Nhà báo và nỗi cô đơn trên đường tác nghiệp

Được phong nhận có quyền lực thứ 4 trong xã hội nhưng các nhà báo lại luôn luôn phải đối mặt với những nguy hiểm thậm chí đến cả tính mạng. Càng dấn thân vào phanh phui những sự kiện nóng bỏng trong cuộc sống, nhà báo càng rơi vào thế “cô đơn” và hiểm nguy rình rập…

Bị đe doạ là chuyện thường ngày...

Chỉ cần gõ dòng chữ “nhà báo bị hành hung” trên Google, trong 0,10 giây sẽ nhận được 25,5 triệu kết quả. Con số thống kê này khiến những người làm nghề giật mình. Có lẽ đây là lý do khiến nhiều người đưa nghề báo vào một dạng nghề nguy hiểm.

Tháng 5/2011, phóng viên VnMedia thực hiện loạt bài viết về việc dự án An Thịnh 6 vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ nhưng đã được các sàn bất động sản chào bán công khai. Trong vai người đi mua đất, phóng viên VnMedia đã đến một số sàn bất động sản ở Hà Nội, trong đó có sàn bất động sản Trường Phát tại ngõ 107 Trần Duy Hưng. Sau khi VnMedia lên bài, nhân viên tại sàn này liên tục gọi điện cho phóng viên, thậm chí còn nhắn tin với những lời lẽ đe doạ phóng viên.
 Ảnh minh họa
 Người đàn ông tên Thanh này đang lăng mạ chửi bới phóng viên của truyền hình ATV của báo An ninh thủ đô ngày 14/6 vừa qua.


Trước đó, trong khi đi thực tế thực hiện loạt bài “Sốt đất Ba Vì” (loạt bài được giải khuyến khích giải báo chí quốc gia; giải ba giải báo chí do Liên chi hội nhà báo Thông tin và Truyền thông) phóng viên VnMedia cũng nhận được những lời lẽ hết sức thô tục của những cò đất đang bán đất tại Ba Vì. Thậm chí, để tránh bị quấy nhiễu, phóng viên VnMedia đành phải thay số điện thoại.

Phóng viên Phạm Minh Hùng, thường trú tại Hải Phòng của báo Công lý cũng từng bị xã hội đen đe doạ chặt chân, giết cả nhà vì phanh phui tiêu cực tại một phường ở thành phố Cảng. Nếu không nhờ công an TP. Hải Phòng can thiệp, chắc chắn anh và gia đình không thể yên thân.

Ngày 30/5/2011, PV Võ Thanh Mai của báo Nông Nghiệp Việt Nam thường trú tại Nghệ An đã bị chém nhiều nhát vào tay trái. Đáng nói là hung thủ rất táo tợn, ngang nhiên vào tận cây xăng để chém phóng viên trước mặt rất nhiều người. Phóng viên Mai đã phải vào bệnh viện điều trị.
 Ảnh minh họa
 Phóng viên báo Dân Việt bị người đàn ông đang chỉ tay lăng mạ khi đang tác nghiệp.


Sáng 14/6/2011, trong khi đang tác nghiệp việc lấn chiếm hành lang đường sắt làm điểm kinh doanh vật liệu xây dựng tại ga Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội, phóng viên Phạm Hồng Phong, quay phim của kênh VTC 14, đã bị một người tên Thanh dùng lời lẽ lăng mạ và giằng máy quay. Phóng viên Lê Duy Khánh thuộc chương trình truyền hình ATV của báo An Ninh Thủ Đô đã ghi lại hành động này. Phát hiện mình bị ghi hình, ông Thanh lao đến chửi bới, đấm vào mặt và bóp cổ phóng viên Khánh. Chiều 19/6, Công an huyện Từ Liêm, Hà Nội đã bắt Trần Xuân Thanh (36 tuổi) để điều tra hành vi chửi bới lăng mạ, không cho phóng viên tác nghiệp.
  
Tối 7/3/2011, nhà báo Hoàng Dưỡng, trưởng Đài Phát thanh-truyền hình huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc đã bị một nhóm người hành hung gây trọng thương ngay trên đường thành phố Buôn Ma Thuột.
 Ảnh minh họa
 Nhà báo Thế Dũng - báo Người Lao động bị hành hung khi tác nghiệp về tình trạng buôn lậu tại Lạng Sơn.


Theo tường thuật của những nhân chứng, khi nhà báo Hoàng Dưỡng vừa bước ra khỏi nhà một người quen trên đường Điện Biên Phủ, thì bị 3 thanh niên chờ sẵn bên đường ập đến hành hung. Bọn chúng dùng gạch đập vào đầu và đấm đá tới tấp vào người nạn nhân.

Khi thấy nạn nhân gục ngã, chúng nhanh chóng lên ô tô rồi tẩu thoát và mọi người đã nhanh chóng đưa nhà báo Hoàng Dưỡng vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắc Lắc cấp cứu.

Mặc dù những kẻ hành hung đã tẩu thoát, nhưng nhà báo Hoàng Dưỡng cho biết: trước đó (ngày 2/8), một đối tượng tự xưng tên là Hưu, biệt danh là Hưu “lâm tặc”, thường trú tại xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn đã dùng điện thoại (số 0913496909) gọi đến đe dọa anh…

Nhà báo rất cần được giúp đỡ

Ngoài việc bị đe doạ khi tác nghiệp, phóng viên còn gặp một rào cản lớn khác từ chính các cơ quan chức năng là việc đòi hỏi giấy tờ mới tiếp đón. Rất nhiều cơ quan không tiếp báo chí nếu không có giấy giới thiệu và thẻ nhà báo đi kèm. Thậm chí một số cơ quan còn yêu cầu phóng viên phải gửi công văn câu hỏi trước đó để sắp xếp thời gian và người trả lời…

Những hành động này vẫn đang cản trở hoạt động chuyên môn của các nhà báo. Trong khi đó, Hiến pháp 1992 khẳng định: “Công dân có quyền được thông tin”. Để bảo đảm “quyền được biết” ấy của công dân, pháp luật trong lĩnh vực báo chí đã nêu rõ: Không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Các cơ quan tổ chức có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin của mình. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu; cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật…
 Ảnh minh họa
 Phóng viên Minh Quốc của Báo Ảnh Việt Nam (Thông tấn xã Việt Nam) bị chính người nhà của Ban tổ chức hành hung tại tiệc mừng Hoa hậu Hoàn vũ 2008 tại Nha Trang- Khánh Hoà.


Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà báo thực hiện quyền lấy tin, pháp luật quy định từng chi tiết cụ thể như:

- Nhà báo được đến các cơ quan, tổ chức, thư viện, bảo tàng… để thu thập thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí. Các cơ quan, tổ chức không được từ chối cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu nếu không thuộc bí mật nhà nước và bí mật đời tư của công dân.

- Nhà báo được thực hiện nghiệp vụ tại các đại hội, hội nghị và các buổi lễ, hoạt động lễ tân; được lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được phỏng vấn các người liên quan.

- Khi liên hệ đến các cơ quan, tổ chức, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Nơi đó không được đòi hỏi thêm giấy tờ nào khác…

Có lẽ, không có một nghề nào lại có những quy định và cơ chế đặc thù như nghề báo. Bởi, duy nhất nghề này có thẻ hành nghề, duy nhất nghề này có hẳn một Bộ Luật Báo chí để hỗ trợ sự tác nghiệp của phóng viên. Nhưng cái thiếu nhất của nghề này chính là biện pháp bảo vệ nhà báo chưa đủ nghiêm

Lâu nay hành vi cản trở nhà báo trong tác nghiệp (như xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo khi đang hoạt động nghiệp vụ đúng pháp luật; cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp; đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo; hủy hoại, cố ý làm hư hỏng hoặc thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo); vi phạm quy định về cung cấp thông tin cho báo chí (như cản trở hoặc không cung cấp thông tin cho nhà báo) dù đã có quy định xử lý nhưng thực tế ít khi được thực hiện.  
Đành rằng, với tâm huyết và nhiệt tình của những nhà báo chân chính, những khó khăn kiểu trên không làm chùn ngòi bút, không làm giảm bớt sự nhiệt tình của các nhà báo trên mặt trận cung cấp thông tin, phanh phui những bất cập trong cuộc sống. Nhưng, nếu có sự hỗ trợ tích cực hơn từ phía chính quyền, phía những người được quyền và có chức năng cung cấp thông tin, thì nhà báo chắc chắn sẽ phát huy được tối đa hoạt động chuyên môn của mình.

Cô đơn là bản thể của con người trong xã hội. Nhưng với nghề nghiệp đặc thù là báo chí, cô đơn sẽ làm giảm dần những bài báo mang tính phát hiện, có tác dụng tích cực với cộng đồng…


Lam Nguyên
Theo VnMedia

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia