Đào tạo “hắc khách”(hacker) ở Trung Quốc đang trở thành một ngành công nghiệp phát đạt, lợi nhuận hằng năm lên đến 238 triệu nhân dân tệ
Theo nhật báo China Daily, xuất bản tại Bắc Kinh, “hắc khách” cũng làm thiệt hại về mặt kinh tế rất lớn, vào khoảng 7,6 tỉ nhân dân tệ (gọi tắt là tệ), chủ yếu thông qua các hình thức đột nhập mạng các ngân hàng ăn cắp mật khẩu, số tài khoản để rút tiền.
Có bao nhiêu trường lớp đào tạo “hắc khách” ở Trung Quốc? Không ai biết và cũng khó thống kê được bởi phần lớn dạy trực tuyến qua mạng internet. Một nữ nhân viên phụ trách khách hàng các lớp an ninh mạng của hackerbase.com, phân trần: “Trường chúng tôi chỉ dạy những công dân bình thường tự vệ chống “hắc khách”.
Giống như dạy lái xe hơi
“Trường đào tạo “hắc khách” giống như trường dạy lái xe hơi. Nhà trường dạy cách lái nhưng học trò chịu trách nhiệm nếu lái đụng chết người” – Vương Hiếu Băng, cố vấn an ninh của hackerbase.com, chia sẻ. Ông Vương thừa nhận: “Trên thực tế có nhiều trường dạy người học tấn công các máy tính không được bảo vệ kỹ lưỡng để ăn cắp thông tin cá nhân. Sau đó họ dùng những thông tin đó bán cho người khác”.
Cũng theo ông Vương, nhiều người học đầu tư vài trăm tệ để học cách làm giàu phi pháp. Luật sư Lý Thế Hỉ, thuộc Công ty Luật Tử Quang ở Bắc Kinh, nhận định: “Dạy học sinh cách ăn cắp thông tin từ máy tính người khác để trục lợi là một tội hình sự. Phải đóng cửa các trường lớp đó và người chịu trách nhiệm phải bị trừng phạt nghiêm minh”.
Nhiều “hắc khách” đã bị tóm cổ và lãnh án tù. Đặc biệt, những người dám giỡn mặt chính quyền bị trừng trị rất nghiêm. Hồi đầu năm nay, một “hắc khách” ở tỉnh Hồ Hắc bị xử 18 tháng tù về tội thay ảnh một quan chức chính quyền đăng trên mạng nhà nước bằng ảnh một mỹ nữ mặc áo tắm hai mảnh.
Nếu trước đây, việc tuyển sinh “hắc khách” được thực hiện một cách thầm lặng trên mạng thì trong thời gian gần đây, các bảng quảng cáo tuyển sinh mọc nhan nhản trên đường phố các thành phố lớn nhỏ. Học viện Đào tạo Hắc khách Ngàn Hà ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc chẳng hạn đã trương lên một bảng quảng cáo khổng lồ tuyển sinh lớp “hắc khách” trên nhiều đường lớn thành phố này.
Bảng quảng cáo ghi rõ chỉ tuyển học sinh từ 17 đến 25 tuổi sau một kỳ thi tuyển. Tuy nhiên, theo Levi, một cư dân mạng ở Vũ Hán, bảng quảng cáo nói một đằng nhưng làm một nẻo. Nhà trường bảo dạy người học tự vệ chống “hắc khách” nhưng thực tế các bài giảng tập trung dạy các phần mềm tin tặc dùng để tấn công mạng, ăn cắp mật khẩu. Levi đã 26 tuổi nhưng vẫn có thể đăng ký học dễ dàng sau một kỳ thi kiểm tra trình độ chiếu lệ, miễn là đóng học phí đầy đủ.
Levi, một tay cao thủ về máy tính, cho biết lớp đào tạo “hắc khách” của học viện quá hời hợt trong khi người học cần học lý thuyết máy tính, các hệ điều hành và ngôn ngữ lập trình mới có thể trở thành một chuyên viên an ninh mạng.
Thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông có một cơ sở giáo dục khổng lồ mang tên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Sơn Đông Lan Hương, hằng năm cho ra đời 30.000 thợ cơ khí, thợ hàn và thợ cắt tóc.
