Ông Đỗ Hữu Hào, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương và hiện là Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam trao đổi về việc phát triển lĩnh vực này ở nước ta.
- Trong những năm gần đây, công nghệ tự động hóa đã xuất hiện ngày càng nhiều ở nhiều lĩnh vực khác nhau... Đây có phải là tín hiệu đáng mừng cho ngành tự động hóa tại Việt Nam?Ông Đỗ Hữu Hào, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam |
Ngoài ra, tự động hóa còn được áp dụng trong hầu hết các dây chuyền sản xuất tự động, cụ thể là trong sản xuất công nghiệp nhẹ; công nghiệp tàu thủy; công nghiệp chế tạo lắp ráp ô tô; xe máy; khai thác khoáng sản và luyện kim; chế tạo máy; lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng…
Điểm đặc biệt là đa số những nhà máy này là do người Việt Nam tự thiết kế, chế tạo và tích hợp. Ví dụ như nhà máy sản xuất bia, nhà máy chế biến sữa. Tại đó, các dây chuyền đóng gói tự động đạt chất lượng rất cao. Trong các lĩnh vực chế biến hàng nông sản và hàng thực phẩm, tự động hóa cũng được ứng dụng rất nhiều. Một lĩnh vực khác của tự động hóa là đo lường. Hiện nay, Việt Nam ứng dụng rất nhiều các thiết bị đo, kể cả hệ thống đo lường thông minh để áp dụng cho lĩnh vực tự động hóa. Hiện đã có nhiều dây chuyền do Việt Nam tự thiết kế, chế tạo. Tuy nhiên, không phải tất cả các dây chuyền đều do ta sản xuất. Nhiều dây chuyền còn phải nhập khẩu của nước ngoài.
- Vậy theo ông, Việt Nam đã làm chủ được công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị tự động hóa hay chưa?
- Cũng tùy từng lĩnh vực, có lĩnh vực thì Việt Nam có thể làm chủ được công nghệ như trong lĩnh vực da giày; may mặc; dây chuyền đóng chai rượu bia, nước giải khát. Trong các dây chuyền đóng gói, ta cũng có thể làm được như dây chuyền đóng sữa, sản xuất mì tôm.
Mô hình thí nghiệm tự động hóa tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Ảnh: Mai Hà) |
- Hiện nay, trình độ tự động hóa ở Việt Nam đang ở mức trung bình. Chưa có thống kê chính xác về đóng góp của ngành tự động hóa đối với phát triển kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, về cơ bản tự động hóa chiếm khoảng 25-30% vào toàn bộ quá trình sản xuất. Tự động hóa tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như các nhà máy điện; nhà máy lọc hóa dầu; nhà máy sản xuất phân bón; hóa chất; các nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm (bia, rượu, nước giải khát) và một số dây chuyền may mặc hiện đại.
- Để công nghệ tự động hóa được chuyển giao và ứng dụng vào đời sống nhiều hơn nữa thì trong thời gian tới, ngành tự động hóa cần tập trung vào những điểm nào?
- Trước hết, thông qua Chương trình khoa học và công nghệ (KH-CN) trọng điểm cấp nhà nước về nghiên cứu và ứng dụng tự động hóa, ta chọn lọc các kết quả nghiên cứu rồi đưa vào sản xuất, tất nhiên phải thông qua các chợ về chuyển giao công nghệ để đưa đến người sử dụng. Thứ hai là, hiện nay từ kết quả nghiên cứu đến ứng dụng là một bước dài rất khó, không chỉ phụ thuộc vào các nhà khoa học, mà còn phụ thuộc vào yêu cầu của các doanh nghiệp rất nhiều.
Để phát triển lĩnh vực này trong tương lai, hiện nay Hội Tự động hóa Việt Nam đã kết hợp với ba nhà: nhà nghiên cứu, nhà doanh nghiệp, nhà giáo. Vừa kết hợp nghiên cứu cho doanh nghiệp ứng dụng. Rồi qua đó phải có hệ thống giáo dục đào tạo truyền đạt kiến thức cho nhiều người khác. Kết hợp cả KH-CN với thương trường và giáo dục – đào tạo. Có đi được “ba chân kiềng” như vậy thì trong tương lai gần, ngành tự động hóa mới được áp dụng rộng rãi hơn.
- Xin cảm ơn ông!
0 nhận xét