Mới đây một số ngân hàng thương mại (NHTM) chấp nhận mua trái phiếu chính phủ (TPCP) với lãi suất chỉ trên 12%/năm, dù trần lãi suất huy động tiền đồng danh nghĩa 14%/năm, nhiều khoản lãi suất huy động thực tế lên 19%, thậm chí 21,5%/năm. Họ đang hành động để đón đầu những lợi ích dài hạn.
Hầu như không ngân hàng nào tuyên bố lãi suất huy động bình quân thực tế của mình hiện là bao nhiêu. Dự đoán theo những số liệu công khai thì nếu mang tiền huy động từ thị trường 1 (cá nhân và tổ chức phi tín dụng) mà mua trái phiếu Chính phủ (TPCP) thì các ngân hàng sẽ lỗ tối thiểu là 3%/năm.
Mua để giảm lỗ
Nhưng, một giám đốc chi nhánh ngân hàng nói: “Trong nguồn của ngân hàng có nhiều loại kỳ hạn và mức lãi suất khác nhau. Nếu khớp kỳ hạn tốt thì ngân hàng vẫn có lãi và không bị rủi ro lãi suất. Lãi suất bình quân có thể thấp hơn mức lãi suất huy động cao nhất”. NHTM cổ phần Công thương Việt Nam sáu tháng đầu huy động đạt 357.000 tỷ đồng, nhưng tổng dư nợ cho vay và đầu tư mới đạt 257.000 tỷ đồng.
Tỷ lệ cấp tín dụng/huy động vốn của nhiều ngân hàng hiện thấp hơn nhiều mức trần 80%/năm mà NHNN cho phép. Bản thân các ngân hàng cũng đang bị sức ép phải tìm đầu ra cho nguồn vốn đã huy động được trước khống chế tăng trưởng tín dụng dưới 20% trong năm 2011 của NHNN. Mua TPCP là một lối ra.
Theo bình luận của một chuyên gia ngân hàng, ngân hàng mua TPCP là để giảm lỗ, khi mà tiền huy động không cho vay ra được. TPCP dự trữ thanh khoản thứ cấp. Nếu nắm giữ, NHTM vừa hưởng lãi, vừa sẵn sàng chuyển được thành tiền để thanh toán.
Để đảm bảo thanh toán, NHTM nhìn chung phải dự trữ thanh toán là 20%/tổng vốn huy động, nếu 20% này đều dưới dạng tiền mặt/tiền gửi thanh toán tại NHNN thì không hiệu quả bằng việc dự trữ 10% bằng tiền, còn 10% dự trữ bằng TPCP. Một số ngân hàng cũng tính toán trong bối cảnh hiện nay, việc nắm giữ một khối lượng TPCP nhất định sẽ giúp các ngân hàng có khả năng phòng ngừa rủi ro thanh khoản tốt hơn.
Chờ cơ hội
Trong dài hạn, nhìn cả vòng đời của TPCP, đầu tư TPCP với lãi suất trên 12% cho các thời hạn, đặc biệt thời hạn năm năm, các ngân hàng vẫn kỳ vọng vào cơ hội lãi khá vì họ dự đoán thị trường đang có xu hướng giảm lãi suất. Có thể sau 2011, lãi suất huy động vốn chỉ ở mức 12%/năm; sau năm 2012 ở mức 10%/năm.
Hãy nhìn động thái của các ngân hàng trong huy động vốn. Dù cách đây một tháng họ phải huy động vốn với lãi suất cao, đặc biệt có những khoản tiền gửi lớn với lãi suất đến 18,5 – 21,5%/năm, nhưng chỉ nhận của khách hàng với kỳ hạn 1 – 2 tháng. Khách hàng nào thân quen mới cho kỳ hạn 3 – 5 tháng. Không ngân hàng nào dám huy động vốn với lãi suất từ 16%/năm trở lên với kỳ hạn 1 năm/2 năm/5 năm.
Bên cạnh đó, chính sách cũng sẽ thay đổi làm ảnh hưởng đến lãi suất. Một lãnh đạo ngân hàng nói: “Nếu chính sách tiền tệ nới lỏng, NHNN sẽ tái chiết khấu với lãi suất thấp. Vì vậy bây giờ mua TPCP có thể lỗ tạm thời nhưng lâu dài sẽ lãi”.