Đầu tháng 6 này, khi Công ty Google của Mỹ tố cáo “hắc khách” ở Tế Nam tấn công ăn cắp các tài khoản cá nhân Gmail của nhiều quan chức Mỹ, trong đó có các quan chức Nhà Trắng thì cái tên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Sơn Đông Lan Hương cùng với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải xuất hiện trên báo chí phương Tây như là nơi nghi ngờ đào tạo “hắc khách” số 1 hiện nay ở Trung Quốc.
Nhật báo Mỹ The Wall Street Journal cho biết tuy Nhà Trắng và Google không nói cụ thể ai đứng đằng sau những vụ tấn công từ Tế Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông, mọi chú ý đều đổ dồn vào nhà trường khổng lồ nói trên, vốn có những chuyện tế nhị.
Ví dụ như ông Vinh Lan Hương, nhà sáng lập kiêm hiệu trưởng, năm nay 47 tuổi, có mối quan hệ đặc biệt với Quân đội Nhân dân Giải phóng (PLA) trên 20 năm. Nhà trường này từng là liên doanh kinh tế giữa ông Vinh và PLA. Cuối thập niên 1990, khi nhà nước cấm PLA làm kinh tế, ông Vinh mới trở lại làm hiệu trưởng.
Hoặc hồi tháng 3 năm ngoái, trong một cuộc phỏng vấn của Đài Phát thanh Quốc gia Trung Quốc, ông Vinh tiết lộ rằng nhà trường từng dạy khoa công nghệ thông tin từ 15 năm nay. Đặc biệt, nhà trường có một phòng vi tính dành cho sinh viên trang bị 1.300 máy tính mà ông tự hào cho là một kỷ lục thế giới. Tuy vậy, nhà trường không quảng bá rộng các lớp này.
Kỳ tới: “Hắc khách” yêu nước
Có bao nhiêu trường lớp đào tạo “hắc khách” ở Trung Quốc? Không ai biết và cũng khó thống kê được bởi phần lớn dạy trực tuyến qua mạng internet. Một nữ nhân viên phụ trách khách hàng các lớp an ninh mạng của hackerbase.com, phân trần: “Trường chúng tôi chỉ dạy những công dân bình thường tự vệ chống “hắc khách”.
Tuy nhiên, nữ nhân viên này cũng thừa nhận rằng người học dễ sinh tà ý: “Khi dạy, chúng tôi luôn luôn nhắc nhở học sinh rằng tấn công máy tính của người khác là bất hợp pháp”. Nữ nhân viên này cho biết thêm nhà trường không chịu trách nhiệm nếu học sinh dùng sở học để làm chuyện phi pháp.
Quảng cáo tuyển sinh “hắc khách chính nghĩa” của một cơ sở tư nhân ở Vũ Hán. Ảnh: Heike
Giống như dạy lái xe hơi
“Trường đào tạo “hắc khách” giống như trường dạy lái xe hơi. Nhà trường dạy cách lái nhưng học trò chịu trách nhiệm nếu lái đụng chết người” – Vương Hiếu Băng, cố vấn an ninh của hackerbase.com, chia sẻ. Ông Vương thừa nhận: “Trên thực tế có nhiều trường dạy người học tấn công các máy tính không được bảo vệ kỹ lưỡng để ăn cắp thông tin cá nhân. Sau đó họ dùng những thông tin đó bán cho người khác”.
Cũng theo ông Vương, nhiều người học đầu tư vài trăm tệ để học cách làm giàu phi pháp. Luật sư Lý Thế Hỉ, thuộc Công ty Luật Tử Quang ở Bắc Kinh, nhận định: “Dạy học sinh cách ăn cắp thông tin từ máy tính người khác để trục lợi là một tội hình sự. Phải đóng cửa các trường lớp đó và người chịu trách nhiệm phải bị trừng phạt nghiêm minh”.
Nhiều “hắc khách” đã bị tóm cổ và lãnh án tù. Đặc biệt, những người dám giỡn mặt chính quyền bị trừng trị rất nghiêm. Hồi đầu năm nay, một “hắc khách” ở tỉnh Hồ Hắc bị xử 18 tháng tù về tội thay ảnh một quan chức chính quyền đăng trên mạng nhà nước bằng ảnh một mỹ nữ mặc áo tắm hai mảnh.
Nếu trước đây, việc tuyển sinh “hắc khách” được thực hiện một cách thầm lặng trên mạng thì trong thời gian gần đây, các bảng quảng cáo tuyển sinh mọc nhan nhản trên đường phố các thành phố lớn nhỏ. Học viện Đào tạo Hắc khách Ngàn Hà ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc chẳng hạn đã trương lên một bảng quảng cáo khổng lồ tuyển sinh lớp “hắc khách” trên nhiều đường lớn thành phố này.
Bảng quảng cáo ghi rõ chỉ tuyển học sinh từ 17 đến 25 tuổi sau một kỳ thi tuyển. Tuy nhiên, theo Levi, một cư dân mạng ở Vũ Hán, bảng quảng cáo nói một đằng nhưng làm một nẻo. Nhà trường bảo dạy người học tự vệ chống “hắc khách” nhưng thực tế các bài giảng tập trung dạy các phần mềm tin tặc dùng để tấn công mạng, ăn cắp mật khẩu. Levi đã 26 tuổi nhưng vẫn có thể đăng ký học dễ dàng sau một kỳ thi kiểm tra trình độ chiếu lệ, miễn là đóng học phí đầy đủ.
Levi, một tay cao thủ về máy tính, cho biết lớp đào tạo “hắc khách” của học viện quá hời hợt trong khi người học cần học lý thuyết máy tính, các hệ điều hành và ngôn ngữ lập trình mới có thể trở thành một chuyên viên an ninh mạng.
Bảng quảng cáo của Học viện Công nghệ thông tin Bắc Đại Khánh Ngưu còn có những lời lẽ bạo hơn: “Bạn muốn trải nghiệm cảm giác của “hắc khách”, đột nhập từ xa một hệ thống máy tính, đánh sập mạng, ăn cắp mật khẩu? Bạn có thể làm được tất cả chuyện ấy với học viện chúng tôi”.
Hiệu trưởng Vinh Lan Hương. Ảnh: China Daily
Tế Nam, lò đào tạo số 1 Thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông có một cơ sở giáo dục khổng lồ mang tên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Sơn Đông Lan Hương, hằng năm cho ra đời 30.000 thợ cơ khí, thợ hàn và thợ cắt tóc.
Đầu tháng 6 này, khi Công ty Google của Mỹ tố cáo “hắc khách” ở Tế Nam tấn công ăn cắp các tài khoản cá nhân Gmail của nhiều quan chức Mỹ, trong đó có các quan chức Nhà Trắng thì cái tên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Sơn Đông Lan Hương cùng với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải xuất hiện trên báo chí phương Tây như là nơi nghi ngờ đào tạo “hắc khách” số 1 hiện nay ở Trung Quốc.
Nhật báo Mỹ The Wall Street Journal cho biết tuy Nhà Trắng và Google không nói cụ thể ai đứng đằng sau những vụ tấn công từ Tế Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông, mọi chú ý đều đổ dồn vào nhà trường khổng lồ nói trên, vốn có những chuyện tế nhị.
Ví dụ như ông Vinh Lan Hương, nhà sáng lập kiêm hiệu trưởng, năm nay 47 tuổi, có mối quan hệ đặc biệt với Quân đội Nhân dân Giải phóng (PLA) trên 20 năm. Nhà trường này từng là liên doanh kinh tế giữa ông Vinh và PLA. Cuối thập niên 1990, khi nhà nước cấm PLA làm kinh tế, ông Vinh mới trở lại làm hiệu trưởng.
Hoặc hồi tháng 3 năm ngoái, trong một cuộc phỏng vấn của Đài Phát thanh Quốc gia Trung Quốc, ông Vinh tiết lộ rằng nhà trường từng dạy khoa công nghệ thông tin từ 15 năm nay. Đặc biệt, nhà trường có một phòng vi tính dành cho sinh viên trang bị 1.300 máy tính mà ông tự hào cho là một kỷ lục thế giới. Tuy vậy, nhà trường không quảng bá rộng các lớp này.
Kỳ tới: “Hắc khách” yêu nước
VĂN ANH
Theo NLĐ
0 nhận xét