Theo ông này, Mông Cổ ngày càng phụ thuộc vào láng giềng Nga và Trung Quốc về nhiên liệu và điện năng. Sự “dựa dẫm” của Mông Cổ ngày càng là thách thức lớn đối với sự bùng nổ của ngành khai thác dầu mỏ đang “phất” tại nước này.
Mông Cổ chỉ sản xuất khoảng bốn tỷ KW/h điện năng hàng năm, chủ yếu dựa vào nguồn nhập khẩu từ láng giềng phía Bắc. Hiện quốc gia này nhập khẩu khoảng 90 % các sản phẩm dầu khí từ Nga và một phần từ Trung Quốc.
Trong đó, lượng điện nhập khẩu từ Nga chiếm khoảng 4% mức tiêu thụ điện hiện tại của Mông Cổ. Chính phủ cũng đang nỗ lực đàm phán để có thêm các hợp đồng nhập khẩu điện từ láng giềng Trung Quốc.
Sự phụ thuộc vào những nguồn cung cấp năng lượng từ nước ngoài khiến Mông Cổ dễ gặp phải rủi ro, đặc biệt đây là nguyên nhân hàng đầu khiến giá cả leo thang chóng mặt. Trong năm nay, Nga cắt giảm lượng dầu xuất khẩu cho Mông Cổ vào tháng tư bởi sự thiếu hụt dầu trên thị trường nội địa ngay trong bối cảnh nhu cầu diesel cần thiết cho xây dựng, nông nghiệp và khai thác dầu mỏ đạt cao điểm trong những tháng mùa hè. Rủi ro này khiến kinh tế và đời sống của người dân Mông Cổ lâm vào trạng thái khó khăn.
Theo báo chí địa phương, sự thiếu hụt dầu diesel buộc Chính phủ phải ra lệnh tạm thời chặn các nguồn cung cấp dầu diesel cho một số mỏ khai thác, đình chỉ một số hoạt động đường sắt và hạn chế sử dụng các kho dự trữ khẩn cấp.
Những nguồn cung từ Nga vẫn chưa hồi phục trở lại khiến một số mỏ hiện nay chuyển sang sử dụng nguồn nhiên liệu nhập của Trung Quốc, mặc dù đắt hơn 40 % so với nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Nga.
"Tác động xấu của việc thiếu hụt diesel được thể hiện rõ trên mọi lĩnh vực sản xuất lớn, đặc biệt là hoạt động khai thác tại các mỏ dầu", ông Jim Dwyer cho biết.
Mông Cổ phải chịu tình trạng thiếu nhiên liệu lớn từ những năm 1990. Hiện Chính phủ lên kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu riêng. Kế hoạch này sẽ được thực hiện vào mùa thu năm 2014 với chi phí đầu tư lên tới 600 triệu USD tại Darkhan, một thành phố phía Bắc Ulan Bator.
Mông Cổ sử dụng khoảng một triệu tấn sản phẩm dầu mỏ hàng năm, với diesel chiếm tới 60% mức tiêu thụ. Chính nhu cầu điện ngày càng tăng từ các mỏ dầu khiến Chính phủ Mông Cổ đang phải tìm kiếm một địa điểm thích hợp để xây dựng nhà máy điện mới tại khu vực phía Nam Gobi.
Ulan Bator cũng phê duyệt cho nhà đầu tư Oyu Tolgoi Rio Tinto và Ivanhoe Mines dự án xây dựng một dòng điện kéo tới biên giới Mông Cổ - Trung Quốc, để nhập khẩu điện từ quốc gia láng giềng này.
Mông Cổ đang hy vọng thu hút được 25 tỷ USD vốn đầu tư trong 5 năm tiếp theo để hoàn thiện hệ thống đường giao thông, đường sắt và phát triển các thị trấn khai thác dầu mỏ.
Chính phủ Mông Cổ đang nỗ lực tìm kiếm phương án xây dựng nhà máy lọc dầu riêng, nhằm giảm bớt gánh nặng lệ thuộc vào láng giềng Nga và Trung Quốc. |
Mông Cổ chỉ sản xuất khoảng bốn tỷ KW/h điện năng hàng năm, chủ yếu dựa vào nguồn nhập khẩu từ láng giềng phía Bắc. Hiện quốc gia này nhập khẩu khoảng 90 % các sản phẩm dầu khí từ Nga và một phần từ Trung Quốc.
Trong đó, lượng điện nhập khẩu từ Nga chiếm khoảng 4% mức tiêu thụ điện hiện tại của Mông Cổ. Chính phủ cũng đang nỗ lực đàm phán để có thêm các hợp đồng nhập khẩu điện từ láng giềng Trung Quốc.
Sự phụ thuộc vào những nguồn cung cấp năng lượng từ nước ngoài khiến Mông Cổ dễ gặp phải rủi ro, đặc biệt đây là nguyên nhân hàng đầu khiến giá cả leo thang chóng mặt. Trong năm nay, Nga cắt giảm lượng dầu xuất khẩu cho Mông Cổ vào tháng tư bởi sự thiếu hụt dầu trên thị trường nội địa ngay trong bối cảnh nhu cầu diesel cần thiết cho xây dựng, nông nghiệp và khai thác dầu mỏ đạt cao điểm trong những tháng mùa hè. Rủi ro này khiến kinh tế và đời sống của người dân Mông Cổ lâm vào trạng thái khó khăn.
Theo báo chí địa phương, sự thiếu hụt dầu diesel buộc Chính phủ phải ra lệnh tạm thời chặn các nguồn cung cấp dầu diesel cho một số mỏ khai thác, đình chỉ một số hoạt động đường sắt và hạn chế sử dụng các kho dự trữ khẩn cấp.
Những nguồn cung từ Nga vẫn chưa hồi phục trở lại khiến một số mỏ hiện nay chuyển sang sử dụng nguồn nhiên liệu nhập của Trung Quốc, mặc dù đắt hơn 40 % so với nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Nga.
"Tác động xấu của việc thiếu hụt diesel được thể hiện rõ trên mọi lĩnh vực sản xuất lớn, đặc biệt là hoạt động khai thác tại các mỏ dầu", ông Jim Dwyer cho biết.
Mông Cổ phải chịu tình trạng thiếu nhiên liệu lớn từ những năm 1990. Hiện Chính phủ lên kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu riêng. Kế hoạch này sẽ được thực hiện vào mùa thu năm 2014 với chi phí đầu tư lên tới 600 triệu USD tại Darkhan, một thành phố phía Bắc Ulan Bator.
Mông Cổ sử dụng khoảng một triệu tấn sản phẩm dầu mỏ hàng năm, với diesel chiếm tới 60% mức tiêu thụ. Chính nhu cầu điện ngày càng tăng từ các mỏ dầu khiến Chính phủ Mông Cổ đang phải tìm kiếm một địa điểm thích hợp để xây dựng nhà máy điện mới tại khu vực phía Nam Gobi.
Ulan Bator cũng phê duyệt cho nhà đầu tư Oyu Tolgoi Rio Tinto và Ivanhoe Mines dự án xây dựng một dòng điện kéo tới biên giới Mông Cổ - Trung Quốc, để nhập khẩu điện từ quốc gia láng giềng này.
Mông Cổ đang hy vọng thu hút được 25 tỷ USD vốn đầu tư trong 5 năm tiếp theo để hoàn thiện hệ thống đường giao thông, đường sắt và phát triển các thị trấn khai thác dầu mỏ.
0 nhận xét