Tại triển lãm hàng không quốc tế Le Bourget (Pháp), Công ty Raytheon đã giới thiệu tên lửa “thông minh”, có khả năng chế áp các khí tài điện tử của đối phương bằng các xung vi ba.
Tên lửa “năng lượng” có điều khiển. có khả năng phân tích mục tiêu và phóng vào nó xung tần số vô tuyến hay xung vi ba mạnh để làm hỏng thiết bị điện tử của địch.
Chức năng chủ yếu của các tên lửa này là loại khỏi vòng chiến bất kỳ khí tài điện tử nào nằm trong thành phần các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của đối phương, cũng như “ru ngủ” các sensor lắp trên các máy bay địch.
Ngoài ra, có thể sử dụng chúng để phá hoại thông tin liên lạc của các sở chỉ huy và hoạt động thông tin liên lạc, các trung tâm do thám đặt tại các khu vực đông dân cư.
Để làm việc đó, thay vì mang đầu đạn tiêu chuẩn chứa thuốc nổ, tên lửa được lắp hệ thống điện tử có khả năng vào thời điểm cần thiết phát ra các xung vi ba hoặc tần số vô tuyến về hướng mục tiêu. Để tăng hiệu quả, chùm năng lượng định hướng có thể thay đổi về độ rộng, công suất, điều biến và tần số.
Nhà sản xuất Raytheon (Mỹ) dự định sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk làm tên lửa “vi ba”, còn các sơ đồ máy phát bức xạ và các thiết bị điện tử khác sẽ chế tạo theo công nghệ của Ktech, công ty chuyên về tác chiến điện tử, năng lượng xung và năng lượng định hướng, mà Raytheon mua trước đó.
Các nước phương Tây khác cũng đang phát triển các loại tên lửa điện tử. Hãng BAE Systems (Anh) cũng đang nghiên cứu chế tạo pháo vi ba (HPM) tạo bức xạ vi ba mạnh, có khả năng “rán chín” với đúng nghĩa các thiết bị điện tử của đối phương bằng các xung bức xạ mạnh. Vũ khí này sẽ có thể làm hỏng động cơ của các tàu thuyền nhỏ, loại khỏi vòng chiến các máy bay không người lái, đầu đạn tên lửa, cũng như để bảo vệ tàu thuyền ngoài khơi.
Chức năng chủ yếu của các tên lửa này là loại khỏi vòng chiến bất kỳ khí tài điện tử nào nằm trong thành phần các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của đối phương, cũng như “ru ngủ” các sensor lắp trên các máy bay địch.
Ngoài ra, có thể sử dụng chúng để phá hoại thông tin liên lạc của các sở chỉ huy và hoạt động thông tin liên lạc, các trung tâm do thám đặt tại các khu vực đông dân cư.
Để làm việc đó, thay vì mang đầu đạn tiêu chuẩn chứa thuốc nổ, tên lửa được lắp hệ thống điện tử có khả năng vào thời điểm cần thiết phát ra các xung vi ba hoặc tần số vô tuyến về hướng mục tiêu. Để tăng hiệu quả, chùm năng lượng định hướng có thể thay đổi về độ rộng, công suất, điều biến và tần số.
Nhà sản xuất Raytheon (Mỹ) dự định sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk làm tên lửa “vi ba”, còn các sơ đồ máy phát bức xạ và các thiết bị điện tử khác sẽ chế tạo theo công nghệ của Ktech, công ty chuyên về tác chiến điện tử, năng lượng xung và năng lượng định hướng, mà Raytheon mua trước đó.
Các nước phương Tây khác cũng đang phát triển các loại tên lửa điện tử. Hãng BAE Systems (Anh) cũng đang nghiên cứu chế tạo pháo vi ba (HPM) tạo bức xạ vi ba mạnh, có khả năng “rán chín” với đúng nghĩa các thiết bị điện tử của đối phương bằng các xung bức xạ mạnh. Vũ khí này sẽ có thể làm hỏng động cơ của các tàu thuyền nhỏ, loại khỏi vòng chiến các máy bay không người lái, đầu đạn tên lửa, cũng như để bảo vệ tàu thuyền ngoài khơi.
0 nhận xét