Những gì sẽ xảy ra cho kinh tế VN trong 6 tháng tới??? Đó là đề tài các nhà quản lý của 8 quỹ đầu tư ở Hồng Kông đặt ra cho bữa gặp ăn sáng thường kỳ tại khách sạn Four Seasons. Bao cặp mắt quay về tôi, người duy nhất biết tiếng Việt (và hy vọng biết chút đỉnh về kinh tế VN). Tôi nói đùa, "Đố các bạn cái khác biệt giữa con đà điểu và các chuyên gia kinh tế ở VN là gì? Trả lời: đôi khi con đà điểu biết rút đầu ra khỏi mặt cát".
Theo mắt nhìn của các chuyên gia được đào tạo từ Âu Mỹ (kể cả tôi) thì nền kinh tế VN chứa nhiều rủi ro và nghịch lý rất nguy hiểm. Chẳng thế mà Moody's đưa VN vào Top Ten (10 hàng đầu) của các trái phiếu bất ổn nhất thế giới. Tất cả tín hiệu và số liệu nói lên một điểm giao thoa mà mọi lực đẩy tiêu cực sẽ động chạm nhau vào cùng thời điểm, gây nên một hiện tượng mà người Âu Mỹ quen gọi là "when the sh@t hits the fan" (khi phân đụng vào chiếc quạt máy).
Thực ra, tôi đã phản biện nhiều lần, trong các bài viết cũng như tại những thảo luận trên diễn đàn, là số liệu thống kê hay mô hình đồ biểu không thể giải minh đầy đủ hình ảnh tổng quan của tình thế; cũng như những phân tích định lượng thường không chính xác khi dùng để dự đoán tương lai, xa hay gần.
Tư duy và văn hóa đặc thù của cá nhân hay xã hội, sự khôn ngoan luồn lách của mọi tầng lớp đang đóng góp vào nền kinh tế sẽ thay đổi những kết quả trên nhiều phương diện. Trong khi đó, các chuyên gia lại có thói quen dùng số liệu như một bình phong che đậy sự thiếu hiểu biết của mình. Tôi nhớ cuộc họp gần nhất ở Hàng Châu, Trung Quốc, các chuyên gia đã dùng con số 5,2% lạm phát của 5 tháng đầu để đưa ra 6 tình huống về bất động sản hoàn toàn trái ngược. Dĩ nhiên, nhiều chuyên gia có những lợi ích cá nhân về nghề nghiệp hay phe nhóm để cố bẻ cong dự đoán theo hướng lợi cho mình.
Tôi bắt đầu nói về tờ báo đọc ở Arizona, bài phỏng vấn các du khách vừa trở về từ VN. Họ hỏi điều gì làm ông hay bà ấn tượng nhất sau khi thăm VN. Câu trả lời không phải là Vịnh Hạ Long hay những bờ biển Nha Trang, Đà Nẵng. Cũng không phải cung điện rêu phong ở Huế hay sông nước miền Mekông. Cũng chẳng phải các nụ cười thân thiện của người dân hay lễ hội hoành tráng trong những ngày đăng quang.
Câu trả lời được 72% du khách cho là ấn tượng nhất: những con đường tràn ngập xe máy ở Sài Gòn và Hà Nội. Một hệ thống giao thông (nếu có thể gọi là hệ thống) thật hỗn loạn, tự phát và không kiểm soát. Điều làm mọi người kinh ngạc là khả năng luồn lách của các tài xế. Một bà Mỹ nói thật là một phép màu, khi không có tai nạn nào xảy ra trong những ngày bà thăm viếng và dòng xe lại chuyển động khá êm ả, dù rằng rất chậm.
