Mỹ công bố hồ sơ mật về chiến tranh Việt Nam

Một bản hồ sơ mật dày 7.000 trang về chiến tranh Việt Nam, với một phần nội dung đã được chuyên viên phân tích quốc phòng Daniel Ellsberg tiết lộ với tờ New York Times và nhiều cơ quan báo chí khác vào năm 1971, vừa chính thức được Cơ quan Lưu trữ quốc gia Mỹ giải mật sau 4 thập kỷ cất giấu.

Bản hồ sơ này có biệt danh “Tài liệu Lầu Năm Góc”, với tên chính thức là “Báo cáo của Văn phòng đặc biệt về chiến tranh Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng”, đã được Bộ trưởng Robert McNamara chỉ đạo biên soạn vào năm 1967.
Một sự lừa dối có hệ thống
Chỉ có 15 bản báo cáo như vậy từng tồn tại và chúng được đánh dấu tuyệt mật. Nhưng tới tháng 6/1971, một phần báo cáo đã được Daniel Ellsberg phô tô lại và gửi cho báo giới. Tuy nhiên, do những thông tin này vẫn chưa hoàn chỉnh nên nhân 40 năm ngày nó bị lộ ra, Cơ quan Lưu trữ quốc gia Mỹ đã công bố toàn bộ tập tài liệu, nằm trong 48 hộp giấy gồm 7.000 trang. Khoảng 34% trong số đó lần đầu được công bố cho dư luận biết.
Daniel Ellsberg, người đã phanh phui tập tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam

Các tài liệu mới cho thấy Mỹ chẳng thu được nhiều từ khoản tiền hơn 2 tỉ USD đã đổ vào Việt Nam trong những năm 1950, với gần 80% trong số đó là phục vụ cho các hoạt động an ninh. Nó nói rằng việc Mỹ tiến hành đào tạo quân đội Việt Nam Cộng hòa từ năm 1954 - 1959 là một sai lầm, khi mang lại rất ít thành quả.

Ngoài ra, nó cũng cho thấy chính sách của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam dường như đã thất bại ở mọi bước ngoặt. Một trong số đó là nỗ lực bình định vùng nông thôn Việt Nam, kéo dài từ giai đoạn 1961 - 1963, với chính sách lập ấp chiến lược kết hợp với chiến dịch quân sự để đảm bảo các ngôi làng trở nên an toàn, không còn là nơi “quân địch” hoạt động. Báo cáo kết luận rằng người dân làng Việt Nam phản ứng dữ dội với các kế hoạch thay đổi cuộc sống của họ. Chương trình lập ấp chiến lược, vì thế, “đã mắc sai lầm chết người ngay từ giai đoạn ý tưởng” và khiến cho nhiều người dân trở nên thù địch với Mỹ, thay vì bắt tay ủng hộ”.
Báo cáo cũng cho thấy các Tổng thống Lyndon Johnson, John Kennedy và những chính quyền tiền nhiệm đã bí mật lừa dối cử tri Mỹ để đẩy mạnh cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đơn cử như Tổng thống Lyndon Johnson đã quyết định mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia, trong khi vẫn hứa hẹn với cử tri Mỹ lúc phát động chiến dịch tranh cử Tổng thống hồi năm 1964 rằng “chúng ta sẽ không tìm kiếm một cuộc chiến mở rộng” mới. Cũng chính Johnson, người từng hứa sẽ không gửi lính Mỹ tới chiến trường Việt Nam, đã ra lệnh cho các tướng quân của ông phải làm thế vào năm 1965, trước khi vờ vịt lấy ý kiến của các cố vấn về vụ việc.
Tờ New York Times tiếp tục đăng thông tin mật
do Ellsberg cung cấp, sau 15 ngày bị cấm đưa tin

“Đừng chờ bom rơi đạn nổ mới hành động”

Khi các tài liệu Ellsberg lấy được xuất hiện trên trang nhất của tờ New York Times cách nay 40 năm, nó đã tạo nên một đối đầu được cho là kịch tính nhất giữa báo giới và Chính phủ Mỹ, với đỉnh điểm là khi Tổng thống Richard Nixon đã giành được một quyết định của tòa án, yêu cầu đình bản việc tiết lộ thông tin mật. Tuy nhiên chỉ mấy ngày hôm sau, Tòa án Tối cao Mỹ đã phán quyết rằng theo hiến pháp, báo chí có quyền được xuất bản các thông tin mật bị rò rỉ. Loạt bài của New York Times đã gây chấn động dư luận, đồng thời mang về cho họ giải Pulitzer.
Không bịt miệng được báo chí, chính quyền Nixon đã quay sang tấn công kẻ phát tán tin mật Ellsberg. Ông bị buộc tội theo Luật Chống gián điệp với các tội danh “tàng trữ trái phép” và “đánh cắp” Tài liệu Lầu Năm Góc, đối mặt với án phạt tối đa tới 115 năm.
Tuy nhiên, trong khi vụ xét xử Ellsberg đang diễn ra thì xuất hiện vụ bê bối “Watergate” ở Mỹ. Trong quá trình điều tra Watergate, người ta thấy một nhóm người núp bóng Đội Điều tra đặc biệt của Nhà Trắng đã âm mưu đột nhập vào văn phòng của bác sĩ tâm lý của Ellsberg vào năm 1971. Vài ngày sau, một tờ báo đưa tin Thẩm phán Matthew Byrne, chủ tọa phiên tòa xét xử Ellsberg, đã từng được trợ lý hàng đầu của Nixon đến thăm và hứa hẹn chức vụ Giám đốc FBI. Tiếp đến, dư luận lại sục sôi sau khi biết được các cuộc điện thoại của Ellsberg đã từng bị ghi lén trong gần 2 năm. Kết quả là ngày 11/5/1973, vụ xét xử Ellsberg đã được tuyên hủy do Chính phủ có quá nhiều vi phạm và ông đã lấy lại được sự tự do.
Trả lời phỏng vấn báo chí tuần này, ông cho biết thật “lố bịch” khi phải mất tới 4 thập kỷ người ta mới công bố hồ sơ mật về chiến tranh Việt Nam. “Nguyên nhân rất rõ ràng là vì các lý do chính trị, chứ không dính chút nào tới an ninh quốc gia” - ông tuyên bố. Hiện tại điều hối tiếc duy nhất của Ellsberg là ông đã im lặng quá lâu trước khi công bố tập hồ sơ mật. “Đừng học theo những gì tôi đã làm. Đừng chờ cho tới khi bom rơi đạn nổ mới bắt đầu hành động” - ông nói với trang tin Bloomberg.
Tường Linh
TT&VH 
Tags: Mỹ công bố hồ sơ mật về chiến tranh Việt Nam, ho so mat, chien tranh, Viet Nam, chien trang Viet Nam, tin thoi su, blog thoi su, tin quoc te, tin the gioi

Tags: , , , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia