Có người do sự tài năng, may mắn hay số phận đưa đẩy có thể nắm giữ một chức lớn hay nhỏ, cấp trung ương hay địa phương. Ai đó nói: "Có phước làm quan, có gan làm giàu". Và "một người làm quan cả họ được nhờ". Tư tưởng "hy sinh đời bố, củng cố đời con" không biết từ đâu và lúc nào xuất hiện ở nước ta cũng để được làm quan làm tướng.
Từ trong gia đình, cha mẹ đã dạy con, ráng lo học thành tài sau này sẽ có một chỗ đứng tốt trong xã hội!
Gần đây trên báo chí có nêu trường hợp một bà mẹ châu Á (Trung Quốc) dạy con với một phương pháp kỷ luật nghiêm khắc đã mang lại "thành công" cho các con trên con đường học tập phấn đấu để trở thành một công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên, dư luật cũng cho rằng, phương pháp dạy trẻ dùng kỷ luật và hình phạt quá nghiêm khắc sẽ để lại cú sốc và dấu ấn không hay trong suốt cuộc đời người con sau này.
Loanh quanh thì ta thấy việc sử dụng "mục đích" - có được bằng cấp, nghề nghiệp, vị trí xã hội, tiền bạc, hạnh phúc .v.v. - hay "phương tiện" thực hiện nhằm đạt được mục đích tức phương pháp thực hiện, chiến lược và kế hoạch thực hiện khoa học, kỷ luật hay khuyến khích động viên .v.v. là hai cách mà người ta hay áp dụng.
Có người lấy mục đích ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn làm mục tiêu theo đuổi, thậm chí lấy mục đích làm phương tiện thực hiện mục tiêu dài hạn hơn.
Có người dùng phương tiện để đạt mục đích đề ra, như dùng tiền để mua bằng cấp, mua chức vụ, mua cả những thứ khó mua được bằng tiền!
Làm lãnh đạo thật không dễ
Một anh bạn làm việc cho nhà nước cho hay, đối với một số sếp bây giờ, tuyển dụng hay đề bạt nhân sự thường chia làm hai loại nhân viên: loại có năng lực để làm việc cho cơ quan và loại có thể "chạy" để kiếm tiền về cho sếp. Ngoài ra, còn có loại nhân viên thứ ba là con cháu các sếp trên gửi gắm phải nhận theo kiểu có đi có lại.
Nói vậy, có thể suy ra trong cơ quan hay công ty nhà nước ta hiện có dư thừa biên chế và số lượng nhân sự nhiều gấp 2-3 lần so với các cơ quan cùng chức năng của tư nhân hay nước ngoài (?).
Điều này hoàn toàn được phản ánh bởi các chỉ số hiệu quả về đầu tư trên vốn hay mức tăng biên tế của doanh số từ đầu tư thêm (ICOR) giữa các công ty nhà nước và tư nhân hay nước ngoài. Doanh nghiệp nhà nước có ICOR từ 6-8 trong khi trung bình của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ khoảng 3-4. Hiệu quả ở đây chỉ mới kể về nhân sự dư thừa biên chế, làm việc không hiệu quả (ai cũng biết nhân viên nhà nước làm việc giờ giấc ít hơn, thoải mái hơn tư nhân và nước ngoài) chưa kể đến các trì trệ, thất thoát, tham nhũng đã được phản ánh nhiều trong thời gian qua.
Nếu có thống kê so sánh số lượng công chức ở Việt Nam trên đầu người dân với Thái Lan và một số nước trong khu vực và thế giới sẽ dễ dàng nhận thấy sự thiếu hiệu quả nằm ở đâu.
Lạm phát ở ta trong nhiều năm qua cao hơn bình quân các nước trong khu vực có phần do chi tiêu công % trên GDP của quốc gia cao hơn họ (khoảng 20% so với 5% của GDP). Khoản chênh lệch chi tiêu công trên GDP này (15%) thường được sử dụng không hiệu quả, thất thoát và là mồi cho tham nhũng. Các con đường, cầu cống, công trình công cộng cứ làm kém chất lượng, làm rồi sửa mà người dân và các cơ quan báo chí cũng đã nói nhiều, đang sử dụng khoảng chênh lệch 15% GDP này để gây ra lạm phát.
