Mỹ đang đầu tư tiền xây dựng mạng Internet tàng hình nhằm giúp người dùng có thể kết nối Internet mà không thông qua cổng kết nối của các chính phủ.
Chính phủ Mỹ đang đầu tư tiền vào mạng Internet tàng hình và một hệ thống điện thoại di động có thể giúp người dùng vượt qua sự cản trở bằng kiểm duyệt.
Các hạng mục được chính phủ Mỹ đầu tư bao gồm cả những dự án bí mật để xây dựng các mạng di động độc lập trong nội bộ các quốc gia khác cũng như tiền đầu tư cho việc thiết kế các thiết bị có thể bỏ vừa vào 1 chiếc vali để có thể kết nối với các mạng di động này.
The New York Times cho biết một nhóm các chuyên gia trẻ đang làm việc trên tầng 5 một tòa nhà ở đường L, Washington được Bộ ngoại giao Mỹ tài trợ 2 triệu USD để chế tạo các thiết bị chứa trong vali như trên.
Nỗ lực của Mỹ trong việc tạo dựng mạng Internet tàng hình được The New York Times thu thập được qua nhiều cuộc phỏng vấn, và các tài liệu cho thấy khá rõ quy mô, giá thành cũng như sự tinh tế của chương trình mà Chính phủ Mỹ theo đuổi.
Nhiều dự án trong đó liên quan đến các vấn đề kỹ thuật được Mỹ phát triển trong khi một số khác đã và đang được các tin tặc phát triển trong một công nghệ có tên phong trào giải phóng công nghệ toàn cầu.
Các hạng mục được chính phủ Mỹ đầu tư bao gồm cả những dự án bí mật để xây dựng các mạng di động độc lập trong nội bộ các quốc gia khác cũng như tiền đầu tư cho việc thiết kế các thiết bị có thể bỏ vừa vào 1 chiếc vali để có thể kết nối với các mạng di động này.
The New York Times cho biết một nhóm các chuyên gia trẻ đang làm việc trên tầng 5 một tòa nhà ở đường L, Washington được Bộ ngoại giao Mỹ tài trợ 2 triệu USD để chế tạo các thiết bị chứa trong vali như trên.
Nỗ lực của Mỹ trong việc tạo dựng mạng Internet tàng hình được The New York Times thu thập được qua nhiều cuộc phỏng vấn, và các tài liệu cho thấy khá rõ quy mô, giá thành cũng như sự tinh tế của chương trình mà Chính phủ Mỹ theo đuổi.
Nhiều dự án trong đó liên quan đến các vấn đề kỹ thuật được Mỹ phát triển trong khi một số khác đã và đang được các tin tặc phát triển trong một công nghệ có tên phong trào giải phóng công nghệ toàn cầu.
Các tình nguyên viên xây dựng mạng Internet không dây ở Jalalabad, Afghanistan bằng máy phát điện tự chế và các vật liệu địa phương sử dụng công nghệ phát triển tại Viện Công nghệ Massachusetts. Ảnh: New York Times |
Một trong các dự án internet "ma" là mạng di động độc lập ở Afghanistan sử dụng các tháp tín hiệu được bảo vệ trong các quân cứ quân sự. Dự án này được Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc nước đầu tư 50 triệu USD, lập ra nhằm giảm thiểu khả năng Taliban tấn công các dịch vụ liên quan đến Internet ở Afghanistan.
Không những thế, Chính phủ Mỹ cũng lên kế hoạch chôn giấu điện thoại di động gần biên giới Triều Tiên để những người vượt biên ở quốc gia này có thể sử dụng, The New York Times tiết lộ.
Nỗ lực của Mỹ bắt đầu từ việc Chính phủ của tổng thống Hosni Mubarak cắt hoàn toàn mạng internet ở Ai Cập trong biến cố chính trị của nước này. Trong một động thái tương tự, Chính phủ Syria cũng tạm thời tắt phần lớn mạng internet của đất nước này nhằm hạn chế liên lạc của những người biểu tình.
Các nỗ lực của chính phủ Obama có ý nghĩa trên mặt trận ngoại giao được gọi là để "bảo vệ quyền tự do ngôn luận" cũng như "nuôi dưỡng nền dân chủ". Trước đó, Washington cũng hỗ trợ phát triển các phần mềm giúp người dùng ở các nước như Trung Quốc thoát khỏi khỏi sự điều tra của chính phủ.
Không những thế, Chính phủ Mỹ cũng lên kế hoạch chôn giấu điện thoại di động gần biên giới Triều Tiên để những người vượt biên ở quốc gia này có thể sử dụng, The New York Times tiết lộ.
Nỗ lực của Mỹ bắt đầu từ việc Chính phủ của tổng thống Hosni Mubarak cắt hoàn toàn mạng internet ở Ai Cập trong biến cố chính trị của nước này. Trong một động thái tương tự, Chính phủ Syria cũng tạm thời tắt phần lớn mạng internet của đất nước này nhằm hạn chế liên lạc của những người biểu tình.
Các nỗ lực của chính phủ Obama có ý nghĩa trên mặt trận ngoại giao được gọi là để "bảo vệ quyền tự do ngôn luận" cũng như "nuôi dưỡng nền dân chủ". Trước đó, Washington cũng hỗ trợ phát triển các phần mềm giúp người dùng ở các nước như Trung Quốc thoát khỏi khỏi sự điều tra của chính phủ.
Sơ đồ hoạt động của mạng Internet tàng hình: các máy tính sử dụng kết nối từ điện thoại di động của những mạng di động độc lập để kết nối với Internet thay vì sử dụng đường kết nối thông qua các cổng kết nối thông thường vốn bị kiểm soát bởi các chính phủ. |
Việc đầu tư xây dựng mạng internet "ma" nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ Bộ trưởng bộ Ngoại giao Mỹ, bà Hillary Clinton. Bà Clinton cho biết: "Chúng tôi muốn thấy nhiều người hơn nữa trên toàn cầu sử dụng Internet, điện thoại di động và các công nghệ khác để họ có thể nói về các bất công họ gặp phải cũng như tìm cách giúp thực hiện nguyện vọng của họ".
Thế nhưng, việc phát triển các mạng điện thoại độc lập cũng gặp những khuyết điểm khá lớn như các chính phủ có thể dò theo sóng và bắt giữ người sử dụng hoặc đơn giản hơn là bắt họ khi người sử dụng mang các thiết bị này qua biên giới. Nguy hiểm hơn, công nghệ trên có thể bị nhóm khủng bố sử dụng để liên lạc trong các nhiệm vụ.
Tuy nhiên, các chuyên gia tham gia phát triển mạng internet "ma" cho rằng những khuyết điểm này khó có thể so sánh với những ưu điểm mà mạng lưới này đem lại.
Ông Sascha Meinrath, chuyên gia đứng đầu dự án "internet trong chiếc vali", giám đốc dự án Công Nghệ Mở ở quỹ New America cho biết: "Chúng tôi đang xây dựng một cơ sở hạ tầng riêng biệt cho phép công nghệ hầu như không thể bị tắt hay kiểm soát. Việc này giúp con người thực hiện quyền đơn giản nhất của họ là được nói".
Internet trong chiếc vali giúp người sử dụng có thể kết nối Internet qua mạng không dây nhanh chóng. |
Mô hình chiếc vali chứa Internet với các thiết bị giúp tạo lập một mạng Wifi tại chỗ và kết nối với Internet mà không qua các cổng kết nối của chính phủ. Ảnh: New York Times |
0 nhận xét