Từ trung tuần tháng 6 đến nay, một số ngân hàng đã giảm nhẹ lãi suất huy động VND. Một số người gửi tiền cũng đang theo dõi kỹ động thái của các kênh đầu tư khác thế nào để tính toán việc có gửi tiếp ngân hàng nữa không.
Hầu như không ngân hàng nào tuyên bố lãi suất huy động bình quân thực tế của mình hiện là bao nhiêu. Dự đoán theo những số liệu công khai thì nếu mang tiền huy động từ thị trường 1 (cá nhân và tổ chức phi tín dụng) mà mua trái phiếu Chính phủ (TPCP) thì các ngân hàng sẽ lỗ tối thiểu là 3%/năm.
Mua để giảm lỗ
Nhưng, một giám đốc chi nhánh ngân hàng nói: “Trong nguồn của ngân hàng có nhiều loại kỳ hạn và mức lãi suất khác nhau. Nếu khớp kỳ hạn tốt thì ngân hàng vẫn có lãi và không bị rủi ro lãi suất. Lãi suất bình quân có thể thấp hơn mức lãi suất huy động cao nhất”. NHTM cổ phần Công thương Việt Nam sáu tháng đầu huy động đạt 357.000 tỷ đồng, nhưng tổng dư nợ cho vay và đầu tư mới đạt 257.000 tỷ đồng.
Tỷ lệ cấp tín dụng/huy động vốn của nhiều ngân hàng hiện thấp hơn nhiều mức trần 80%/năm mà NHNN cho phép. Bản thân các ngân hàng cũng đang bị sức ép phải tìm đầu ra cho nguồn vốn đã huy động được trước khống chế tăng trưởng tín dụng dưới 20% trong năm 2011 của NHNN. Mua TPCP là một lối ra.
Theo bình luận của một chuyên gia ngân hàng, ngân hàng mua TPCP là để giảm lỗ, khi mà tiền huy động không cho vay ra được. TPCP dự trữ thanh khoản thứ cấp. Nếu nắm giữ, NHTM vừa hưởng lãi, vừa sẵn sàng chuyển được thành tiền để thanh toán.
Để đảm bảo thanh toán, NHTM nhìn chung phải dự trữ thanh toán là 20%/tổng vốn huy động, nếu 20% này đều dưới dạng tiền mặt/tiền gửi thanh toán tại NHNN thì không hiệu quả bằng việc dự trữ 10% bằng tiền, còn 10% dự trữ bằng TPCP. Một số ngân hàng cũng tính toán trong bối cảnh hiện nay, việc nắm giữ một khối lượng TPCP nhất định sẽ giúp các ngân hàng có khả năng phòng ngừa rủi ro thanh khoản tốt hơn.
Chờ cơ hội
Trong dài hạn, nhìn cả vòng đời của TPCP, đầu tư TPCP với lãi suất trên 12% cho các thời hạn, đặc biệt thời hạn năm năm, các ngân hàng vẫn kỳ vọng vào cơ hội lãi khá vì họ dự đoán thị trường đang có xu hướng giảm lãi suất. Có thể sau 2011, lãi suất huy động vốn chỉ ở mức 12%/năm; sau năm 2012 ở mức 10%/năm.
Hãy nhìn động thái của các ngân hàng trong huy động vốn. Dù cách đây một tháng họ phải huy động vốn với lãi suất cao, đặc biệt có những khoản tiền gửi lớn với lãi suất đến 18,5 – 21,5%/năm, nhưng chỉ nhận của khách hàng với kỳ hạn 1 – 2 tháng. Khách hàng nào thân quen mới cho kỳ hạn 3 – 5 tháng. Không ngân hàng nào dám huy động vốn với lãi suất từ 16%/năm trở lên với kỳ hạn 1 năm/2 năm/5 năm.
Bên cạnh đó, chính sách cũng sẽ thay đổi làm ảnh hưởng đến lãi suất. Một lãnh đạo ngân hàng nói: “Nếu chính sách tiền tệ nới lỏng, NHNN sẽ tái chiết khấu với lãi suất thấp. Vì vậy bây giờ mua TPCP có thể lỗ tạm thời nhưng lâu dài sẽ lãi”.
Từ trung tuần tháng 6 đến nay, một số ngân hàng đã giảm nhẹ lãi suất huy động VND. Một số người gửi tiền cũng đang theo dõi kỹ động thái của các kênh đầu tư khác thế nào để tính toán việc có gửi tiếp ngân hàng nữa không.
(theo Sài Gòn tiếp thị)
0 nhận xét