Diễn ra đúng dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập, Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) là dịp để lãnh đạo 6 nước thành viên gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan điểm lại những tiến bộ với hơn 100 văn kiện hợp tác và thiết lập những cơ chế tham vấn nhiều tầng.
Với vai trò ngày một quan trọng hơn trong cấu trúc địa chính trị Á-Âu, hiện có nhiều nước và các tổ chức quốc tế muốn thiết lập quan hệ hợp tác với SCO. Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari cho biết Pakistan nộp đơn đề nghị trở thành thành viên đầy đủ của SCO với mong muốn thúc đẩy thương mại trong khu vực và trên thế giới, tìm kiếm hòa bình thịnh vượng với nỗ lực chống khủng bố.
Trong hội nghị, lãnh đạo các nước bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tình hình ở Tây Á và Bắc Phi, kêu gọi ổn định khu vực càng sớm càng tốt. Hội nghị thông qua Tuyên bố Astana, trong đó nhấn mạnh tiếp tục thực hiện chủ trương về hợp tác đa phương về kinh tế và thương mại, ủng hộ cải cách hơn nữa đối với hệ thống tài chính quốc tế và tăng cường phối hợp trong các quy định tài chính; cam kết nỗ lực cùng nhau giải quyết những đe dọa và thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống; chia sẻ về các vấn đề khu vực và quốc tế.
Tuyên bố Astana kêu gọi cộng đồng quốc tế chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế và tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước mà không cần can thiệp vào công việc nội bộ của họ.
Bản tuyên bố cũng nhấn mạnh việc tuân thủ Nghị quyết 1970, 1973 của HĐBA LHQ, trong đó cho phép áp dụng vùng cấm bay ở Libya.
Tuyên bố cũng cho biết các quốc gia thành viên tuân thủ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và nỗ lực thành lập khu vực không vũ khí hạt nhân ở Trung Á. Việc đấu tranh chống "ba thế lực ma quỷ" là chủ nghĩa cực đoan, khủng bố và ly khai vẫn là ưu tiên của SCO khi nỗ lực thực hiện Công ước Thượng Hải.
Bản tuyên bố một lần nữa nói lên sự ủng hộ của SCO đối với Afghanistan trở thành một nước độc lập, trung lập, hòa bình và thịnh vượng. Giới phân tích cho rằng trong bối cảnh thế giới hiện nay, khái niệm về mô hình an ninh, quan hệ các nước và hợp tác khu vực do SCO khởi xướng được trông đợi sẽ có ảnh hưởng lớn đối với toàn cầu.
Hiện SCO có 6 thành viên đầy đủ, Mông Cổ, Pakistan, Iran và Ấn Độ là quan sát viên còn Sri Lanka, Belarus là các đối tác đối thoại. |
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới Moscow thăm chính thức Liên bang Nga đến ngày 18/6. Hai bên sẽ thảo luận về quan hệ đối tác chiến lược song phương và những vấn đề quốc tế cấp bách, trong đó có tình hình Trung Đông và Bắc Phi, Triều Tiên và Iran. Ông Hồ Cẩm Đào cũng gặp Thủ tướng Nga Vladimir Putin và tham dự Diễn đàn Kinh tế quốc tế Sant-Peterburg. |
Với vai trò ngày một quan trọng hơn trong cấu trúc địa chính trị Á-Âu, hiện có nhiều nước và các tổ chức quốc tế muốn thiết lập quan hệ hợp tác với SCO. Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari cho biết Pakistan nộp đơn đề nghị trở thành thành viên đầy đủ của SCO với mong muốn thúc đẩy thương mại trong khu vực và trên thế giới, tìm kiếm hòa bình thịnh vượng với nỗ lực chống khủng bố.
Trong hội nghị, lãnh đạo các nước bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tình hình ở Tây Á và Bắc Phi, kêu gọi ổn định khu vực càng sớm càng tốt. Hội nghị thông qua Tuyên bố Astana, trong đó nhấn mạnh tiếp tục thực hiện chủ trương về hợp tác đa phương về kinh tế và thương mại, ủng hộ cải cách hơn nữa đối với hệ thống tài chính quốc tế và tăng cường phối hợp trong các quy định tài chính; cam kết nỗ lực cùng nhau giải quyết những đe dọa và thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống; chia sẻ về các vấn đề khu vực và quốc tế.
Tuyên bố Astana kêu gọi cộng đồng quốc tế chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế và tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước mà không cần can thiệp vào công việc nội bộ của họ.
Bản tuyên bố cũng nhấn mạnh việc tuân thủ Nghị quyết 1970, 1973 của HĐBA LHQ, trong đó cho phép áp dụng vùng cấm bay ở Libya.
Tuyên bố cũng cho biết các quốc gia thành viên tuân thủ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và nỗ lực thành lập khu vực không vũ khí hạt nhân ở Trung Á. Việc đấu tranh chống "ba thế lực ma quỷ" là chủ nghĩa cực đoan, khủng bố và ly khai vẫn là ưu tiên của SCO khi nỗ lực thực hiện Công ước Thượng Hải.
Bản tuyên bố một lần nữa nói lên sự ủng hộ của SCO đối với Afghanistan trở thành một nước độc lập, trung lập, hòa bình và thịnh vượng. Giới phân tích cho rằng trong bối cảnh thế giới hiện nay, khái niệm về mô hình an ninh, quan hệ các nước và hợp tác khu vực do SCO khởi xướng được trông đợi sẽ có ảnh hưởng lớn đối với toàn cầu.
0 nhận xét