Phóng viên nội chính, chuyện 'nhặt' trên đường tác nghiệp

Trong khi làng báo rục rịch nhận hoa cho ngày của mình thì xảy ra việc 2 phóng viên bị hành hung, lăng mạ, phải vào bệnh viện, mới hay nghề mình thật nguy hiểm, nhất là những phóng viên nội chính.


ảnh minh họa (BTS trích dẫn từ VNN)
'Non' nghề
Nhớ lần về công tác tại tỉnh Ninh Bình, hồi ấy vừa mới ra trường, cánh phóng viên chúng tôi còn hăng máu lắm, chỗ nào cũng xông vào nghe, xem để còn viết đăng báo. Sau khi trình giấy giới thiệu, anh Trưởng phòng Chính trị cơ quan còn đang hỏi định viết gì thì chúng tôi “hóng” được tin phòng hình sự vừa phá được một vụ lừa đảo, đối tượng còn đang trên phòng. “Nóng” quá còn gì, phải đưa tin ngay! Chúng tôi lao xuống phòng hình sự và mặc dù lãnh đạo bảo còn đang lấy lời khai, chưa thể cung cấp thông tin nhưng chúng tôi vẫn cố nài nỉ, xin chụp ảnh đối tượng trước, thông tin lấy sau.

Chẳng biết có phải do quá thạo đời, từng có tiền án hay vì cái mặt chúng tôi lúc ấy có vẻ dễ bắt nạn mà vừa thấy chúng tôi giương máy ảnh lên, tên lừa đảo bỗng “xù” lên, doạ sau này ra trại sẽ tìm chúng tôi để “hỏi tội” vì dám đưa anh ta lên báo. Cả nhóm nhà báo trẻ và những điều tra viên đều bất ngờ và... choáng. Kiểm lại thấy mình chẳng có gì sai, lúc vào đã "nói dối" mình là lính bên phòng hồ sơ, sang lấy ảnh tội phạm đưa vào căn cước chứ có ai đả động đến phóng viên hay nhà báo đâu. Mãi sau này, quá trình đi tác nghiệp tôi mới biết mấy anh công an khi chụp ảnh thường hỏi lại tên, tuổi, nơi ở của bọn tội phạm rồi bắt chúng cầm bảng chữ. còn chúng tôi thì cứ hùng hục chụp nên mới bị … "bắt thóp".

Chuyện tiếp xúc với can, phạm nhân, bị họ “tẩy chay”, không chịu mở lòng tuy hiếm song thi thoảng vẫn xảy ra. Những khi ấy, phóng viên phải chiều lòng họ, không động chạm đến đời tư của họ nữa, dẫu biết như thế là... thua vì không có thông tin cho bài viết. Thế nhưng, ngay cả khi đã "nhún", tai nạn nghề nghiệp vẫn xảy ra.

Lần ấy, đoàn chúng tôi đi công tác tại một trại giam, tôi được giám thị cho phép tiếp xúc với một nữ phạm nhân vào tù vì tội buôn ma tuý. Nghe chị ta kể nguồn cơn dẫn tới việc buôn ma tuý là vì có đứa con trai bỗng dưng bị liệt sau lần tập đi bị ngã, tôi cũng thấy ái ngại thay cho người đàn bà khá xuân sắc này. Sau một hồi tâm sự về gia đình, chị ta rụt rè xin một cuộc điện thoại gọi về cho người thân để xem con mình thế nào. Ánh mắt da diết của chị ta khiến tôi không nỡ nhưng không thể thực hiện nếu không được cho phép. Tôi hỏi ý kiến quản giáo và phạm nhân này được phép gọi điện trong 3 phút. Thật không may cho tôi lần ấy, trong khi đầu óc còn đang vẩn vơ với ý nghĩ không biết phạm nhân này sẽ nói gì qua điện thoại với người thân thì chị ta bỗng kêu ầm lên “Ố́i con ơi, con bỏ mẹ thật rồi à” rồi lăn ra đất vật vã. Lúc đó còn có một vài phạm nhân nữa cũng đang trò chuyện với báo chí, thấy thế đổ xô lại, hỏi han. Phòng hội trường bỗng trở nên huyên náo song cũng chỉ vài phút sau thì đi vào trật tự khi mấy nữ quản giáo xuất hiện, vỗ về các phạm nhân.

Buổi trò chuyện hôm ấy thế là dang dở, nhìn các phạm nhân dìu nhau về buồng giam, tôi tự trách số mình chẳng ra làm sao, được một lần “làm phúc” thì gặp đúng cảnh phạm nhân nghe tin con vừa chết, làm các quản giáo được phen tất tả.

Lại nhớ lần lòng thương người của mình đặt không đúng chỗ. Ấy là lần đi điều tra theo thư bạn đọc về một bà mẹ tố cáo con mình viết đơn từ mẹ, đẩy bà vào trại dưỡng lão. Chúng tôi hăm hở về Vĩnh Phúc, tìm gặp bà mẹ đáng thương kia. Nghe bà lão kể bị con gái hành hạ, bán hết gia tài của gia đình chiếm làm của riêng còn nỡ ép mẹ vào trại dưỡng lão, chúng tôi thương bà quá, có bao nhiêu tiền trong túi đem ra cho tất. Trước khi về, một đồng nghiệp của tôi còn động viên bà bằng câu sau này lập gia đình nhờ bà trông hộ cháu. Về đến Hà Nội, ngay tối đó chúng tôi viết luôn một bài nhưng chưa thể đăng báo vì chưa gặp được lãnh đạo trại dưỡng lão.

