Mối quan hệ đổ vỡ
Khi xem đoạn tin tức về Mùa xuân A-rập, nhà sản xuất phim người Palestine, George Khleifi, băn khoăn không hiểu đoạn phim đó có ý nghĩa gì đối với phương Tây.
"Nếu cuộc cách mạng này ở Ai Cập xảy ra cách đây 30, 40 hay 50 năm, tôi nghĩ chắc chưa đến 10% người Mỹ xem nó. Giờ đây khi đã có vệ tinh và internet - một cuộc cách mạng nổ ra, và người A-rập hóa ra lại không như những gì họ từng nghĩ", Khleifi nói.
Khleifi hy vọng, qua những gì đã diễn ra ở Quảng trường Tahrir, Hollywood sẽ cải thiện hình ảnh mà họ thường phác họa về người A-rập trên phim ảnh. Theo giáo sư Jack Shaheen của Trường Đại học Emory, từ lâu nay phương Tây vẫn quen xây dựng hình ảnh những người A-rập nhỏ nhen, dối trá, và dâm đãng trên màn ảnh.
Trong cuốn sách Những người A-rập xấu xa (Reel Bad Arabs) xuất bản năm 2001, Shaheen đã đưa ra một cái nhìn tổng thể đối với 900 bộ phim làm về người A-rập được thực hiện từ năm 1896 tới năm 2001. Qua đó ông phát hiện ra rằng các bộ phim này đều bị "ám ảnh" bởi ba khuôn mẫu về người A-rập: những vũ nữ múa bụng, các lãnh tụ tiền tỉ, và những kẻ đánh bom.
Trong cuốn sách, Shaheen đặt ra vấn đề: "Một người A-rập là gì? Trong vô số bộ phim của mình, Hollywood đã đưa ra câu trả lời võ đoán: Người A-rập là những kẻ giết người dã man, những kẻ hiếp dâm nhớp nháp, những tay trọc phú dầu lửa, và những kẻ lạm dụng phụ nữ".
Shaheen cho rằng chính những bộ phim đó đã định hình suy nghĩ của người Mỹ về Trung Đông.
Tuy nhiên, Mohammad Bakri, đạo diễn nổi tiếng tại Israel và thế giới A-rập, cho rằng sự khái quát hóa kiểu này tồn tại cả ở hai phía Mỹ và A-rập.
"Ở Hollywood và trong các bộ phim của người Mỹ, thật không may, các nhân vật người A-rập đều được đúc cùng một khuôn. Dù là người nước nào - Ai Cập, Li-băng, Palestine - tất cả họ đều có chung một tính cách. Điều đó thật không hay chút nào", Bakri nói.
Nhưng nhìn ngược lại thì: "Hình ảnh người Mỹ hoặc thái độ của người Mỹ được thể hiện trong các bộ phim của người A-rập đôi khi có thể còn tồi tệ hơn hình ảnh người A-rập trong các bộ phim Mỹ. Đó là một thái độ hết sức ấu trĩ. Chỉ vì Mỹ ủng hộ Israel mà mọi thứ xuất phát từ Mỹ đều là xấu xa cả".
Đối với cả Bakri và nhà phê bình điện ảnh Samir Farid, cuốn sách của Shaheen mới chỉ phản ánh một phía trong mối quan hệ đổ vỡ giữa hai bên được thể hiện trên phim ảnh.
Farid chỉ ra rằng điện ảnh Ai Cập cũng không nương tay với người A-rập. Ông nói: "Hình ảnh về người A-rập và những đồng đôla dầu lửa trong các bộ phim của Ai Cập thậm chí còn tồi tệ hơn những hình ảnh này khi chúng được thể hiện trong các bộ phim của Mỹ".
Tương tự, Farid cũng cho rằng sự thể hiện hình ảnh người Mỹ trong các bộ phim của Ai Cập cũng không chính xác và thiếu chân thực.
"Có một hình dung rất tồi tệ về người Mỹ: đó là những tên cao bồi, những người không văn minh và thô lỗ", Farid nói.
Đã bắt đầu một quá trình cải thiện?
Theo Shaheen, điện ảnh Mỹ bắt đầu có ác cảm với người A-rập trong thập niên 1940, khi Israel giành được độc lập và các quốc gia A-rập đứng về phía người Palestine.
Farid cho rằng điện ảnh Ai Cập đã dần thoát khỏi ảo tưởng của họ về phương Tây sau cuộc chiến tranh tiêu hao năm 1956, trong đó Ai Cập tranh giành quyền kiểm soát kênh đào Suez với Israel.
Nhà sản xuất phim Khleifi cũng nhận thấy xu hướng "bêu xấu nhau" của cả người A-rập và người Mỹ. Nhưng ông cho rằng người Mỹ có phần "tệ" hơn.
"Người Palestine hay điện ảnh, truyền hình A-rập không phê phán lối sống của người Mỹ. Họ không bêu riếu các thói quen và tôn giáo của người Mỹ. Cái họ chỉ trích gay gắt là quan điểm chính trị của người Mỹ... Đối với họ, người Mỹ là những tên đế quốc mới". Khleifi cho biết bên ngoài Hollywood, các đạo diễn của khu vực Bắc Phi và Nam Âu cũng bắt đầu thể hiện hình ảnh người A-rập trên phim với cái nhìn thiện cảm hơn và ít duy cảm hơn. Tuy nhiên, ông cho biết, những bộ phim đó vẫn chưa được trình chiếu tại Mỹ.
Đạo diễn Bakri cũng nhận thấy một quá trình cải thiện hình ảnh của người A-rập trên màn ảnh Mỹ. Quá trình này bắt đầu với các bộ phim Mỹ tái hiện cuộc chiến tại Việt Nam, tiếp đó là với những bộ phim nhìn nhận lại cuộc thanh tẩy chủng tộc của người Mỹ gốc, và cuối cùng là với hình ảnh về người A-rập. Bakri dẫn ra bộ phim "Rendition" (Đầu hàng, năm 2007), trong đó nhân vật nam người Ai Cập đã bị bắt nhầm và bị tra tấn vì các cáo buộc liên quan tới khủng bố.
"Bộ phim đưa ra nhiều chỉ trích đối với CIA và cách hành xử của họ đối với người A-rập. Chí ít bộ phim cũng chỉ ra rằng những người chịu ảnh hưởng của sự thành kiến ở Mỹ đều cho rằng người A-rập nào cũng là bin Laden. Đáng tiếc là thành kiến đó vẫn tiếp tục tồn tại tới ngày nay", Bakri nói.
Còn đối với Farid, điều đáng phàn nàn nhất về hình ảnh người A-rập trên phim lại là chuyện ai đứng sau máy quay. Một ví dụ là bộ phim sử thi dài 4 tiếng Lawrence of Arabia (Lawrence xứ A-rập); bộ phim xoay quanh cuộc sống của nhân vật lịch sử có thật T. E. Lawrence tại A-rập trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Bộ phim này thường được xem như một trong những tác phẩm điện ảnh vĩ đại nhất trong lịch sử.
"Các đạo diễn A-rập phải thấy xấu hổ vì bộ phim hay nhất về văn hóa vùng sa mạc lại được xây dựng bởi bàn tay của 2 đạo diễn David Lean (Anh) và Sam Spiegel (Mỹ gốc Áo)", ông nói.
"Người A-rập có rạp chiếu phim đã 100 năm nay. Họ có đạo diễn, có tiền bạc, và mọi thứ. Thay vì nói rằng người Mỹ không hiểu văn hóa A-rập, lẽ ra trước tiên nên yêu cầu các đạo diễn A-rập làm điều đó".
Tác giả: Diệp Phong (theo Global Post, Vietnamweek)
Khi xem đoạn tin tức về Mùa xuân A-rập, nhà sản xuất phim người Palestine, George Khleifi, băn khoăn không hiểu đoạn phim đó có ý nghĩa gì đối với phương Tây.
"Nếu cuộc cách mạng này ở Ai Cập xảy ra cách đây 30, 40 hay 50 năm, tôi nghĩ chắc chưa đến 10% người Mỹ xem nó. Giờ đây khi đã có vệ tinh và internet - một cuộc cách mạng nổ ra, và người A-rập hóa ra lại không như những gì họ từng nghĩ", Khleifi nói.
Khleifi hy vọng, qua những gì đã diễn ra ở Quảng trường Tahrir, Hollywood sẽ cải thiện hình ảnh mà họ thường phác họa về người A-rập trên phim ảnh. Theo giáo sư Jack Shaheen của Trường Đại học Emory, từ lâu nay phương Tây vẫn quen xây dựng hình ảnh những người A-rập nhỏ nhen, dối trá, và dâm đãng trên màn ảnh.
Trong cuốn sách Những người A-rập xấu xa (Reel Bad Arabs) xuất bản năm 2001, Shaheen đã đưa ra một cái nhìn tổng thể đối với 900 bộ phim làm về người A-rập được thực hiện từ năm 1896 tới năm 2001. Qua đó ông phát hiện ra rằng các bộ phim này đều bị "ám ảnh" bởi ba khuôn mẫu về người A-rập: những vũ nữ múa bụng, các lãnh tụ tiền tỉ, và những kẻ đánh bom.
Trong cuốn sách, Shaheen đặt ra vấn đề: "Một người A-rập là gì? Trong vô số bộ phim của mình, Hollywood đã đưa ra câu trả lời võ đoán: Người A-rập là những kẻ giết người dã man, những kẻ hiếp dâm nhớp nháp, những tay trọc phú dầu lửa, và những kẻ lạm dụng phụ nữ".
Shaheen cho rằng chính những bộ phim đó đã định hình suy nghĩ của người Mỹ về Trung Đông.
