"Hãy tiết lộ giá thị trường của sự tham nhũng" là khẩu hiệu đăng trên chủ của website ipaidabribe.com (I Paid A Bribe - Tôi từng phải hối lộ) .
Website này mời gọi người dân chia sẻ những lần "kinh qua" việc đưa hối lộ: khoản hối lộ nhằm mục đích gì, diễn ra ở đâu, và trị giá bao nhiêu tiền.
Ra đời vào tháng Tám, website này mang lại cho người dân Ấn Độ cơ hội công khai thể hiện những nỗi tức giận một cách nặc danh, đồng thời cho thấy tác động của nạn tham nhũng đối với cuộc sống hàng ngày.
"Tôi thực hiện kỳ sát hạch lái xe theo đúng nguyên tắc, thế mà anh cán bộ vẫn nói rằng tôi đi quá chậm. Tôi nhận ra ý định của anh ta nên đã đưa anh ta 200 Rupee và mọi việc được thu xếp ổn thỏa" - đây là một ví dụ tiêu biểu cho các ý kiến được đăng tải trên website này.
Website này là ý tưởng của Ramesh và Swati Ramanathan, hai nhà sáng lập của một tổ chức phi lợi nhuận tại Bangalore có tên Janaagraha (nghĩa đen của từ này là "sức mạnh nhân dân").
"Hối lộ là chuyện 'thường ngày ở huyện' khi tiếp xúc với các cán bộ nhà nước", Swati Ramanathan cho biết. "Mục đích của hối lộ là để đăng ký nhà ở, lấy bằng lái xe, lắp đặt đường nước, hay thậm chí là để nhận... giấy chứng tử".
Sau khi sinh sống ở Mỹ và Anh vài năm, khi trở về, hai người rất thất vọng khi thấy nạn tham nhũng lũng đoạn khắp nơi, vì vậy, họ quyết định làm điều gì đó để giải quyết vấn nạn này.
"Tất cả chúng tôi đều phải có trách nhiệm, bởi vì chúng tôi trước sau đều phải đưa hối lộ bởi nếu không thế, sẽ chẳng làm được việc gì ở Ấn Độ cả. Răn dạy đạo đức không chưa đủ, chúng tôi cần phải tìm hiểu rõ ngọn ngành nạn tham nhũng này là gì? Quy mô của nó ra sao?"
Phần thưởng lớn
Website này đã phát triển thành một website so sánh của người tiêu dùng, trong đó người sử dụng còn có thể nhận thông tin và lời khuyên về cách tránh trả tiền hối lộ được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Một phụ nữ chia sẻ cách chị đã tránh phải khoản hối lộ khi làm thủ tục đăng ký nhà ở cho mẹ chị.
"Tôi mang đầy đủ giấy tờ. Thoạt đầu, họ nhìn qua chúng rồi nói: 'Tôi nghĩ có một hồ sơ trong đây chưa cập nhật'. Qua website này, tôi được thông tin rằng đây là một trong những lý do họ tạo ra để nhận hối lộ, và những gì cần làm là nói với họ: 'Được rồi, các anh chị hãy viết nó ra giấy, có kèm tem và con dấu của các anh chị. Lần sau tôi sẽ mang hồ sơ đó đến'. Khi tôi nói vậy, họ trả lời: 'Không sao. Thế ổn rồi. Chúng tôi sẽ làm thủ tục cho chị".
Tính tới nay website này đã ghi nhận gần 10.000 vụ hối lộ trên khắp 347 thành phố và 19 cơ quan chính phủ.
Khi những con số này tăng lên, Swati Ramanathan hy vọng website sẽ trở thành một công cụ đắc lực làm "bẽ mặt" các cơ quan chính phủ, khiến họ phải bắt tay tìm cách giải quyết vấn nạn tham nhũng.
"Ở đất nước chúng tôi, khi nhúng tay vào tham nhũng, rủi ro là rất ít trong khi "phần thưởng" nhận về lại lớn. Khi ta thay đổi phương trình đó - tăng phần rủi ro lên bằng cách công khai sự vụ - phần thưởng sẽ bớt đi", bà nói.
Đánh vào lòng tự trọng Một trong những thành công ban đầu của website là với Bộ Vận tải Nhà nước của thành phố Karnataka. Đây là thành phố được nhắc đến nhiều lần trong các vụ tố giác tham nhũng. Điều này khiến một quan chức của bộ, ông Bhaskar Rao, mời đội ngũ thực hiện trang I Paid A Bribe tới trình bày về những phát hiện của họ trước nhân viên của ông.
"Tôi muốn sử dụng website đó để làm trong sạch bộ của mình", ông nói. "Những chứng cứ trên website này đã đem lại cho tôi sự ủng hộ từ bên trong, để qua đó tạo ra thay đổi. Mọi nhân viên trong văn phòng đang dần nhận thức được rằng nếu họ nhận tiền, thì việc đó chắc chắn không chỉ là chuyện "nội bộ" giữa người đưa và nhận hối lộ. Thông tin đó sẽ được phát tán ra ngoài, trên toàn cầu, trên website. Vì thế, mọi người trên thế giới đều sẽ biết rằng văn phòng này không tử tế, và do đó, lòng tự trọng của toàn cơ quan sẽ bị tổn thương".
Nhóm thực hiện website còn giúp bộ của Bhaskar Rao xác định được các khâu dễ thực hiện tham nhũng nhất trong quy trình.
20 nhân viên cấp cao đã bị cảnh báo, và hiện nay, bộ này đang áp dụng công nghệ mới nhằm giảm thiểu cơ hội nhận hối lộ.
Ví dụ, giờ đây người dân đã có thể đăng ký bằng lái xe qua mạng, và điều này đã khiến mỗi đơn đăng ký đều được minh bạch hóa trước công chúng.
Hối lộ trong các cuộc sát hạch lái xe là một vấn đề hóc búa hơn. Bhaskar Rao đã phải nhờ một công ty IT giúp đưa ra giải pháp. Kết quả: Trung tâm sát hạch lái xe tự động đầu tiên trên thế giới đã được khai trương tại Bangalore trong năm nay.
Các lái xe đăng ký kỳ sát hạch qua một chiếc thẻ thông minh, và họ sẽ phải tự vượt qua một cung đường có gắn các bộ cảm biến điện tử. Phần thi của họ được các thiết bị điện tử này ghi lại.
Họ cũng phải hoàn thành một bài kiểm tra kiến thức về Luật đường Cao tốc trên máy tính. Từ sáng kiến này, mọi cơ hội đưa và nhận hối lộ đều bị xóa sổ.
Ban đầu, một số thanh tra trong ngành phản đối việc đưa vào sử dụng trung tâm sát hạch tự động này. Nhưng đến giờ trung tâm này đã thực hiện tới 200 cuộc sát hạch mỗi ngày, và trở thành một niềm tự hào của bộ. Và theo như họ nói, ngày nay Ấn Độ đã có thêm nhiều lái xe giỏi hơn.
Giải quyết vấn nạn hối lộ ở Ấn Độ không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Nhưng website ipaidabribe.com đã chứng tỏ rằng người dân bình thường có thể từ vị trí nạn nhân trở thành một phần của giải pháp.
Website này mời gọi người dân chia sẻ những lần "kinh qua" việc đưa hối lộ: khoản hối lộ nhằm mục đích gì, diễn ra ở đâu, và trị giá bao nhiêu tiền.
Ra đời vào tháng Tám, website này mang lại cho người dân Ấn Độ cơ hội công khai thể hiện những nỗi tức giận một cách nặc danh, đồng thời cho thấy tác động của nạn tham nhũng đối với cuộc sống hàng ngày.
"Tôi thực hiện kỳ sát hạch lái xe theo đúng nguyên tắc, thế mà anh cán bộ vẫn nói rằng tôi đi quá chậm. Tôi nhận ra ý định của anh ta nên đã đưa anh ta 200 Rupee và mọi việc được thu xếp ổn thỏa" - đây là một ví dụ tiêu biểu cho các ý kiến được đăng tải trên website này.
Website này là ý tưởng của Ramesh và Swati Ramanathan, hai nhà sáng lập của một tổ chức phi lợi nhuận tại Bangalore có tên Janaagraha (nghĩa đen của từ này là "sức mạnh nhân dân").
"Hối lộ là chuyện 'thường ngày ở huyện' khi tiếp xúc với các cán bộ nhà nước", Swati Ramanathan cho biết. "Mục đích của hối lộ là để đăng ký nhà ở, lấy bằng lái xe, lắp đặt đường nước, hay thậm chí là để nhận... giấy chứng tử".
Sau khi sinh sống ở Mỹ và Anh vài năm, khi trở về, hai người rất thất vọng khi thấy nạn tham nhũng lũng đoạn khắp nơi, vì vậy, họ quyết định làm điều gì đó để giải quyết vấn nạn này.
"Tất cả chúng tôi đều phải có trách nhiệm, bởi vì chúng tôi trước sau đều phải đưa hối lộ bởi nếu không thế, sẽ chẳng làm được việc gì ở Ấn Độ cả. Răn dạy đạo đức không chưa đủ, chúng tôi cần phải tìm hiểu rõ ngọn ngành nạn tham nhũng này là gì? Quy mô của nó ra sao?"