Chuyện đột ngột đổi chiều khi chúng tôi tiếp xúc với các cán bộ trong nhà dưỡng lão. Hóa ra, cụ già trên không hề nghèo khổ và con cái cũng không phài "táng tận lương tâm" như bà kể. Sự thực, bà đã bán hết gia tài gửi tiền tiết kiệm rồi xin vào trại dưỡng lão ở. Thương bà không có nhà cửa, lãnh đạo trại đã tạo mọi điều kiện chăm sóc bà, nhưng thời gian ở đây, bà gây không ít phiền toái. Nào là nuôi gà trong phòng ở khiến các cụ cùng phòng không chịu nổi phải sang phòng khác lánh nạn. Nào là làm đơn gửi tòa án, "từ" con khiến người con gái duy nhất của bà ta khi đó đang làm lãnh đạo ở một cơ quan, được phen xấu hổ vì mẹ.

Sau này, chúng tôi còn gặp lại người phụ nữ trên một lần khi bà xuống cơ quan để... xin tiền.

'Đi giữa hai làn đạn'

Dân làm báo thường có câu "phóng viên là đi giữa hai làn đạn bắn chéo cánh sẻ", phải biết khéo léo và tỉnh táo khi tác nghiệp thì mới tránh được vô số cạm bẫy và tai nạn.

Mới đây thôi, 2 phóng viên Báo An ninh thủ đô và đài truyền hình VCT 14 bị lăng mạ, hành hung. Chỉ vào những vết bầm dập trên tay, anh Lê Duy Khánh, phóng viên Báo An ninh thủ đô cho hay đó là thành tích mà người dân đã “tặng” cho khi tác nghiệm. Sáng 14/6, Khánh cùng một số phóng viên theo đoàn liên ngành đi kiểm tra, xử lý những vi phạm về bảo vệ hành lang an toàn đường sắt thuộc địa phận huyện Từ Liêm. Sau khi ghi nhận thực trạng vi phạm hành lang an toàn bảo vệ đường sắt tại khu vực chợ tạm thuộc xóm 11 xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, đoàn kiểm tra tiếp tục làm việc tại ga Phú Diễn trên địa phận xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm. Đây là điểm giao cắt giữa đường sắt nhà ga và tuyến đường dân sinh của xã.

Theo ghi nhận của phóng viên, hai bên hành lang đường sắt đã bị một số hộ dân lấn chiếm làm điểm kinh doanh vật liệu xây dựng. Trong khi đang tác nghiệp, phóng viên quay phim của kênh VCT 14 đã bị một đối tượng tên Thanh đến cản trở, dùng lời lẽ lăng mạ và giằng máy quay của phóng viên này. Thấy vậy, anh Khánh đã ghi lại hành động sai trái này của anh ta và được đối tượng Thanh “tặng” cho những lời nói khiếm nhã kèm theo quả đấm vào mặt cùng cái bóp cổ.

Việc hành hung phóng viên đang tác nghiệp của đối tượng này, diễn ra trước sự chứng kiến của lực lượng liên ngành và nhiều người dân nhưng chẳng ai kịp can ngăn. Mọi người chỉ hỗ trợ 2 phóng viên bằng cách tới UBND xã Phú Diễn trình báo sự việc và được Công an xã Phú Diễn cấp giấy khám thương tại bệnh viện 19-8 Bộ Công an.

Trước đó, trưa 29/5, khi đang tác nghiệp tại Hội chợ Thương mại Quốc tế ĐBSCL - Tịnh Biên 2011 (thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, An Giang), phóng viên Trần Công Lũy bị 2 người đàn ông xông vào ngăn cản, không cho tác nghiệp. Điều đáng nói là mặc dù đã giải thích mình là nhà báo đang tác nghiệp song nhà báo Công Lũy vẫn bị Cảnh sát 113 còng ngược tay ra sau lưng áp giải đến trụ sở Công an Thị trấn Tịnh Biên chẳng khác nào tội phạm.

Tối 4/1, nhà báo Lê Huy Hải, phóng viên TTXVN thường trú tại tỉnh Cà Mau cũng bị còng tay một cách vô cớ. Số là hôm đó, trên đường đi làm về đến xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước anh Hải có bắt gặp cảnh công an địa phương đang kiểm tra nhà trọ nên đã chụp ảnh định đưa tin tuyên truyền công tác giữ gìn an ninh trong dịp Tết của lực lượng Công an tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, sau khi chụp ảnh thì nhà báo Lê Huy Hải đã bị một công an viên của xã mời về trụ sở lập biên bản với nội dung chống người thi hành công vụ và thu giữ máy ảnh và thẻ nhà báo. Sau đó dùng còng số 8 còng tay nhà báo này vào khung cửa sổ. Sau nhiều giờ tạm giam, đến 3h sáng 5/1, phóng viên Huy Hải mới được trả máy ảnh, cho ra về nhưng lại bị giữ thẻ nhà báo.

Không phải lúc nào cũng là những tai nạn dễ thấy, những vết thương đáng được bênh vực, bảo vệ, nhà báo cũng rất dễ vấp phải những cạm bẫy mà hậu quả là danh dự cá nhân, tòa soạn và nặng nề hơn là song sắt trại giam. Điển hình như vụ một nhà báo khá nổi tiếng mới đây bị truy tố vì tội nhận hối lộ.

"Sinh nghề tử nghiệp", những ai đã và đang làm nhà báo hiểu hơn ai hết cái "nghiệp" báo chí đã vận vào người thì "nặng nợ" đến thế nào. Vì thế, bên cạnh những sục sôi và tâm huyết, những vinh quang và nụ cười, là muôn vàn chướng ngại mà người làm báo phải đủ bản lĩnh vượt qua để đi đến cùng chữ "nghiệp" của mình.
Thu Trinh (Báo Đất Việt)

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia