Mải làm ăn, bố mẹ đẩy con vào con đường phạm tội

Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm thuộc Học Viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an, việc bố mẹ bỏ bê gia đình là nguyên nhân chính khiến đối tượng phạm tội giết người vì nguyên nhân xã hội tăng nhanh trong thời gian vừa qua.
Ảnh minh họa 
Theo nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn trên phiếu hỏi đối với 207 phạm nhân phạm tội giết người đang thi hành án tại 4 trại giam (Phú Sơn 4, Hồng Ca, Thanh Lâm, Thủ Đức của Bộ Công an), cho thấy, có tới 46% số người phạm tội xuất thân trong những gia đình phức tạp, có vấn đề (đa số các gia đình này có bố, mẹ hoặc anh, chị, em là những người có tiền án, tiền sự, làm những nghề phi pháp); có 18% đối tượng có hoàn cảnh gia đình bố mẹ ly hôn phải sống với anh chị, ông bà từ nhỏ; có 14% đối tượng sống trong gia đình có văn hóa ứng xử thấp (mặc dù có đầy đủ cha, mẹ; vợ chồng nhưng trình độ văn hóa của bố, mẹ; vợ hoặc chồng và các anh chị em thấp, thường xử sự thiếu tôn trọng nhau, có các xung đột, cãi vã thường xuyên xảy ra trong gia đình); 7% xuất phát trong gia đình giàu có, bố mẹ, vợ hoặc chồng có lối sống buông thả, ích kỷ, sỹ diện hão hoặc nuông chiều nhau thái quá; 11% có hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn; chỉ có 4% xuất phát từ gia đình bình thường.

 Ảnh minh họa
 Những tội ác của băng đảng My "sói" và đồng bọn sâu xa từ những sự thiếu thốn sự chăm sóc, dạy dỗ của gia đình!


Đánh giá của Trung tâm tội phạm học và phòng ngừa tội phạm cũng cho thấy tội phạm giết người, đặc biệt là số vụ án giết người có tính chất dã man, man rợ như thời Trung cổ có một phần xuất phát từ sự gia tăng của yếu tố bạo lực trong xã hội và các yếu tố tiêu cực từ gia đình.

Theo thống kê từ một cuộc hội thảo về hôn nhân và gia đình, hiện nay ở nước ta bình quân mỗi năm có từ 50.000 - 70.000 vụ ly hôn, trong số đó có tới 70% là các cặp vợ chồng trẻ đang ở vào độ tuổi 20 - 30. Và từ đây, mỗi năm có chừng 50.000 trẻ đang tuổi ăn học bị đẩy ra ngoài tổ ấm gia đình, chúng buộc phải tự xoay xở, thậm chí là tự lập trước cuộc đời. Việc xô đẩy hoàn toàn tự phát này đã khiến những đứa trẻ từ ngoan trở nên hư và đi vào con đường phạm tội lúc nào không hay.

Thượng tá, TS Nguyễn Minh Đức, phó Giám đốc Trung tâm tội phạm học và phòng ngừa tội phạm chia sẻ, có thể thấy yếu tố gia đình có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc hình thành nhân cách và các đặc điểm tâm lý cá nhân, đặc biệt đối với trẻ em và nhóm đối tượng ở độ tuổi vị thành niên. Những người phải chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình từ khi còn nhỏ thì khi lớn lên người ấy dễ mang tính bạo lực và sẽ dẫn đến có những hành vi lệch chuẩn. Đa số các vụ con giết cha, anh em giết hại lẫn nhau là bị ảnh hưởng của bạo lực gia đình hoặc một trong những người đó có lối sống thiếu lành mạnh. Sự ảnh hưởng này dẫn đến tư tưởng giải quyết mâu thuẫn bằng hành vi bạo lực, đặc biệt ở nhóm đối tượng là thanh niên, đã từng chứng kiến hành vi phạm tội và hành vi bạo lực trong gia đình.