Phần thưởng lớn
Website này đã phát triển thành một website so sánh của người tiêu dùng, trong đó người sử dụng còn có thể nhận thông tin và lời khuyên về cách tránh trả tiền hối lộ được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Một phụ nữ chia sẻ cách chị đã tránh phải khoản hối lộ khi làm thủ tục đăng ký nhà ở cho mẹ chị.
"Tôi mang đầy đủ giấy tờ. Thoạt đầu, họ nhìn qua chúng rồi nói: 'Tôi nghĩ có một hồ sơ trong đây chưa cập nhật'. Qua website này, tôi được thông tin rằng đây là một trong những lý do họ tạo ra để nhận hối lộ, và những gì cần làm là nói với họ: 'Được rồi, các anh chị hãy viết nó ra giấy, có kèm tem và con dấu của các anh chị. Lần sau tôi sẽ mang hồ sơ đó đến'. Khi tôi nói vậy, họ trả lời: 'Không sao. Thế ổn rồi. Chúng tôi sẽ làm thủ tục cho chị".
Tính tới nay website này đã ghi nhận gần 10.000 vụ hối lộ trên khắp 347 thành phố và 19 cơ quan chính phủ.
Khi những con số này tăng lên, Swati Ramanathan hy vọng website sẽ trở thành một công cụ đắc lực làm "bẽ mặt" các cơ quan chính phủ, khiến họ phải bắt tay tìm cách giải quyết vấn nạn tham nhũng.
"Ở đất nước chúng tôi, khi nhúng tay vào tham nhũng, rủi ro là rất ít trong khi "phần thưởng" nhận về lại lớn. Khi ta thay đổi phương trình đó - tăng phần rủi ro lên bằng cách công khai sự vụ - phần thưởng sẽ bớt đi", bà nói.
"Tôi muốn sử dụng website đó để làm trong sạch bộ của mình", ông nói. "Những chứng cứ trên website này đã đem lại cho tôi sự ủng hộ từ bên trong, để qua đó tạo ra thay đổi. Mọi nhân viên trong văn phòng đang dần nhận thức được rằng nếu họ nhận tiền, thì việc đó chắc chắn không chỉ là chuyện "nội bộ" giữa người đưa và nhận hối lộ. Thông tin đó sẽ được phát tán ra ngoài, trên toàn cầu, trên website. Vì thế, mọi người trên thế giới đều sẽ biết rằng văn phòng này không tử tế, và do đó, lòng tự trọng của toàn cơ quan sẽ bị tổn thương".
Nhóm thực hiện website còn giúp bộ của Bhaskar Rao xác định được các khâu dễ thực hiện tham nhũng nhất trong quy trình.
20 nhân viên cấp cao đã bị cảnh báo, và hiện nay, bộ này đang áp dụng công nghệ mới nhằm giảm thiểu cơ hội nhận hối lộ.
Ví dụ, giờ đây người dân đã có thể đăng ký bằng lái xe qua mạng, và điều này đã khiến mỗi đơn đăng ký đều được minh bạch hóa trước công chúng.
Hối lộ trong các cuộc sát hạch lái xe là một vấn đề hóc búa hơn. Bhaskar Rao đã phải nhờ một công ty IT giúp đưa ra giải pháp. Kết quả: Trung tâm sát hạch lái xe tự động đầu tiên trên thế giới đã được khai trương tại Bangalore trong năm nay.
Các lái xe đăng ký kỳ sát hạch qua một chiếc thẻ thông minh, và họ sẽ phải tự vượt qua một cung đường có gắn các bộ cảm biến điện tử. Phần thi của họ được các thiết bị điện tử này ghi lại.
Họ cũng phải hoàn thành một bài kiểm tra kiến thức về Luật đường Cao tốc trên máy tính. Từ sáng kiến này, mọi cơ hội đưa và nhận hối lộ đều bị xóa sổ.
Ban đầu, một số thanh tra trong ngành phản đối việc đưa vào sử dụng trung tâm sát hạch tự động này. Nhưng đến giờ trung tâm này đã thực hiện tới 200 cuộc sát hạch mỗi ngày, và trở thành một niềm tự hào của bộ. Và theo như họ nói, ngày nay Ấn Độ đã có thêm nhiều lái xe giỏi hơn.
Giải quyết vấn nạn hối lộ ở Ấn Độ không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Nhưng website ipaidabribe.com đã chứng tỏ rằng người dân bình thường có thể từ vị trí nạn nhân trở thành một phần của giải pháp.
- Diệp Phong (Tác giả: Mukti Jain Campion// BBC)
Tuần Việt Nam
0 nhận xét