Những thắng lợi về quân sự và ngoại giao liên tiếp gần đây của phe nổi dậy Libya đã khích lệ tinh thần NATO trong bối cảnh liên minh này đang tuyệt vọng tìm kiếm những dấu hiệu chuyển biến trên chiến trường đất nước Bắc Phi. Những thành công của phe nổi dậy Libya cũng gây sức ép ngày một lớn hơn cho Tổng thống Muammar Gaddafi.
NATO hết tuyệt vọng…
Trong những ngày gần đây, phe nổi dậy Libya liên tiếp giành được những thắng lợi về mặt ngoại giao và chính trị quan trọng. Ngay trong ngày đầu tuần, Toà án Hình sự Quốc tế (ICC) đã chính thức phát lệnh bắt giữ Tổng thống Gaddafi cùng con trai ông này và Giám đốc Cơ quan Tình báo Libya. Động thái này của ICC đã gây thêm khó khăn cho ông Gaddafi và tạo thuận lợi cho phe nổi dậy Libya. Vì vậy, ngay sau khi trưởng công tố viên ICC – ông Luis Moreno-Ocampo đọc lệnh bắt Nhà lãnh đạo Gaddafi, hàng nghìn người dân ở thành trì Benghazi của phe nổi dậy đã đổ ra đường ăn mừng bởi họ coi đây là một chiến thắng có ý nghĩa to lớn.
NATO và phe nổi dậy Libya tin rằng, lệnh bắt ông Gaddafi của ICC đã làm cho ông này ngày càng mất tính hợp pháp và ông Gaddafi cần phải chấp nhận thông điệp là đã đến lúc phải ra đi
Phe nổi dậy Libya tuyên bố, việc Tổng thống Gaddafi bị truy nã quốc tế đồng nghĩa với việc họ sẽ không thể tiến hành đàm phán với ông này dưới bất kỳ hình thức nào dù trực tiếp hay gián tiếp qua trung gian.
Ông Moreno-Ocampo bày tỏ tin tưởng, đối mặt với lệnh bắt của ICC, ông Gaddafi sẽ sớm phải đầu hàng.
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến chiến thắng của phe nổi dậy Libya trên mặt trận ngoại giao. Lực lượng này đã liên tiếp nhận được sự công nhận của các quốc gia trên thế giới. Bulgaria và Rumani trở thành hai nước mới nhất chính thức công nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia của phe nổi dậy là đại diện hợp pháp duy nhất cho đất nước Libya. Tính đến nay, đã có ít nhất 22 quốc gia công nhận phe nổi dậy Libya.
Chưa hết, ông Gaddafi cũng đang mất dần những người bạn ở Châu Phi – nơi ông này đã mất nhiều thập kỷ để xây dựng ảnh hưởng ở đây. Một loạt các nước như Senegal, Mauritania, Liberia, Chad và Gambia đang tìm cách tránh xa ông Gaddafi.
Ngoài những thắng lợi về mặt chính trị và ngoại giao nói trên, phe nổi dậy đang đạt được những tiến bộ trên chiến trường khi đang trên đà tiến quân về sát thủ đô Tripoli – thành trì của quân chính phủ.
Tất cả những thành công trên đã khích lệ tinh thần và đem lại hy vọng cho NATO trong bối cảnh liên minh này gần như tuyệt vọng vì chẳng thể tạo được bước đột phá nào trên chiến trường Libya khi mà sức ép về ngân sách và sự ủng hộ của người dân đang đè nặng lên họ.
… nhưng lo lắng vẫn còn
Mặc dù NATO đã thoát ra được khỏi cảm giác tuyệt vọng vì sự bế tắc trên chiến trường Libya nhưng hy vọng của họ về việc nhanh chóng hạ gục ông Gaddafi để sớm rút chân ra khỏi vũng lầy Bắc Phi là rất khó.
Rất ít quan chức có thể dự đoán được ông Gaddafi có thể cầm quyền được trong bao lâu bởi ông này đã xoay sở rất tài tình trong 4 tháng qua.
Nhiều nhà phân tích nhận định, phát biểu của trưởng công tố viên ICC – Ocampo về việc ông Gaddafi sắp đầu hàng chỉ hoàn toàn là suy đoán. Mà dù cho Tổng thống Gaddafi có đầu hàng sớm như dự đoán của ông Obcampo thì cuộc chơi ở Libya cũng sẽ không dễ dàng kết thúc như mong muốn của NATO.
"Cuộc chơi của ông Gaddafi sẽ kết thúc ư? Có thể là trong 3 tháng nữa. Vậy liệu cuộc chơi ở Libya có chấm dứt theo đó không? Tôi nghĩ, chúng ta đang tự đẩy chính mình và thế giới đau thương ở đây. Thậm chí nếu ông Gaddafi có ra đi, phe nổi dậy Libya bằng cách nào đó xông được vào thủ đô và thiết lập chính phủ thì sẽ có một loạt vấn đề xảy ra sau đó", ông Graham Cundy, một chuyên gia quân sự của Anh thuộc tổ chức tư vấn an ninh và tình báo Diligence, đã nhận định như vậy.
Tuy nhiên, việc loại bỏ ông Gaddafi sẽ không dễ dàng như thế. Theo các nhà phân tích, để loại trừ ông Gaddafi sẽ cần phải có một “cơn bão” toàn diện với một loạt những diễn biến xảy ra cùng lúc bao gồm sự đào ngũ trong nội bộ chính quyền Libya, các cuộc không kích của NATO, bước tiến mạnh mẽ của phe nổi dậy trên chiến trường và sự nổi dậy của người dân trên khắp đất nước. Một khi ông Gaddafi củng cố được lực lượng, mọi việc sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Điều này không khó xảy ra bởi ông Gaddafi vẫn đang có trong tay một khối lượng lớn tài sản, vàng bạc để đầu tư cho quân đội.
Như vậy, NATO vẫn khó có thể rút chân sớm ra khỏi cuộc chiến ở Libya. Điều này thực sự bất lợi cho NATO bởi liên minh này đang phải đối mặt với khó khăn chồng chất. Việc kéo dài chiến dịch can thiệp quân sự ở Libya đã khiến các thành viên NATO mất nhiều tiền của đúng thời điểm các nước này đang phải thắt chặt ngân sách vì những khó khăn về kinh tế. Không những thế, cuộc chiến kéo dài ở Libya sẽ khiến người dân ở các nước thành viên NATO cảm thấy mệt mỏi. Sớm hay muộn, họ sẽ quay lại phản ứng với chính quyền trong nước. Đây là viễn cảnh mà giới lãnh đạo ở các nước NATO rất lo sợ.
NATO hết tuyệt vọng…
Trong những ngày gần đây, phe nổi dậy Libya liên tiếp giành được những thắng lợi về mặt ngoại giao và chính trị quan trọng. Ngay trong ngày đầu tuần, Toà án Hình sự Quốc tế (ICC) đã chính thức phát lệnh bắt giữ Tổng thống Gaddafi cùng con trai ông này và Giám đốc Cơ quan Tình báo Libya. Động thái này của ICC đã gây thêm khó khăn cho ông Gaddafi và tạo thuận lợi cho phe nổi dậy Libya. Vì vậy, ngay sau khi trưởng công tố viên ICC – ông Luis Moreno-Ocampo đọc lệnh bắt Nhà lãnh đạo Gaddafi, hàng nghìn người dân ở thành trì Benghazi của phe nổi dậy đã đổ ra đường ăn mừng bởi họ coi đây là một chiến thắng có ý nghĩa to lớn.
NATO và phe nổi dậy Libya tin rằng, lệnh bắt ông Gaddafi của ICC đã làm cho ông này ngày càng mất tính hợp pháp và ông Gaddafi cần phải chấp nhận thông điệp là đã đến lúc phải ra đi
Phe nổi dậy Libya tuyên bố, việc Tổng thống Gaddafi bị truy nã quốc tế đồng nghĩa với việc họ sẽ không thể tiến hành đàm phán với ông này dưới bất kỳ hình thức nào dù trực tiếp hay gián tiếp qua trung gian.
Ông Moreno-Ocampo bày tỏ tin tưởng, đối mặt với lệnh bắt của ICC, ông Gaddafi sẽ sớm phải đầu hàng.
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến chiến thắng của phe nổi dậy Libya trên mặt trận ngoại giao. Lực lượng này đã liên tiếp nhận được sự công nhận của các quốc gia trên thế giới. Bulgaria và Rumani trở thành hai nước mới nhất chính thức công nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia của phe nổi dậy là đại diện hợp pháp duy nhất cho đất nước Libya. Tính đến nay, đã có ít nhất 22 quốc gia công nhận phe nổi dậy Libya.
Chưa hết, ông Gaddafi cũng đang mất dần những người bạn ở Châu Phi – nơi ông này đã mất nhiều thập kỷ để xây dựng ảnh hưởng ở đây. Một loạt các nước như Senegal, Mauritania, Liberia, Chad và Gambia đang tìm cách tránh xa ông Gaddafi.
Ngoài những thắng lợi về mặt chính trị và ngoại giao nói trên, phe nổi dậy đang đạt được những tiến bộ trên chiến trường khi đang trên đà tiến quân về sát thủ đô Tripoli – thành trì của quân chính phủ.
Tất cả những thành công trên đã khích lệ tinh thần và đem lại hy vọng cho NATO trong bối cảnh liên minh này gần như tuyệt vọng vì chẳng thể tạo được bước đột phá nào trên chiến trường Libya khi mà sức ép về ngân sách và sự ủng hộ của người dân đang đè nặng lên họ.
… nhưng lo lắng vẫn còn
Mặc dù NATO đã thoát ra được khỏi cảm giác tuyệt vọng vì sự bế tắc trên chiến trường Libya nhưng hy vọng của họ về việc nhanh chóng hạ gục ông Gaddafi để sớm rút chân ra khỏi vũng lầy Bắc Phi là rất khó.
Rất ít quan chức có thể dự đoán được ông Gaddafi có thể cầm quyền được trong bao lâu bởi ông này đã xoay sở rất tài tình trong 4 tháng qua.
Nhiều nhà phân tích nhận định, phát biểu của trưởng công tố viên ICC – Ocampo về việc ông Gaddafi sắp đầu hàng chỉ hoàn toàn là suy đoán. Mà dù cho Tổng thống Gaddafi có đầu hàng sớm như dự đoán của ông Obcampo thì cuộc chơi ở Libya cũng sẽ không dễ dàng kết thúc như mong muốn của NATO.
"Cuộc chơi của ông Gaddafi sẽ kết thúc ư? Có thể là trong 3 tháng nữa. Vậy liệu cuộc chơi ở Libya có chấm dứt theo đó không? Tôi nghĩ, chúng ta đang tự đẩy chính mình và thế giới đau thương ở đây. Thậm chí nếu ông Gaddafi có ra đi, phe nổi dậy Libya bằng cách nào đó xông được vào thủ đô và thiết lập chính phủ thì sẽ có một loạt vấn đề xảy ra sau đó", ông Graham Cundy, một chuyên gia quân sự của Anh thuộc tổ chức tư vấn an ninh và tình báo Diligence, đã nhận định như vậy.
Tuy nhiên, việc loại bỏ ông Gaddafi sẽ không dễ dàng như thế. Theo các nhà phân tích, để loại trừ ông Gaddafi sẽ cần phải có một “cơn bão” toàn diện với một loạt những diễn biến xảy ra cùng lúc bao gồm sự đào ngũ trong nội bộ chính quyền Libya, các cuộc không kích của NATO, bước tiến mạnh mẽ của phe nổi dậy trên chiến trường và sự nổi dậy của người dân trên khắp đất nước. Một khi ông Gaddafi củng cố được lực lượng, mọi việc sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Điều này không khó xảy ra bởi ông Gaddafi vẫn đang có trong tay một khối lượng lớn tài sản, vàng bạc để đầu tư cho quân đội.
Như vậy, NATO vẫn khó có thể rút chân sớm ra khỏi cuộc chiến ở Libya. Điều này thực sự bất lợi cho NATO bởi liên minh này đang phải đối mặt với khó khăn chồng chất. Việc kéo dài chiến dịch can thiệp quân sự ở Libya đã khiến các thành viên NATO mất nhiều tiền của đúng thời điểm các nước này đang phải thắt chặt ngân sách vì những khó khăn về kinh tế. Không những thế, cuộc chiến kéo dài ở Libya sẽ khiến người dân ở các nước thành viên NATO cảm thấy mệt mỏi. Sớm hay muộn, họ sẽ quay lại phản ứng với chính quyền trong nước. Đây là viễn cảnh mà giới lãnh đạo ở các nước NATO rất lo sợ.
Theo VnMedia
0 nhận xét