Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa sẽ được phối hợp hài hòa để kiềm chế lạm phát.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 922/CT-TTg về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012.
Trong xây dựng kế hoạch, Thủ tướng yêu cầu phải đánh giá khách quan, trung thực các kết quả đạt được trong năm 2011 và phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2011 - 2015.
Tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%
Mục tiêu tổng quát của năm 2012 được nêu tại Chỉ thị là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2011 gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng, bảo đảm an sinh, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Theo yêu cầu của Thủ tướng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát năm 2012 phải thể hiện được một số nội dung cơ bản. Như tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị tiền đồng Việt Nam, tăng dần dự trữ ngoại hối.
Chỉ thị cũng nêu rõ yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng, thị trường ngoại tệ và vàng, tránh rủi ro, giảm nợ xấu, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Khắc phục những bất hợp lý về lợi nhuận và thu nhập trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, khuyến khích thu hút các nguồn tiền một chiều từ nước ngoài về nước.
Đồng thời tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, kiểm soát chặt chẽ và minh bạch hóa chi ngân sách nhà nước và đầu tư công, nhất là đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước; giảm tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước và giữ nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài quốc gia ở mức an toàn, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
Tiếp tục nhất quán chủ trương điều hành giá cả theo cơ chế thị trường cũng là nội dung được nêu tại chỉ thị của Thủ tướng.
Về kế hoạch phát triển kinh tế năm 2012, Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn để thúc đấy sản xuất, kinh doanh, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%.
Một yêu cầu nữa được nhấn mạnh là giảm tỷ trọng đầu tư công, tăng tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước, tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; xây dựng các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có chất lượng, giá trị tăng cao, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực.
Đồng thời, tập trung khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là những mặt hàng có giá trị tăng cao. Giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu là nguyên liệu thô và sơ chế; hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu.
Trong năm sau, Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty Nhà nước, tăng cường quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.
Về quốc phòng, an ninh, Thủ tướng chỉ thị tập trung thực hiện nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, bảo đảm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. Nâng cao chất lượng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trong tình hình mới.
"Trong năm 2012, cần tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng phân tích và dự báo tình hình trong nước và quốc tế, đặc biệt là tình hình kinh tế, tài chính thế giới. Chủ động xây dựng các phương án ứng phó với các tác động của tình hình kinh tế thế giới tới kinh tế nước ta trong mọi tình huống", người đứng đầu Chính phủ yêu cầu.
Tiếp tục tạo nguồn cải cách tiền lương
Tại chỉ thị, Thủ tướng cũng yêu cầu dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2012 phải bảo đảm mức động viên vào ngân sách nhà nước đạt khoảng 24% GDP. Dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất) tăng bình quân tối thiểu 16-18% so với đánh giá ước thực hiện năm 2011. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng tối thiểu 7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2011.
Đối với việc xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2012, Chỉ thị nêu rõ yêu cầu triệt để tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí ngay từ khâu xây dựng dự toán.
Về cơ chế tạo nguồn để cải cách tiền lương, Thủ tướng chỉ thị năm sau các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục chủ động thực hiện cơ chế tạo nguồn theo quy định.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngay trong tháng 6 này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn khung kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và số dự kiến giao thu chi ngân sách nhà nước năm 2012.
Trong tháng 8/2011, tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; đồng thời, dự kiến phương án phân bổ các chỉ tiêu kế hoạch và ngân sách nhà nước năm 2012.
Tháng 9/2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 để Chính phủ cho ý kiến, hoàn chỉnh, trình Quốc hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Chỉ thị nêu rõ.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 922/CT-TTg về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012.
Trong xây dựng kế hoạch, Thủ tướng yêu cầu phải đánh giá khách quan, trung thực các kết quả đạt được trong năm 2011 và phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2011 - 2015.
Tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%
Mục tiêu tổng quát của năm 2012 được nêu tại Chỉ thị là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2011 gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng, bảo đảm an sinh, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Theo yêu cầu của Thủ tướng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát năm 2012 phải thể hiện được một số nội dung cơ bản. Như tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị tiền đồng Việt Nam, tăng dần dự trữ ngoại hối.
Chỉ thị cũng nêu rõ yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng, thị trường ngoại tệ và vàng, tránh rủi ro, giảm nợ xấu, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Khắc phục những bất hợp lý về lợi nhuận và thu nhập trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, khuyến khích thu hút các nguồn tiền một chiều từ nước ngoài về nước.
Đồng thời tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, kiểm soát chặt chẽ và minh bạch hóa chi ngân sách nhà nước và đầu tư công, nhất là đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước; giảm tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước và giữ nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài quốc gia ở mức an toàn, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
Tiếp tục nhất quán chủ trương điều hành giá cả theo cơ chế thị trường cũng là nội dung được nêu tại chỉ thị của Thủ tướng.
Về kế hoạch phát triển kinh tế năm 2012, Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn để thúc đấy sản xuất, kinh doanh, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%.
Một yêu cầu nữa được nhấn mạnh là giảm tỷ trọng đầu tư công, tăng tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước, tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; xây dựng các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có chất lượng, giá trị tăng cao, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực.
Đồng thời, tập trung khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là những mặt hàng có giá trị tăng cao. Giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu là nguyên liệu thô và sơ chế; hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu.
Trong năm sau, Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty Nhà nước, tăng cường quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.
Về quốc phòng, an ninh, Thủ tướng chỉ thị tập trung thực hiện nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, bảo đảm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. Nâng cao chất lượng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trong tình hình mới.
"Trong năm 2012, cần tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng phân tích và dự báo tình hình trong nước và quốc tế, đặc biệt là tình hình kinh tế, tài chính thế giới. Chủ động xây dựng các phương án ứng phó với các tác động của tình hình kinh tế thế giới tới kinh tế nước ta trong mọi tình huống", người đứng đầu Chính phủ yêu cầu.
Tiếp tục tạo nguồn cải cách tiền lương
Tại chỉ thị, Thủ tướng cũng yêu cầu dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2012 phải bảo đảm mức động viên vào ngân sách nhà nước đạt khoảng 24% GDP. Dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất) tăng bình quân tối thiểu 16-18% so với đánh giá ước thực hiện năm 2011. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng tối thiểu 7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2011.
Đối với việc xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2012, Chỉ thị nêu rõ yêu cầu triệt để tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí ngay từ khâu xây dựng dự toán.
Về cơ chế tạo nguồn để cải cách tiền lương, Thủ tướng chỉ thị năm sau các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục chủ động thực hiện cơ chế tạo nguồn theo quy định.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngay trong tháng 6 này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn khung kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và số dự kiến giao thu chi ngân sách nhà nước năm 2012.
Trong tháng 8/2011, tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; đồng thời, dự kiến phương án phân bổ các chỉ tiêu kế hoạch và ngân sách nhà nước năm 2012.
Tháng 9/2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 để Chính phủ cho ý kiến, hoàn chỉnh, trình Quốc hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Chỉ thị nêu rõ.
Nguyễn Lê (VnEconomy)
0 nhận xét