Tuy nhiên, Mohammad Bakri, đạo diễn nổi tiếng tại Israel và thế giới A-rập, cho rằng sự khái quát hóa kiểu này tồn tại cả ở hai phía Mỹ và A-rập.
"Ở Hollywood và trong các bộ phim của người Mỹ, thật không may, các nhân vật người A-rập đều được đúc cùng một khuôn. Dù là người nước nào - Ai Cập, Li-băng, Palestine - tất cả họ đều có chung một tính cách. Điều đó thật không hay chút nào", Bakri nói.
Nhưng nhìn ngược lại thì: "Hình ảnh người Mỹ hoặc thái độ của người Mỹ được thể hiện trong các bộ phim của người A-rập đôi khi có thể còn tồi tệ hơn hình ảnh người A-rập trong các bộ phim Mỹ. Đó là một thái độ hết sức ấu trĩ. Chỉ vì Mỹ ủng hộ Israel mà mọi thứ xuất phát từ Mỹ đều là xấu xa cả".
Đối với cả Bakri và nhà phê bình điện ảnh Samir Farid, cuốn sách của Shaheen mới chỉ phản ánh một phía trong mối quan hệ đổ vỡ giữa hai bên được thể hiện trên phim ảnh.
Farid chỉ ra rằng điện ảnh Ai Cập cũng không nương tay với người A-rập. Ông nói: "Hình ảnh về người A-rập và những đồng đôla dầu lửa trong các bộ phim của Ai Cập thậm chí còn tồi tệ hơn những hình ảnh này khi chúng được thể hiện trong các bộ phim của Mỹ".
Tương tự, Farid cũng cho rằng sự thể hiện hình ảnh người Mỹ trong các bộ phim của Ai Cập cũng không chính xác và thiếu chân thực.
"Có một hình dung rất tồi tệ về người Mỹ: đó là những tên cao bồi, những người không văn minh và thô lỗ", Farid nói.
|
Ảnh minh họa: Global Post |
Theo Shaheen, điện ảnh Mỹ bắt đầu có ác cảm với người A-rập trong thập niên 1940, khi Israel giành được độc lập và các quốc gia A-rập đứng về phía người Palestine.
Farid cho rằng điện ảnh Ai Cập đã dần thoát khỏi ảo tưởng của họ về phương Tây sau cuộc chiến tranh tiêu hao năm 1956, trong đó Ai Cập tranh giành quyền kiểm soát kênh đào Suez với Israel.
Nhà sản xuất phim Khleifi cũng nhận thấy xu hướng "bêu xấu nhau" của cả người A-rập và người Mỹ. Nhưng ông cho rằng người Mỹ có phần "tệ" hơn.
Poster phim Lawrence xứ A-rập |
Đạo diễn Bakri cũng nhận thấy một quá trình cải thiện hình ảnh của người A-rập trên màn ảnh Mỹ. Quá trình này bắt đầu với các bộ phim Mỹ tái hiện cuộc chiến tại Việt Nam, tiếp đó là với những bộ phim nhìn nhận lại cuộc thanh tẩy chủng tộc của người Mỹ gốc, và cuối cùng là với hình ảnh về người A-rập. Bakri dẫn ra bộ phim "Rendition" (Đầu hàng, năm 2007), trong đó nhân vật nam người Ai Cập đã bị bắt nhầm và bị tra tấn vì các cáo buộc liên quan tới khủng bố.
"Bộ phim đưa ra nhiều chỉ trích đối với CIA và cách hành xử của họ đối với người A-rập. Chí ít bộ phim cũng chỉ ra rằng những người chịu ảnh hưởng của sự thành kiến ở Mỹ đều cho rằng người A-rập nào cũng là bin Laden. Đáng tiếc là thành kiến đó vẫn tiếp tục tồn tại tới ngày nay", Bakri nói.
Còn đối với Farid, điều đáng phàn nàn nhất về hình ảnh người A-rập trên phim lại là chuyện ai đứng sau máy quay. Một ví dụ là bộ phim sử thi dài 4 tiếng Lawrence of Arabia (Lawrence xứ A-rập); bộ phim xoay quanh cuộc sống của nhân vật lịch sử có thật T. E. Lawrence tại A-rập trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Bộ phim này thường được xem như một trong những tác phẩm điện ảnh vĩ đại nhất trong lịch sử.
"Các đạo diễn A-rập phải thấy xấu hổ vì bộ phim hay nhất về văn hóa vùng sa mạc lại được xây dựng bởi bàn tay của 2 đạo diễn David Lean (Anh) và Sam Spiegel (Mỹ gốc Áo)", ông nói.
"Người A-rập có rạp chiếu phim đã 100 năm nay. Họ có đạo diễn, có tiền bạc, và mọi thứ. Thay vì nói rằng người Mỹ không hiểu văn hóa A-rập, lẽ ra trước tiên nên yêu cầu các đạo diễn A-rập làm điều đó".
Tác giả: Diệp Phong (theo Global Post, Vietnamweek)
0 nhận xét