ không chọn những bài hát nhảm nhí để thể hiện.
TRUNG UYÊN ghi
Bao che, dung túng nhạc "té ghế" để làm gì?
Ai cũng biết có nhiều "gu" nghe nhạc, sang có, bình dân có... Nhưng ở đây, cái dòng nhạc đang gây tranh cãi, xôn xao này chẳng sang mà cũng chẳng bình dân, mà là rẻ tiền, rác rửi. Nói không thích thì đừng nghe nhưng đâu phải dễ. Cứ vào quán cà phê hay lên xe khách lại vô tình bị "tra tấn", thật sự đôi lúc tôi phát ngượng khi nghe những lời ca... trần trụi đó.
Bảo nghe nhạc chỉ là thưởng thức giai điệu là sai lầm. Thực tế ít người có khả năng thưởng thức giai điệu (thuộc phạm trù âm nhạc) mà chỉ chú trọng lời ca. Có khi chỉ một câu thấm ý người ta sẻ nhớ mãi bài hát đó. Nếu bảo nghe nhạc chỉ để giải trí thoáng qua (không quan trọng lời bài hát) thì khác gì nghe nhạc không lời, nhạc ngoại quốc... hà cớ gì phải nghe nhạc Việt?
Nghe nhạc để giải trí nhưng ít nhất cũng phải có sự tương tác, đồng cảm (người khắc khe còn đòi hỏi bổ ích nữa). Tôi đồng ý nhạc "té ghế" không quá ghê gớm, không đến nỗi làm suy đồi nhận thức hay hạ thấp trình độ dân trí. Nhưng nếu ai đó cho là nó không ngáng chân chúng ta trên con đường phát triển về âm nhạc cũng như về nhân cách, sự tiến bộ là nguỵ biện.
Tôi không khắt khe đến nổi buộc phải loại dòng nhạc đó khỏi đời sống âm nhạc, nhưng tôi khẳng định sự có mặt của nó hiện nay (chưa nói đến chuyện phát triển mai sau nếu có) không mang đến màu sắc tích cực nào cho nền âm nhạc Việt cũng như cho cuộc sống.
Vậy thì bao che, dung túng nó làm gì?
Thanh Thảo
Ca khúc nghe muốn "té ghế", thảm họa của VPop?Theo bạn, đó có phải là những ca khúc thực sự nghe muốn "té ghế" không? Còn những ca khúc nào trên thị trường đang làm bạn... choáng váng nữa?Vì sao có hiện tượng "nở rộ" này? Vì trình độ của người sáng tác, "khát vọng" đánh bóng tên tuổi của một số cá nhân, hay vì đó là phản ánh chân thực của đời sống và nhu cầu có thực của người nghe?Người nghe nhạc và cơ quan quản lý văn hóa có trách nhiệm gì không?Theo bạn, đó là một hiện tượng hoàn toàn bình thường hay bất thường của VPop? Bạn dự đoán âm nhạc Việt Nam sẽ đi theo hướng nào nếu hiện tượng này tiếp tục "trăm hoa đua nở"?Mời bạn đọc tham gia ý kiến về hiện tượng mà nhiều bạn đọc cho là "Thảm họa của VPop".
Theo Báo Tuổi Trẻ
Tags: ca khuc te ghe, nhac te ghe, Phi Thanh Van hat nhac te ghe, Thai Trinh hat nhac te ghe, tham hoa nhac Viet 2011, van nan nhac Viet 2011,
0 nhận xét