Do vậy, lạm phát năm nay ở ta cao hơn 15% và cao hơn so với con số 5% của các nước trong khu vực là không quá ngạc nhiên.
Việc chống lạm phát, khắc phục các khó khăn yếu kém của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, cạnh tranh được với các quốc gia khác là những việc cực kỳ khó khăn. Những hoàn cảnh khó khăn gian nan nhất cũng là cơ hội để người lãnh đạo chứng tỏ tài năng, sự ưu tú và cái tâm với đất nước.
Đòi hỏi bản lĩnh và cái tâm
Nền kinh tế trong nước đang gặp khó khăn suốt mấy năm qua. Lạm phát cao và kinh tế phát triển chậm liên tục đang thử thách lòng bền chí của các doanh nghiệp tư nhân và nhà đầu tư cũng như đời sống của mọi tầng lớp nhân dân đang chịu ảnh hưởng của "bão giá". Thị trường bất động sản lay lắt vì các đầu tư dàn trải và quá liều lượng đã mang đến các nợ nần và mất khả năng thanh toán. Thị trường cổ phiếu chứng khoán với các chỉ số thấp và thanh khoản yếu kém kéo dài khiến các nhà đầu chuyên nghiệp cũng đang chịu thua lỗ nặng. Hội nhập kinh tế làm vấn đề cạnh tranh trở nên ngày càng gay gắt, để tồn tại lãnh đạo phải xây dựng được mô hình phát triển kinh tế tạo được sự khác biệt về sản phẩm, kỹ thuật công nghệ, dịch vụ và con người với các đối thủ cạnh tranh.
Ai cũng có quê hương đất nước để yêu thương, ai cũng có cha mẹ tổ quốc để trung thành phụng sự. Ngoài tài năng, đức độ, người lãnh đạo cần cách hành xử cao thượng, thương dân và vì dân. Để đạt được điều đó, cần có chương trình hành động và hiệu quả cụ thể, với sự giám sát kết quả của các cơ quan chức năng và đánh giá kết quả của người dân.
Lịch sử sẽ ghi danh những người lãnh đạo có đủ tài năng, đức độ để đương đầu và giải quyết tốt những khó khăn thử thách lớn nhất trong lịch sử đất nước, với tâm thế thực sự "do nhân dân và vì nhân dân".
Cảnh Thái
Từ trong gia đình, cha mẹ đã dạy con, ráng lo học thành tài sau này sẽ có một chỗ đứng tốt trong xã hội!
Gần đây trên báo chí có nêu trường hợp một bà mẹ châu Á (Trung Quốc) dạy con với một phương pháp kỷ luật nghiêm khắc đã mang lại "thành công" cho các con trên con đường học tập phấn đấu để trở thành một công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên, dư luật cũng cho rằng, phương pháp dạy trẻ dùng kỷ luật và hình phạt quá nghiêm khắc sẽ để lại cú sốc và dấu ấn không hay trong suốt cuộc đời người con sau này.
Loanh quanh thì ta thấy việc sử dụng "mục đích" - có được bằng cấp, nghề nghiệp, vị trí xã hội, tiền bạc, hạnh phúc .v.v. - hay "phương tiện" thực hiện nhằm đạt được mục đích tức phương pháp thực hiện, chiến lược và kế hoạch thực hiện khoa học, kỷ luật hay khuyến khích động viên .v.v. là hai cách mà người ta hay áp dụng.
Có người lấy mục đích ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn làm mục tiêu theo đuổi, thậm chí lấy mục đích làm phương tiện thực hiện mục tiêu dài hạn hơn.
Làm lãnh đạo thật không dễ
Một anh bạn làm việc cho nhà nước cho hay, đối với một số sếp bây giờ, tuyển dụng hay đề bạt nhân sự thường chia làm hai loại nhân viên: loại có năng lực để làm việc cho cơ quan và loại có thể "chạy" để kiếm tiền về cho sếp. Ngoài ra, còn có loại nhân viên thứ ba là con cháu các sếp trên gửi gắm phải nhận theo kiểu có đi có lại.
Nói vậy, có thể suy ra trong cơ quan hay công ty nhà nước ta hiện có dư thừa biên chế và số lượng nhân sự nhiều gấp 2-3 lần so với các cơ quan cùng chức năng của tư nhân hay nước ngoài (?).
Điều này hoàn toàn được phản ánh bởi các chỉ số hiệu quả về đầu tư trên vốn hay mức tăng biên tế của doanh số từ đầu tư thêm (ICOR) giữa các công ty nhà nước và tư nhân hay nước ngoài. Doanh nghiệp nhà nước có ICOR từ 6-8 trong khi trung bình của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ khoảng 3-4. Hiệu quả ở đây chỉ mới kể về nhân sự dư thừa biên chế, làm việc không hiệu quả (ai cũng biết nhân viên nhà nước làm việc giờ giấc ít hơn, thoải mái hơn tư nhân và nước ngoài) chưa kể đến các trì trệ, thất thoát, tham nhũng đã được phản ánh nhiều trong thời gian qua.
Nếu có thống kê so sánh số lượng công chức ở Việt Nam trên đầu người dân với Thái Lan và một số nước trong khu vực và thế giới sẽ dễ dàng nhận thấy sự thiếu hiệu quả nằm ở đâu.
Lạm phát ở ta trong nhiều năm qua cao hơn bình quân các nước trong khu vực có phần do chi tiêu công % trên GDP của quốc gia cao hơn họ (khoảng 20% so với 5% của GDP). Khoản chênh lệch chi tiêu công trên GDP này (15%) thường được sử dụng không hiệu quả, thất thoát và là mồi cho tham nhũng. Các con đường, cầu cống, công trình công cộng cứ làm kém chất lượng, làm rồi sửa mà người dân và các cơ quan báo chí cũng đã nói nhiều, đang sử dụng khoảng chênh lệch 15% GDP này để gây ra lạm phát.
Việc chống lạm phát, khắc phục các khó khăn yếu kém của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, cạnh tranh được với các quốc gia khác là những việc cực kỳ khó khăn. Những hoàn cảnh khó khăn gian nan nhất cũng là cơ hội để người lãnh đạo chứng tỏ tài năng, sự ưu tú và cái tâm với đất nước.
Đòi hỏi bản lĩnh và cái tâm
Nền kinh tế trong nước đang gặp khó khăn suốt mấy năm qua. Lạm phát cao và kinh tế phát triển chậm liên tục đang thử thách lòng bền chí của các doanh nghiệp tư nhân và nhà đầu tư cũng như đời sống của mọi tầng lớp nhân dân đang chịu ảnh hưởng của "bão giá". Thị trường bất động sản lay lắt vì các đầu tư dàn trải và quá liều lượng đã mang đến các nợ nần và mất khả năng thanh toán. Thị trường cổ phiếu chứng khoán với các chỉ số thấp và thanh khoản yếu kém kéo dài khiến các nhà đầu chuyên nghiệp cũng đang chịu thua lỗ nặng. Hội nhập kinh tế làm vấn đề cạnh tranh trở nên ngày càng gay gắt, để tồn tại lãnh đạo phải xây dựng được mô hình phát triển kinh tế tạo được sự khác biệt về sản phẩm, kỹ thuật công nghệ, dịch vụ và con người với các đối thủ cạnh tranh.
Ai cũng có quê hương đất nước để yêu thương, ai cũng có cha mẹ tổ quốc để trung thành phụng sự. Ngoài tài năng, đức độ, người lãnh đạo cần cách hành xử cao thượng, thương dân và vì dân. Để đạt được điều đó, cần có chương trình hành động và hiệu quả cụ thể, với sự giám sát kết quả của các cơ quan chức năng và đánh giá kết quả của người dân.
Lịch sử sẽ ghi danh những người lãnh đạo có đủ tài năng, đức độ để đương đầu và giải quyết tốt những khó khăn thử thách lớn nhất trong lịch sử đất nước, với tâm thế thực sự "do nhân dân và vì nhân dân".
Cảnh Thái
Theo VEF
0 nhận xét