Nước Nga rúng động vì loại ma túy "ăn thịt người"



Một loại ma túy tự chế đang lan tràn ở Nga, gây ra những hậu quả ghê rợn và rất ít con nghiện có thể sống sót đến 2 năm.
Giống như các con nghiện khác ở Nga, Irina Pavlova khởi đầu những chuỗi ngày nghiện ngập bằng thuốc phiện từ lúc chưa đầy đôi mươi, sau đó chuyển sang heroin, và cuối cùng, khi được 27 tuổi, cô biết đến krokodil, hỗn hợp gây nghiện cực rẻ mà lại gây phê gấp 10 lần heroin. Việc pha chế krokodil, tên y học là desomorphine, cũng khá dễ dàng, cứ việc trộn lẫn một số chất như i-ốt, diêm, xăng… vào thành phần chính là codeine, một loại thuốc giảm đau được bán rộng rãi mà không cần có đơn thuốc, theo tạp chí Time. Nghe qua có vẻ quá lý tưởng cho các con nghiện nghèo nhưng trên thực tế hầu như ai dính vào krokodil cũng chỉ có một con đường: chết không toàn thây.

Rẻ nhưng cực độc
Đối với Pavlova, bước ngoặt đã đến vào năm 2008, khi cô giam mình trong căn hộ của người em trong suốt 2 tuần và chẳng làm gì khác ngoài chuyện nấu rồi chích thuốc vào động mạch đùi ở vùng háng. “Một lần phê kéo dài khoảng 1 giờ rưỡi và mất khoảng gần 1 giờ để nấu thuốc. Tôi cứ liên tục nấu và chích thuốc suốt 24 giờ/ngày”, cô kể lại với Time. Sau 2 tuần, vùng đùi của Pavlova hoại tử nặng và kéo theo nhiễm trùng máu. Cô được đưa vào bệnh viện cấp cứu và đồng ý gia nhập trại cai nghiện.

Có thể nói Pavlova là một trường hợp đặc biệt may mắn vì những con nghiện krokodil khác hầu như chết sạch. Chẳng ai chịu nổi đến 2 năm kể từ khi rờ đến chất gây nghiện khủng khiếp này. Cái tên krokodil, nghĩa là “cá sấu” trong tiếng Nga, còn nhằm chỉ tình trạng vùng da xung quanh vết chích đổi màu xanh lè và xếp vảy như da cá sấu do mạch máu bể nát và vùng mô bao quanh chết dần. Hoại tử và bị cắt cụt chi là hậu quả thường xảy ra đầu tiên đối với các con nghiện. Với những người chích krokodil vào động mạch cổ, phần mô xương xốp, đặc biệt là ở hàm dưới, thường bắt đầu tiêu hủy dần vì chất a-xít có trong hỗn hợp. Hậu quả là răng rụng hết trước khi lợi biến mất.

Như vậy, để đổi lấy chất độc hại rẻ tiền, con nghiện đã phải trả giá bằng chính da thịt mình, chứng kiến thuốc gây nghiện ăn dần cơ thể đến tận xương. Nói theo nghĩa đen, những người này bị thối rữa cho đến chết. Nhiều chuyên gia phòng chống ma túy so sánh tác hại của krokodil với những hậu quả kinh hoàng mà levamisole, một loại thuốc trị giun cho gia súc, gây ra cho các con nghiện ở Mỹ. Khi con nghiện hít hoặc hút chất gây nghiện có trộn levamisole, mũi, tai và cổ, hoặc ở một số trường hợp nghiêm trọng, toàn cơ thể bị thối rữa. Theo Bộ Tư phápMỹ, đến 70% cocaine tại nước này được pha với levamisole, theo tờ Daily Mail.

Đại dịch quốc gia
Báo The Independent dẫn thống kê của chính quyền Nga cho thấy tính đến năm 2010, con số nghiện krokodil dao động từ vài trăm ngàn lên đến 1 triệu người, còn con số tử vong thì chưa đo đếm được. Đây cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới chứng kiến cơn nghiện krokodil bùng nổ thành đại dịch.

Cơn nghiện krokodil xuất hiện đầu tiên tại Siberia và vùng Cận Đông của Nga vào năm 2002. Trong 3 năm trở lại đây, nó lan rộng khắp nước với tốc độ chóng mặt. Kể từ năm 2009, lượng krokodil bị tịch thu ở Nga tăng gấp 23 lần, Tạp chí Time dẫn lời Giám đốc Cơ quan Phòng chống ma túy liên bang Nga Viktor Ivanov cho hay. Trong 3 tháng đầu năm nay, cơ quan này đã tịch thu 65 triệu liều. Khu vực có số con nghiện tăng nhanh nhất là những nơi nghèo và xa xôi như Vorkuta gần cực Bắc.

Independent dẫn lời bác sĩ Artyom Yegorov tại trung tâm cai nghiện ở thành phố Tver cho hay krokodil đẩy cơn phê lên mức độ cao nhất và cũng khó cai nghiện nhất. Đối với trường hợp cai heroin, các triệu chứng chính gây vật vã thường bớt dần từ 5 đến 10 ngày kể từ khi cắt cơn. Nhưng đối với krokodil, hiện tượng đau đớn kéo dài đến 1 tháng và hầu như không thể chịu đựng nổi.

Dù biết kết cục như vậy, nhưng phần lớn các con nghiện Nga vẫn chuyển từ heroin sang dùng krokodil vì thành phần chính là codeine rẻ hơn nhiều so với ma túy tinh chất, cũng như có thể mua ở bất cứ nơi đâu mà chẳng bị cảnh sát sờ gáy. Như lời một con nghiện là Zhenya ở Tver thừa nhận: “Bạn cảm thấy gớm ghiếc khi pha chế và chích krokodil, nhưng bạn sẽ vẫn tiếp tục dính với nó. Cho đến lúc chết”.


(theo Tuổi trẻ)

Tags: , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia