Các nhà khoa học trên thế giới hứa hẹn sẽ gia tăng ứng dụng các nguồn năng lượng sạch để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu
Các nguồn năng lượng đổi mới như mặt trời, gió và nước có thể đáp ứng gần 80% nhu cầu năng lượng của thế giới vào năm 2050. Đáng chú ý là quan điểm của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về vấn đề trên phù hợp với phác thảo của các nhà khoa học. Hơn nữa, theo hãng tin Reuters, các tổ chức môi trường hoan nghênh báo cáo của IPCC và coi đó như kim chỉ nam cho việc thay đổi các loại nhiên liệu truyền thống để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Triển vọng mở rộng đến 20 lần
Bên cạnh đó, bà Christiania Figueres, người đứng đầu cơ quan về biến đổi khí hậu của LHQ ở Bonn (Đức), khẳng định: “Tiềm năng không thể thay thế của các năng lượng đổi mới là giảm bớt các khí thải gây hiệu ứng nhà kính và cải thiện đời sống của mọi người khắp thế giới”.
Việc triển khai các năng lượng đổi mới đã tăng vọt trong những năm gần đây. LHQ cho biết hiện nay, các năng lượng đổi mới hiện đáp ứng khoảng 12,9% nhu cầu năng lượng trên thế giới. Trong đó chủ yếu là năng lượng sinh học (10,2%), tiếp theo là các loại năng lượng nước, gió, địa nhiệt, mặt trời và đại dương.
Giá cả giảm
Tiềm năng về kỹ thuật của các năng lượng đổi mới – đặc biệt là năng lượng mặt trời – hiện cao hơn đáng kể so với nhu cầu dự kiến về năng lượng trên thế giới. Hướng đến năm 2050, IPCC đưa ra nhận định: “Cần thiết phải gia tăng việc sản xuất các nguồn năng lượng đổi mới (loại bỏ năng lượng sinh học truyền thống) từ 3 lần đến 20 lần”.
Nguồn vốn đầu tư vào các năng lượng đổi mới trên toàn cầu được dự báo ở mức 1.360 tỉ - 5.100 tỉ USD từ nay đến năm 2020 và từ năm 2012 - 2030 là 1.490 tỉ – 7.180 tỉ USD. Giá cả thực sự sẽ thấp hơn đáng kể nhờ vào những tiến bộ về kỹ thuật.
Lâu nay, giá cả các loại năng lượng đổi mới vẫn là một trở ngại. Tuy nhiên, IPCC khẳng định: “Giá cả của hầu hết các công nghệ năng lượng đổi mới đã giảm xuống và người ta sẽ đạt được thêm những tiến bộ đáng kể về kỹ thuật”. Ngoài ra, theo IPCC, giá cả sẽ còn giảm thêm nữa.
Triển vọng mở rộng đến 20 lần
Như vậy, việc chuyển sang các loại năng lượng sạch hơn - gồm năng lượng địa nhiệt hoặc đại dương - sẽ giúp giảm các chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính vốn được cho là thủ phạm của tình trạng nóng lên toàn cầu, gồm lụt lội, hạn hán, biển nóng và mực nước biển dâng cao. Đến năm 2050, các nguồn năng lượng đổi mới có thể sẽ mở rộng từ 3 đến 20 lần.
Các loại năng lượng thay thế, đặc biệt là năng lượng mặt trời, đã phát triển trong những năm gần đây. Ảnh: CLEAN TECHNICA
Trong những năm gần đây, các năng lượng có thể thay thế đã phát triển và giá thành đã giảm. Rajendra Pachauri, một chuyên gia của LHQ, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy năng lượng gió và năng lượng mặt trời phát triển đặc biệt mạnh”. Bên cạnh đó, bà Christiania Figueres, người đứng đầu cơ quan về biến đổi khí hậu của LHQ ở Bonn (Đức), khẳng định: “Tiềm năng không thể thay thế của các năng lượng đổi mới là giảm bớt các khí thải gây hiệu ứng nhà kính và cải thiện đời sống của mọi người khắp thế giới”.
Việc triển khai các năng lượng đổi mới đã tăng vọt trong những năm gần đây. LHQ cho biết hiện nay, các năng lượng đổi mới hiện đáp ứng khoảng 12,9% nhu cầu năng lượng trên thế giới. Trong đó chủ yếu là năng lượng sinh học (10,2%), tiếp theo là các loại năng lượng nước, gió, địa nhiệt, mặt trời và đại dương.
Giá cả giảm
Tiềm năng về kỹ thuật của các năng lượng đổi mới – đặc biệt là năng lượng mặt trời – hiện cao hơn đáng kể so với nhu cầu dự kiến về năng lượng trên thế giới. Hướng đến năm 2050, IPCC đưa ra nhận định: “Cần thiết phải gia tăng việc sản xuất các nguồn năng lượng đổi mới (loại bỏ năng lượng sinh học truyền thống) từ 3 lần đến 20 lần”.
Nguồn vốn đầu tư vào các năng lượng đổi mới trên toàn cầu được dự báo ở mức 1.360 tỉ - 5.100 tỉ USD từ nay đến năm 2020 và từ năm 2012 - 2030 là 1.490 tỉ – 7.180 tỉ USD. Giá cả thực sự sẽ thấp hơn đáng kể nhờ vào những tiến bộ về kỹ thuật.
Lâu nay, giá cả các loại năng lượng đổi mới vẫn là một trở ngại. Tuy nhiên, IPCC khẳng định: “Giá cả của hầu hết các công nghệ năng lượng đổi mới đã giảm xuống và người ta sẽ đạt được thêm những tiến bộ đáng kể về kỹ thuật”. Ngoài ra, theo IPCC, giá cả sẽ còn giảm thêm nữa.
Năng lượng đại dương Đại dương bao phủ 70% bề mặt trái đất và đó chính là nơi thu hút năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Đại dương sản sinh 2 loại năng lượng: nhiệt năng từ sức nóng mặt trời và cơ năng từ thủy triều, sóng biển. Sức nóng mặt trời làm nóng nước bề mặt nhiều hơn nước ở dưới sâu đại dương và sự khác biệt này tạo nên nhiệt năng. Chỉ một phần nhỏ sức nóng mặt trời được chặn lại trong đại dương đã có thể cung cấp điện năng cho cả thế giới này. |
NGÔ SINH
Theo NLĐO
0 nhận xét