Bên cạnh đó, theo phân tích, hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở nhiều nơi còn buông lỏng, chưa kịp thời, nghiêm minh. Pháp luật xử lý người xâm hại nhân thân hiện nay nặng về thuyết phục giáo dục mà thiếu sự trừng trị. Một vấn đề quan trọng đó là, ngoài việc cho rằng yếu tố xã hội có vai trò quyết định đến ý thức chấp hành pháp luật của con người, chúng ta cũng cần nhìn nhận rằng vai trò của pháp luật cũng góp phần tạo nên ý thức của con người. Nếu như, luật pháp có những chế tài thật nghiêm khắc và đầy đủ hơn thì ý thức con người sẽ phải cao hơn. Hoặc áp dụng pháp luật công minh, công bằng khách quan, nghiêm khắc cũng sẽ hạn chế, phòng ngừa hành vi phạm tội. Thực tế nhiều vụ án xâm phạm nhân thân ở nhiều địa phương cơ quan có thẩm quyền xử lý chưa nghiêm, không đủ sức răn đe, giáo dục, cưỡng chế. Hoặc áp dụng chưa công bằng dẫn đến phản ứng tiêu cực từ chính các đối tượng có liên quan khác. Lực lượng đấu tranh phòng, chống hành vi bạo lực chưa thực sự làm tốt chức năng của mình, chưa có sự phản ứng nhanh, chưa được trang bị đầy đủ công cụ pháp lý, phương tiện để trấn áp ngay những hành vi bạo lực.

 Ảnh minh họa
 Sự kiện My "sói" là bài học nhãn tiền cho các bậc phụ huynh trong cách giáo dục con cái!


Ý thức chấp hành tôn trọng pháp luật của thanh niên hiện nay rất yếu, một số thiếu hiểu biết pháp luật. Những hiểu biết này trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của con người. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho tổng kết, số đối tượng phạm tội mù chữ chiếm 3,5%; cấp 1-2 (tiểu học đến trung học cơ sở) chiếm 59,7%; cấp 3 (trung học phổ thông) chiếm 21%; đang học đại học 11,6%; tốt nghiệp đại học trở lên 4,2%.

Nghiên cứu nhân thân người phạm tội giết người cho thấy, trình độ học vấn thấp đã tác động không nhỏ đến cách ứng xử, đến việc giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong đời sống hàng ngày. Không ít trường hợp, do trình độ học vấn không đạt đến mức cần thiết, nên chủ thể đã lựa chọn phương án xử sự trái với các chuẩn mực xã hội. Khi phỏng vấn các đối tượng phạm tội giết người cho thấy 70% trả lời lúc đầu chỉ định gây thương tích nhưng quá tay, hoặc không kiểm soát được hành vi khi gây án nên dẫn đến hậu quả chết người. Đặc biệt ở lứa tuổi chưa thành niên và lứa tuổi thanh niên phạm tội giết người nhiều phần lớn là do sự thiếu quan tâm giáo dục từ phía gia đình, nhà trường, xã hội, sự tác động của những luồng văn hoá kích động bạo lực và sự quản lí lỏng lẻo của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trung tâm tội phạm học và phòng ngừa tội phạm cũng chỉ ra rằng một nguyên nhân nữa hạn chế tới sự ngăn chặn, phòng ngừa sự phát sinh tội phạm giết người thời gian qua, đó là phong trào đấu tranh của xã hội, cộng đồng dân cư chống lại những hành vi bạo lực nhiều nơi còn yếu, đến mức báo động. Trước những hành vi bạo lực, trái pháp luật người dân thờ ơ, né tránh không giám ngăn chặn, đấu tranh với cái ác,… nên nhiều hành vi bạo lực diễn ra ngay trên phố, nơi công cộng. Nguyên nhân của vấn đề này là, hành lang pháp lý cho việc phát động phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân còn chưa đầy đủ, chưa có cơ chế bảo vệ người dám đấu tranh chống lại cái ác.

Chưa xây dựng được hệ thống phương tiện cũng như quy chế để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân có thể dễ dàng sử dụng nhiều phương tiện, biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hoặc tố giác, trình báo kịp thời về hành vi bạo lực, hành vi trái pháp luật.
Trúc Dân
VnMedia

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia