Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua (23/6) cho biết, họ đã phát hiện 11 chiếc tàu chiến Trung Quốc đi lại ở khu vực lãnh hải quốc tế ngoài khơi hòn đảo phía nam Okinawa.
Mặc dù các tàu chiến Trung Quốc không hề xâm phạm lãnh hải nhưng việc những chiếc tàu chiến này lượn lờ xung quanh một hòn đảo của Nhật Bản là rất nhạy cảm bởi giữa hai nước láng giềng khổng lồ của Châu Á này đang tranh chấp nhau một loạt hòn đảo nhỏ ở biển Hoa Đông.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay, họ đã giám sát 11 tàu chiến của Trung Quốc khi những con tàu này đi từ Biển Thái Bình Dương vào biển Hoa Đông.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật Bản Shuichi Fukuya tin rằng, đó là những chiếc tàu chiến đang trở về từ một cuộc tập trận của Trung Quốc ở ngoài khơi cách bờ biển phía nam đảo Okinawa khoảng 1.500 km.
Theo ông Fukuya, quân đội Nhật Bản đã nhìn thấy một loạt tàu chiến Trung Quốc hướng đến khu vực từ ngày 8-9/6.
Trong một động thái riêng rẽ khác, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, một tàu nghiên cứu hàng hải của Trung Quốc hôm qua cũng đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, cách bờ biển thành phố Miyagi khoảng 330km. Miyagi là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận động đất kèm sóng thần khủng khiếp hôm 11/3 vừa rồi.
Một chiếc tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã phải phát đi tín hiệu cảnh báo với tàu Trung Quốc và con tàu này đã rời khu vực 4 giờ đồng hồ sau đó.
Tokyo và Bắc Kinh tranh chấp nhau nhóm đảo Senkaku theo tiếng Nhật Bản hay còn gọi là Điếu Ngư theo tiếng Trung Quốc. Đây là nhóm đảo không người ở nhưng được cho là có chứa nhiều trữ lượng dầu mỏ thuộc biển Hoa Đông.
Hồi tháng 8 năm ngoái, hai cường quốc hàng đầu Châu Á đã từng rơi vào một cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất trong nhiều năm trở lại đây sau khi Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng Trung Quốc sau vụ va chạm tàu thuyền ở gần khu vực tranh chấp.
Giận dữ trước động thái của Nhật Bản, Bắc Kinh đã có một loạt phản ứng trả đũa sau đó như phái hai tàu tuần tra ngư nghiệp của nước này đến vùng lãnh hải gần nhóm đảo tranh chấp. Hai con tàu này chỉ được rút đi sau khi Nhật Bản thả thuyền trưởng Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi thuyền trưởng Trung Quốc được thả, Bắc Kinh lại tiếp tục đưa hai tàu tuần tra đến khu vực tranh chấp. Động thái này được Bắc Kinh giải thích là để “bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngư dân Trung Quốc ở đây”.
Ngoài việc đưa tàu đến khu vực tranh chấp, Trung Quốc còn thường xuyên cho máy bay bay vào đây. Năm ngoái, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã 48 lần buộc phải điều các máy bay chiến đấu đi chặn những cuộc bay tiếp sát của các máy bay quân sự Trung Quốc. Những vụ việc này xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 12.
Việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự gần đây đã khiến Nhật Bản xem xét lại chính sách quốc phòng và tính đến việc cử thêm nhiều lực lượng đến các hòn đảo nằm rải rác ở phía nam nước này.
Có thể nói, những cuộc khủng hoảng xuất phát từ vụ tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông là một phần nguyên nhân khiến quan hệ Nhật-Trung lên xuống thất thường.
Mặc dù các tàu chiến Trung Quốc không hề xâm phạm lãnh hải nhưng việc những chiếc tàu chiến này lượn lờ xung quanh một hòn đảo của Nhật Bản là rất nhạy cảm bởi giữa hai nước láng giềng khổng lồ của Châu Á này đang tranh chấp nhau một loạt hòn đảo nhỏ ở biển Hoa Đông.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay, họ đã giám sát 11 tàu chiến của Trung Quốc khi những con tàu này đi từ Biển Thái Bình Dương vào biển Hoa Đông.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật Bản Shuichi Fukuya tin rằng, đó là những chiếc tàu chiến đang trở về từ một cuộc tập trận của Trung Quốc ở ngoài khơi cách bờ biển phía nam đảo Okinawa khoảng 1.500 km.
Theo ông Fukuya, quân đội Nhật Bản đã nhìn thấy một loạt tàu chiến Trung Quốc hướng đến khu vực từ ngày 8-9/6.
Trong một động thái riêng rẽ khác, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, một tàu nghiên cứu hàng hải của Trung Quốc hôm qua cũng đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, cách bờ biển thành phố Miyagi khoảng 330km. Miyagi là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận động đất kèm sóng thần khủng khiếp hôm 11/3 vừa rồi.
Một chiếc tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã phải phát đi tín hiệu cảnh báo với tàu Trung Quốc và con tàu này đã rời khu vực 4 giờ đồng hồ sau đó.
Tokyo và Bắc Kinh tranh chấp nhau nhóm đảo Senkaku theo tiếng Nhật Bản hay còn gọi là Điếu Ngư theo tiếng Trung Quốc. Đây là nhóm đảo không người ở nhưng được cho là có chứa nhiều trữ lượng dầu mỏ thuộc biển Hoa Đông.
Hồi tháng 8 năm ngoái, hai cường quốc hàng đầu Châu Á đã từng rơi vào một cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất trong nhiều năm trở lại đây sau khi Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng Trung Quốc sau vụ va chạm tàu thuyền ở gần khu vực tranh chấp.
Giận dữ trước động thái của Nhật Bản, Bắc Kinh đã có một loạt phản ứng trả đũa sau đó như phái hai tàu tuần tra ngư nghiệp của nước này đến vùng lãnh hải gần nhóm đảo tranh chấp. Hai con tàu này chỉ được rút đi sau khi Nhật Bản thả thuyền trưởng Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi thuyền trưởng Trung Quốc được thả, Bắc Kinh lại tiếp tục đưa hai tàu tuần tra đến khu vực tranh chấp. Động thái này được Bắc Kinh giải thích là để “bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngư dân Trung Quốc ở đây”.
Ngoài việc đưa tàu đến khu vực tranh chấp, Trung Quốc còn thường xuyên cho máy bay bay vào đây. Năm ngoái, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã 48 lần buộc phải điều các máy bay chiến đấu đi chặn những cuộc bay tiếp sát của các máy bay quân sự Trung Quốc. Những vụ việc này xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 12.
Việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự gần đây đã khiến Nhật Bản xem xét lại chính sách quốc phòng và tính đến việc cử thêm nhiều lực lượng đến các hòn đảo nằm rải rác ở phía nam nước này.
Có thể nói, những cuộc khủng hoảng xuất phát từ vụ tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông là một phần nguyên nhân khiến quan hệ Nhật-Trung lên xuống thất thường.
Kiệt Linh - (theo AP)
VnMedia
0 nhận xét