Bộ phim Pháo đài Brest giúp người xem hiểu được phần nào về những ngày đầu cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
3h sáng ngày 22/6/1941, Phát xít Đức bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Liên Xô theo kế hoạch Barbarossa. Hầu hết các tập đoàn quân của Liên Xô đều bị bất ngờ trước đợt tấn công vũ bão của quân Đức với nhiều ưu thế về quân số, trang thiết bị cũng như việc không có kế hoạch phòng ngự nên phải chịu nhiều thiệt hại nằng nề.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn những chiến sĩ Hồng Quân Liên Xô càng chứng tỏ được sự kiên cường của họ bằng những trận chiến quyết tử thủ chứ không chịu đầu hàng quân xâm lược. Những chiến sĩ ở pháo đài Brest là một trong những tấm gương như thế.
Cuộc chiến của những chiến sĩ Hồng Quân Liên Xô chống lại Phát Xít Đức được thể hiện một cách xuất sắc qua bộ phim “Pháo đài Brest” của đạo diễn Nga, Alexander Kott.
Hoàn cảnh lịch sử
Với vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ Đế quốc Nga và Ba Lan, pháo đài Brest (nay thuộc Belarus) và thành phố cùng tên nằm trên đường tiến quân của Cụm Tập đoàn quân Trung Tâm của Đức. Vì vậy, pháo đài Brest bị sư đoàn bộ binh của Đức tấn công với quân số khoảng 17.000 binh lính ngay từ những giờ đầu tiên của cuộc chiến.
Trước đó, lực lượng đồn trú ở pháo đài Brest của Hồng quân chỉ có khoảng từ 3.500 binh lính của các đơn vị thuộc sư đoàn bộ binh 6 và 42, đội Biên phòng Cận vệ 17. Ngoài ra, trong pháo đài Brest còn có 300 gia đình của các quân nhân và các học viên của các trường quân sự thuộc hai Trung đoàn bộ binh 84 và 125.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn những chiến sĩ Hồng Quân Liên Xô càng chứng tỏ được sự kiên cường của họ bằng những trận chiến quyết tử thủ chứ không chịu đầu hàng quân xâm lược. Những chiến sĩ ở pháo đài Brest là một trong những tấm gương như thế.
Cuộc chiến của những chiến sĩ Hồng Quân Liên Xô chống lại Phát Xít Đức được thể hiện một cách xuất sắc qua bộ phim “Pháo đài Brest” của đạo diễn Nga, Alexander Kott.
Hoàn cảnh lịch sử
Với vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ Đế quốc Nga và Ba Lan, pháo đài Brest (nay thuộc Belarus) và thành phố cùng tên nằm trên đường tiến quân của Cụm Tập đoàn quân Trung Tâm của Đức. Vì vậy, pháo đài Brest bị sư đoàn bộ binh của Đức tấn công với quân số khoảng 17.000 binh lính ngay từ những giờ đầu tiên của cuộc chiến.
Trước đó, lực lượng đồn trú ở pháo đài Brest của Hồng quân chỉ có khoảng từ 3.500 binh lính của các đơn vị thuộc sư đoàn bộ binh 6 và 42, đội Biên phòng Cận vệ 17. Ngoài ra, trong pháo đài Brest còn có 300 gia đình của các quân nhân và các học viên của các trường quân sự thuộc hai Trung đoàn bộ binh 84 và 125.
Cổng vào Pháo đài Brest. |
Dưới cuộc tấn công bất ngờ lúc 3h15’ sáng ngày 22/6 của pháo binh và không quân Đức theo sau đó là cuộc tấn công của bộ binh, lực lượng đồn trú của Hồng Quân ở pháo đài Brest chịu những thiệt hại nặng nề về cở sở vật chất và bị chia cắt thành những khu vực phòng thủ biệt lập.
Dù đã chịu những đòn choáng váng sau đợt tấn công ồ ạt và bất ngờ của một đối thủ hoàn toàn áp đảo về trang bị và quân số, và bị vây chặt và hoàn toàn bị cắt đứt khỏi bất cứ nguồn tiếp tế nào từ nên ngoài, lực lượng Hồng quân tại pháo đài Brest vẫn chiến đấu kiên cường và liên tục tung những đòn phản công vào đối thủ.
Kế hoạch ban đầu của Đức là làm chủ pháo đài Brest trong vòng 12 tiếng tuy bị kéo dài hơn 1 tháng. Ngày 30/6, quân Đức mới làm chủ được khu vực thành nội và đến cuối tháng 7 mới hoàn toàn làm chủ được pháo đài sau khi tiêu diệt các ổ đề kháng cuối cùng của Hồng quân.
Dù đã chịu những đòn choáng váng sau đợt tấn công ồ ạt và bất ngờ của một đối thủ hoàn toàn áp đảo về trang bị và quân số, và bị vây chặt và hoàn toàn bị cắt đứt khỏi bất cứ nguồn tiếp tế nào từ nên ngoài, lực lượng Hồng quân tại pháo đài Brest vẫn chiến đấu kiên cường và liên tục tung những đòn phản công vào đối thủ.
Kế hoạch ban đầu của Đức là làm chủ pháo đài Brest trong vòng 12 tiếng tuy bị kéo dài hơn 1 tháng. Ngày 30/6, quân Đức mới làm chủ được khu vực thành nội và đến cuối tháng 7 mới hoàn toàn làm chủ được pháo đài sau khi tiêu diệt các ổ đề kháng cuối cùng của Hồng quân.
Thiếu tá Piotr Mikhailovich Gavrilov, một trong các sỹ quan Liên Xô chỉ huy phòng thủ pháo đài Brest, trực tiếp chỉ huy khu phòng thủ Đồn Đông. Ông bị quân Đức bắt sau ngày 23/7/1941 sau khi bị thương nặng. |
Trận Brest cùng với trận Moskva, trận Leningrad và trận Stalingrad được người dân Liên Xô xem là biểu tượng của sức kháng cự kiên cường trước sự tấn công của Đức quốc xã trong thế chiến thứ 2.
Ngày 8/5/1965, pháo đài Brest được phong danh hiệu Pháo đài Anh hùng theo sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô.
Với chiến tích của mình, pháo đài Brest và câu chuyện về những người anh hùng của Hồng quân đã trở thành cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật trong đó có bộ phim “Pháo đài Brest”.
Bộ phim “Pháo đài Brest”
Bộ phim “Pháo đài Brest” (tên gốc tiếng Nga là Brestskaya krepost) của đạo diễn Alexander Kott ra mắt ngày 4/11/2010 vào dịp kỷ niệm 65 năm Ngày chiến thắng (9/5/1945-9/5/2010).
Dự án phim nhận được tài trợ khoảng 7 triệu USD từ 2 nhà nước Nga và Belarus.
Theo nhà biên kịch Konstantin Vorobiov của “Pháo đài Brest”, bộ phim được thúc đẩy bằng sự thành công của bộ phim tài liệu cùng tên ra mắt năm 2006.
Brestskaya krepost được quay tại pháo đài Brest nhằm đảm bảo tính chân thực của bộ phim. Quá trình chuẩn bị cho bộ phim mất khá nhiều thời gian chủ yếu do quá trình viết kịch bản với những tranh cãi xung quanh tính chính xác so với lịch sử.
Bộ phim bắt đầu khởi quay từ tháng 6/2009 và đóng máy vào tháng 12/2009.
Ngày 8/5/1965, pháo đài Brest được phong danh hiệu Pháo đài Anh hùng theo sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô.
Với chiến tích của mình, pháo đài Brest và câu chuyện về những người anh hùng của Hồng quân đã trở thành cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật trong đó có bộ phim “Pháo đài Brest”.
Bộ phim “Pháo đài Brest”
Bộ phim “Pháo đài Brest” (tên gốc tiếng Nga là Brestskaya krepost) của đạo diễn Alexander Kott ra mắt ngày 4/11/2010 vào dịp kỷ niệm 65 năm Ngày chiến thắng (9/5/1945-9/5/2010).
Dự án phim nhận được tài trợ khoảng 7 triệu USD từ 2 nhà nước Nga và Belarus.
Theo nhà biên kịch Konstantin Vorobiov của “Pháo đài Brest”, bộ phim được thúc đẩy bằng sự thành công của bộ phim tài liệu cùng tên ra mắt năm 2006.
Brestskaya krepost được quay tại pháo đài Brest nhằm đảm bảo tính chân thực của bộ phim. Quá trình chuẩn bị cho bộ phim mất khá nhiều thời gian chủ yếu do quá trình viết kịch bản với những tranh cãi xung quanh tính chính xác so với lịch sử.
Bộ phim bắt đầu khởi quay từ tháng 6/2009 và đóng máy vào tháng 12/2009.
Poster bộ phim "Pháo đài Brest" |
Phần lớn bộ phim được các nhà quay phim và diễn viên người Nga tham gia sản xuất. Điều này để làm tăng sự chân thực của bộ phim. Cư dân thành phố Brest được kêu gọi tham gia các cảnh quần chúng.
Brestskaya krepost kể về cuộc chiến ở pháo đài Brest qua lời kể của Sasha Akimov (Aleksei Kopashov thủ vai), một học viên quân nhạc 15 tuổi. Bắt đầu bằng những thước phim về cuộc sống thường nhật của quân đồn trú và gia đình họ trong pháo đài Brest cũng như cuộc hẹn câu cá lúc 3h sáng ngày 22/6/1941 của Sasha và Anhia.
Trong phim, lúc quân Đức tấn công, đã có người nghe tiếng bom rơi, pháo nổ vẫn tưởng nghĩ rằng "lại là diễn tập". Thậm chí, khi nhận ra bị tấn công rõ ràng, có sĩ quan còn kêu gọi "không để cuốn vào khiêu khích" hoặc người trông kho quân sự kiên quyết không phát vũ khí cho chiến sĩ Hồng quân vì.... "chưa có lệnh". Những chi tiết chân thực này đã khắc họa thành công sự bất ngờ của lực lượng Hồng quân đồn trú trong pháo đài Brest trước cuộc tấn công của quân Đức và cũng là bài học "Không để Tổ quốc bị bất ngờ" cho các lực lượng vũ trang.
Brestskaya krepost kể về cuộc chiến ở pháo đài Brest qua lời kể của Sasha Akimov (Aleksei Kopashov thủ vai), một học viên quân nhạc 15 tuổi. Bắt đầu bằng những thước phim về cuộc sống thường nhật của quân đồn trú và gia đình họ trong pháo đài Brest cũng như cuộc hẹn câu cá lúc 3h sáng ngày 22/6/1941 của Sasha và Anhia.
Trong phim, lúc quân Đức tấn công, đã có người nghe tiếng bom rơi, pháo nổ vẫn tưởng nghĩ rằng "lại là diễn tập". Thậm chí, khi nhận ra bị tấn công rõ ràng, có sĩ quan còn kêu gọi "không để cuốn vào khiêu khích" hoặc người trông kho quân sự kiên quyết không phát vũ khí cho chiến sĩ Hồng quân vì.... "chưa có lệnh". Những chi tiết chân thực này đã khắc họa thành công sự bất ngờ của lực lượng Hồng quân đồn trú trong pháo đài Brest trước cuộc tấn công của quân Đức và cũng là bài học "Không để Tổ quốc bị bất ngờ" cho các lực lượng vũ trang.
Sau 1 đêm thức giấc, Sasha thấy mình bị ném vào 1 cuộc chiến tranh. |
Sau đó, câu chuyện xoay quanh cuộc chiến đấu ở 3 cụm đề kháng chính của Hồng quân trong pháo đài Brest được chỉ huy bởi Trung đoàn trưởng Pyotr Mikhailovich Gavrilov (Aleksandr Korshunov), Chính ủy Efim Moiseevich Fomin (Pavel Derevyanko) và Chỉ huy tiền đồn 9, Andrey Mitrofanovich Kizhevatov (Andrey Merzlikin).
Bằng những hình ảnh như người thương binh liên tục quay máy phát điện bằng tay để các bác sĩ thực hiện mổ cho các thương binh hay viên sỹ quan không uống nước trong vài ngày nhưng vẫn để dành nước cho các thương, bộ phim khắc họa thành công những gian khổ, thiếu thốn mà các chiến sĩ hồng quân phải chịu đựng khi bị bao vây trong pháo đài Brest.
Qua đó, Brestskaya krepost thể hiện rõ nét sự kiên cường của những người lính Hồng quân cũng như sự mưu trí, dũng cảm của họ, không chỉ phòng thủ họ còn tổ chức những đợt phản công gây thiệt hại cho quân địch hay hình ảnh viên sĩ quan ở lại cầm chân quân địch để đồng đội rút lui.
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Voice of Russia, đạo diễn Nga Aleksandr Kott khẳng định chủ đề của bộ phim là tái hiện tất cả những nỗi khủng khiếp mà nhân dân Liên Xô đã phải trải qua trong những ngày đầu chiến tranh: "Chính tại Brest, nơi tất cả mọi thứ thể hiện rõ nét nhất - từ hỗn loạn, kinh hoàng đến lấy lại sức mạnh và sự cứng cỏi. Phim rất kiệm lời, đây là bộ phim về trạng thái. Chúng tôi giới thiệu nhân vật trong những thời điểm đau thương bi tráng nhất trong đời họ, khi người ta cần phải lựa chọn. Ở đó có những người nhát gan trở thành mạnh mẽ, và ngược lại, có những kẻ phản bội. Những người bảo vệ pháo đài bị tản mát, họ chiến đấu mà không biết là ở bên cạnh mình, cách đó 100 m có ai đó còn sống và cũng đang chống cự".
Tương phản với hình ảnh Hồng quân, “Pháo đài Brest” cũng cho thấy sự tàn bạo của quân Phát xít khi sử dụng tù binh là người già và trẻ em để ép đối phương đầu hàng.
Bộ phim cũng thể hiện rõ những cố gắng của quân Đức trong việc đánh chiếm pháo đài bằng cách sử dụng những khẩu pháo hạng nặng, hơi ngạt, súng phun lửa, xe bọc thép và cả những trận không kích.
Bộ phim kết thúc bằng cảnh chú bé học viên Sashka Akimov năm nào nay đã già dẫn người cháu đến thăm tượng đài tưởng niệm trận chiến bảo vệ pháo đài Brest. Tại đây 2 người đã được "trở về" với pháo đài Brest những ngày trước chiến tranh. Kết thúc của phim như một lời khẳng định, những anh hùng của pháo đài Brest sẽ sống mãi trong tâm trí mọi người.
“Pháo đài Brest” nhận được lời khen của tổng thống Nga Dmitry Medvedev: “Đây là một bộ phim rất hay về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại”.
Dưới đây là một số hình ảnh trích trong bộ phim:
Bằng những hình ảnh như người thương binh liên tục quay máy phát điện bằng tay để các bác sĩ thực hiện mổ cho các thương binh hay viên sỹ quan không uống nước trong vài ngày nhưng vẫn để dành nước cho các thương, bộ phim khắc họa thành công những gian khổ, thiếu thốn mà các chiến sĩ hồng quân phải chịu đựng khi bị bao vây trong pháo đài Brest.
Qua đó, Brestskaya krepost thể hiện rõ nét sự kiên cường của những người lính Hồng quân cũng như sự mưu trí, dũng cảm của họ, không chỉ phòng thủ họ còn tổ chức những đợt phản công gây thiệt hại cho quân địch hay hình ảnh viên sĩ quan ở lại cầm chân quân địch để đồng đội rút lui.
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Voice of Russia, đạo diễn Nga Aleksandr Kott khẳng định chủ đề của bộ phim là tái hiện tất cả những nỗi khủng khiếp mà nhân dân Liên Xô đã phải trải qua trong những ngày đầu chiến tranh: "Chính tại Brest, nơi tất cả mọi thứ thể hiện rõ nét nhất - từ hỗn loạn, kinh hoàng đến lấy lại sức mạnh và sự cứng cỏi. Phim rất kiệm lời, đây là bộ phim về trạng thái. Chúng tôi giới thiệu nhân vật trong những thời điểm đau thương bi tráng nhất trong đời họ, khi người ta cần phải lựa chọn. Ở đó có những người nhát gan trở thành mạnh mẽ, và ngược lại, có những kẻ phản bội. Những người bảo vệ pháo đài bị tản mát, họ chiến đấu mà không biết là ở bên cạnh mình, cách đó 100 m có ai đó còn sống và cũng đang chống cự".
Tương phản với hình ảnh Hồng quân, “Pháo đài Brest” cũng cho thấy sự tàn bạo của quân Phát xít khi sử dụng tù binh là người già và trẻ em để ép đối phương đầu hàng.
Bộ phim cũng thể hiện rõ những cố gắng của quân Đức trong việc đánh chiếm pháo đài bằng cách sử dụng những khẩu pháo hạng nặng, hơi ngạt, súng phun lửa, xe bọc thép và cả những trận không kích.
Bộ phim kết thúc bằng cảnh chú bé học viên Sashka Akimov năm nào nay đã già dẫn người cháu đến thăm tượng đài tưởng niệm trận chiến bảo vệ pháo đài Brest. Tại đây 2 người đã được "trở về" với pháo đài Brest những ngày trước chiến tranh. Kết thúc của phim như một lời khẳng định, những anh hùng của pháo đài Brest sẽ sống mãi trong tâm trí mọi người.
“Pháo đài Brest” nhận được lời khen của tổng thống Nga Dmitry Medvedev: “Đây là một bộ phim rất hay về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại”.
Dưới đây là một số hình ảnh trích trong bộ phim:
Cuộc phản công của Hồng quân khu vực Đồn Đông dưới sự chỉ huy của thiếu tá Pyotr Mikhailovich Gavrilov. |
Chiến sĩ Hồng quân khắc lên tường dòng chữ "Thà chết không hàng" ngày 26/6/1941. |
Trung úy Andrey Mitrofanovich Kizhevatov ở lại cầm chân địch cho đồng đội rút lui. |
Binh lính Đức sử dụng người già, trẻ em và thương binh để ép các chiến sĩ Hồng quân đầu hàng. |
Quả bom 1800kg bị không quân Đức ném xuống làm rung chuyển pháo đài Brest. |
Quân Đức xử bắn Chính ủy Efim Moiseevich Fomin vì ông là người... "vừa Do Thái, vừa Cộng sản". |
0 nhận xét