Điều này rất dễ hiểu: với lối lái xe và văn hóa của người Âu Mỹ, một hệ thống giao thông như vậy không thể vận hành được. Xe cộ phải tắc nghẽn, tai nạn phải xảy ra liên tục và mọi người trên đường sẽ bày tỏ thái độ "cuồng nộ" (road rage). Nhưng ở VN, dường như mọi người vẫn kiên nhẫn và tránh né thay vì giận dữ với các tay lái không tôn trọng luật lệ giao thông. Không ai chửi rủa bằng chân tay hay bằng các câu nói tục tĩu như tài xế Âu Mỹ, khi họ bị cắt đầu xe, đụng đít hay bị những va chạm nhỏ làm trầy trụa xe. Dĩ nhiên, hệ thống giao thông rất tự do và hỗn độn này phải giá bằng một tắc nghẽn thường trực: Một khoảng cách 15 km trên xa lộ của Mỹ có thể mất chừng 8 phút lái xe, nhưng ở VN, từ trung tâm TP.HCM lên Suối Tiên, bạn phải mất ít nhất 50 phút.
Nhìn chung, nền kinh tế tài chính của VN cũng lộn xộn không kém. Ứơc tính 37% GDP nằm trong giao dịch bất động sản. Khoảng 45% dự trữ ngoại hối bắt nguồn từ kiều hối và viện trợ. 88% hàng nhập khẩu là những nguyên liệu để chế biến xuất khẩu. Người Việt được xếp hạng tiêu xài sang nhất Á Châu, nhưng 64% người dân vẫn sống nhờ vào nông nghiệp. Số lượng vàng trữ trong nhân dân được ước tính có thể lên tới 1,000 tấn, tương đương với 52% GDP. Ngân hàng là ngành nghề có lợi nhuận cao nhất trên sàn chứng khoán, nhưng tài sản hay nợ xấu tính theo chuẩn mực thế giới thì chỉ có thể phỏng đoán. Công ty gần như không được phá sản cho đến khi trả hết thuế và nợ nần.
Các doanh nghiệp nhà nước (tiền của nhân dân?) là thành phần lãnh đạo kinh tế, nhưng những đại gia giàu nhất VN xuất thân từ nền kinh tế tư nhân. Y tế môi trường là những vấn nạn thường trực của người dân; nhưng rượu và thuốc lá là hai món hàng thông dụng và có giá rẻ nhất thế giới.
Những vấn nạn này của nền kinh tế không khác gì những vấn đề của hệ thống giao thông. Và các doanh nhân cùng người dân sẽ tìm ra phương thức để tránh bão và đi tới. Những trận mưa lớn vẫn làm ngập lụt đường phố, nhưng cuối cùng rồi ai cũng về nhà, dù ướt át và chậm trễ.
Tôi kết luận là khi nào các bạn hiểu được cái kỳ diệu dù nghịch lý của hệ thống giao thông ở VN, các bạn sẽ hiểu về tổng quan của kinh tế và xã hội của xứ này. Tôi cũng nói thêm, VN không có quạt máy nào quá lớn và phân thì trải đều khắp ruộng đồng. Vô tình, chúng lại trở thành phân bón tốt.
Với người ngoài, thì tôi phải giải thích và nhe răng cười để giữ chút "sĩ diện" cho quê hương. Nhưng giữa chúng ta với nhau, tôi muốn nói rõ là nếu suốt ngày phải sống với phân thì khổ lắm.
Cuộc trò chuyện hôm đó với nhóm quản lý quỹ nhắc tôi đến chuyện gia đình của 1 bà nhân viên làm cho tôi ở Thượng Hải. Ông chồng kiếm được khá nhiều tiền, nhờ đông bà con cũng hay giúp đỡ, dù ông chỉ là một nhân công bình thường trong 1 xưởng máy nhỏ. Tuy nhiên, ông có tật xài tiền như nước, ăn nhậu liên hoan mỗi ngày để "nổ" với bạn bè. Ông cũng hoang phí rất nhiều tiền bạc với những chuyện làm ăn không hiệu quả theo lời rủ rê của bạn bè phe nhóm. Ông vay mượn tùm lum, trả không nổi, nên uy tín không còn. Tình trạng tài chính khẩn trưong, vì tiền tiết kiệm đã bay hơi, nhu cầu tiêu xài cho gia đình gấp rưỡi số tiền thu nhập.
Trong khi đó, bà vợ lại đảm đang, chịu khó làm ăn ngoài giờ làm việc, nên để dành được khá nhiều tiền và vàng. Ông thường tìm mọi cách để rút tỉa tiền của bà vợ, với đủ mọi thủ thuật. Lần chót, khi tôi rời Thượng Hải, ông than phiền là nguy ngập với dòng tiền. Tôi dặn bà vợ là hãy cẩn thận, ông này có lịch sử rất bạo lực và làm ẩu, nên hãy lo giấu tiền và tránh gây xích mích để ông đừng đánh đập.
Khi rời cuộc họp ở Four Seasons, tôi lại thắc mắc là không hiểu bà ta có nghe lời mình?
T.S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Email của ông là aphan@asiamail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.
Tác giả: T.S Alan Phan (Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa)// VEF
Theo mắt nhìn của các chuyên gia được đào tạo từ Âu Mỹ (kể cả tôi) thì nền kinh tế VN chứa nhiều rủi ro và nghịch lý rất nguy hiểm. Chẳng thế mà Moody's đưa VN vào Top Ten (10 hàng đầu) của các trái phiếu bất ổn nhất thế giới. Tất cả tín hiệu và số liệu nói lên một điểm giao thoa mà mọi lực đẩy tiêu cực sẽ động chạm nhau vào cùng thời điểm, gây nên một hiện tượng mà người Âu Mỹ quen gọi là "when the sh@t hits the fan" (khi phân đụng vào chiếc quạt máy).
Thực ra, tôi đã phản biện nhiều lần, trong các bài viết cũng như tại những thảo luận trên diễn đàn, là số liệu thống kê hay mô hình đồ biểu không thể giải minh đầy đủ hình ảnh tổng quan của tình thế; cũng như những phân tích định lượng thường không chính xác khi dùng để dự đoán tương lai, xa hay gần.
Tư duy và văn hóa đặc thù của cá nhân hay xã hội, sự khôn ngoan luồn lách của mọi tầng lớp đang đóng góp vào nền kinh tế sẽ thay đổi những kết quả trên nhiều phương diện. Trong khi đó, các chuyên gia lại có thói quen dùng số liệu như một bình phong che đậy sự thiếu hiểu biết của mình. Tôi nhớ cuộc họp gần nhất ở Hàng Châu, Trung Quốc, các chuyên gia đã dùng con số 5,2% lạm phát của 5 tháng đầu để đưa ra 6 tình huống về bất động sản hoàn toàn trái ngược. Dĩ nhiên, nhiều chuyên gia có những lợi ích cá nhân về nghề nghiệp hay phe nhóm để cố bẻ cong dự đoán theo hướng lợi cho mình.
Tôi bắt đầu nói về tờ báo đọc ở Arizona, bài phỏng vấn các du khách vừa trở về từ VN. Họ hỏi điều gì làm ông hay bà ấn tượng nhất sau khi thăm VN. Câu trả lời không phải là Vịnh Hạ Long hay những bờ biển Nha Trang, Đà Nẵng. Cũng không phải cung điện rêu phong ở Huế hay sông nước miền Mekông. Cũng chẳng phải các nụ cười thân thiện của người dân hay lễ hội hoành tráng trong những ngày đăng quang.
Câu trả lời được 72% du khách cho là ấn tượng nhất: những con đường tràn ngập xe máy ở Sài Gòn và Hà Nội. Một hệ thống giao thông (nếu có thể gọi là hệ thống) thật hỗn loạn, tự phát và không kiểm soát. Điều làm mọi người kinh ngạc là khả năng luồn lách của các tài xế. Một bà Mỹ nói thật là một phép màu, khi không có tai nạn nào xảy ra trong những ngày bà thăm viếng và dòng xe lại chuyển động khá êm ả, dù rằng rất chậm.
Nền kinh tế tài chính cũng lộn xộn như giao thông? |
Nhìn chung, nền kinh tế tài chính của VN cũng lộn xộn không kém. Ứơc tính 37% GDP nằm trong giao dịch bất động sản. Khoảng 45% dự trữ ngoại hối bắt nguồn từ kiều hối và viện trợ. 88% hàng nhập khẩu là những nguyên liệu để chế biến xuất khẩu. Người Việt được xếp hạng tiêu xài sang nhất Á Châu, nhưng 64% người dân vẫn sống nhờ vào nông nghiệp. Số lượng vàng trữ trong nhân dân được ước tính có thể lên tới 1,000 tấn, tương đương với 52% GDP. Ngân hàng là ngành nghề có lợi nhuận cao nhất trên sàn chứng khoán, nhưng tài sản hay nợ xấu tính theo chuẩn mực thế giới thì chỉ có thể phỏng đoán. Công ty gần như không được phá sản cho đến khi trả hết thuế và nợ nần.
Các doanh nghiệp nhà nước (tiền của nhân dân?) là thành phần lãnh đạo kinh tế, nhưng những đại gia giàu nhất VN xuất thân từ nền kinh tế tư nhân. Y tế môi trường là những vấn nạn thường trực của người dân; nhưng rượu và thuốc lá là hai món hàng thông dụng và có giá rẻ nhất thế giới.
Những vấn nạn này của nền kinh tế không khác gì những vấn đề của hệ thống giao thông. Và các doanh nhân cùng người dân sẽ tìm ra phương thức để tránh bão và đi tới. Những trận mưa lớn vẫn làm ngập lụt đường phố, nhưng cuối cùng rồi ai cũng về nhà, dù ướt át và chậm trễ.
Tôi kết luận là khi nào các bạn hiểu được cái kỳ diệu dù nghịch lý của hệ thống giao thông ở VN, các bạn sẽ hiểu về tổng quan của kinh tế và xã hội của xứ này. Tôi cũng nói thêm, VN không có quạt máy nào quá lớn và phân thì trải đều khắp ruộng đồng. Vô tình, chúng lại trở thành phân bón tốt.
Với người ngoài, thì tôi phải giải thích và nhe răng cười để giữ chút "sĩ diện" cho quê hương. Nhưng giữa chúng ta với nhau, tôi muốn nói rõ là nếu suốt ngày phải sống với phân thì khổ lắm.
Cuộc trò chuyện hôm đó với nhóm quản lý quỹ nhắc tôi đến chuyện gia đình của 1 bà nhân viên làm cho tôi ở Thượng Hải. Ông chồng kiếm được khá nhiều tiền, nhờ đông bà con cũng hay giúp đỡ, dù ông chỉ là một nhân công bình thường trong 1 xưởng máy nhỏ. Tuy nhiên, ông có tật xài tiền như nước, ăn nhậu liên hoan mỗi ngày để "nổ" với bạn bè. Ông cũng hoang phí rất nhiều tiền bạc với những chuyện làm ăn không hiệu quả theo lời rủ rê của bạn bè phe nhóm. Ông vay mượn tùm lum, trả không nổi, nên uy tín không còn. Tình trạng tài chính khẩn trưong, vì tiền tiết kiệm đã bay hơi, nhu cầu tiêu xài cho gia đình gấp rưỡi số tiền thu nhập.
Trong khi đó, bà vợ lại đảm đang, chịu khó làm ăn ngoài giờ làm việc, nên để dành được khá nhiều tiền và vàng. Ông thường tìm mọi cách để rút tỉa tiền của bà vợ, với đủ mọi thủ thuật. Lần chót, khi tôi rời Thượng Hải, ông than phiền là nguy ngập với dòng tiền. Tôi dặn bà vợ là hãy cẩn thận, ông này có lịch sử rất bạo lực và làm ẩu, nên hãy lo giấu tiền và tránh gây xích mích để ông đừng đánh đập.
Khi rời cuộc họp ở Four Seasons, tôi lại thắc mắc là không hiểu bà ta có nghe lời mình?
T.S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Email của ông là aphan@asiamail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.
Tác giả: T.S Alan Phan (Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa)// VEF
0 nhận xét