- Ông bình luận gì về những vu cáo trắng trợn gần đây của Trung Quốc đối với Việt Nam, sau khi họ cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam, xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam?
GS.TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Khoa học - Công nghệ, Bộ Công an. |
- Theo ông, sau phản ứng ngoại giao của Việt Nam, chúng ta phải làm gì để dư luận thế giới hiểu rõ về những hành động ngang ngược của Trung Quốc?
- Những tuyên bố, phản đối về mặt ngoại giao là cần thiết, nhưng chưa đủ. Phải nói rõ việc làm của Trung Quốc đã vi phạm những gì đến Công ước Luật Biển năm 1982, vi phạm đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như thế nào để thế giới biết. Chẳng hạn, bây giờ có 5 - 7 người “đầu bò đầu bướu” vào nhà mình phá phách, trộm cắp nhưng chủ nhà lặng thinh thì làng xóm ai biết được? Nếu không cho cả thế giới thấy được bản chất của Trung Quốc, không loại trừ trường hợp những hành động tương tự của họ còn tiếp diễn trong thời gian tới. Do vậy, chúng ta cần phải làm mọi việc có thể để cho cả thế giới biết rõ bản chất đằng sau những phát ngôn và hành động của Trung Quốc.
Ngoài ra, cùng với những phát ngôn tại chỗ. Chúng ta phải nhanh chóng thành lập những lực lượng bảo vệ ngư dân trên biển và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
- Một số chuyên gia đã nhận định rằng, những sự việc vừa qua mới chỉ là phép thử của Trung Quốc trong mưu đồ độc chiếm biển Đông. Quan điểm của ông thế nào?
- Đây là thời kỳ mở đầu cho giai đoạn mới, chiến lược mới của Trung Quốc. Đó cũng mới chỉ là thử phản ứng ban đầu, thăm dò phản ứng của Việt Nam. Chúng ta phải thấy rõ tính nghiêm trọng của vấn đề rằng “bài” chính của Trung Quốc đang ở phía trước. Do vậy, tôi muốn nhắc lại một lần nữa: Phát ngôn ngoại giao là cần thiết nhưng chưa đủ. Phải làm cho người dân thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề và có thái độ rõ ràng. Đó là những việc phải làm đầu tiên. Hơn nữa, chúng ta có đủ điều kiện, lực lượng và biện pháp để phản đối những hành động của Trung Quốc. Chúng ta không xâm phạm chủ quyền của bất cứ nước nào nhưng ai xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ta thì ta cũng đủ sức giáng trả tương xứng.
- Tại lễ mít-tinh nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011 vừa được tổ chức tại Khánh Hòa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh để bảo vệ các vùng biển, hải đảo của Tổ quốc. Theo ông, sức mạnh lớn nhất của dân tộc ta là gì?
- Đó là lòng yêu nước nồng nàn, là lòng tự tôn dân tộc, là truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đại đoàn kết toàn dân - những thứ vũ khí đã giúp dân tộc ta đánh bại mọi kẻ thù hung bạo nhất trong lịch sử hàng ngàn năm dựng và giữ nước. Đó chính là sức mạnh vô song. Không ai, không quốc gia nào có thể đùa với sức mạnh của 90 triệu con người Việt Nam. Vấn đề là chúng ta phải khơi dậy được lòng yêu nước trong mỗi con người Việt Nam. Khi đó, chắc chắn Trung Quốc sẽ phải tính toán rất kỹ.
- Xin cảm ơn ông.
Ủy ban Hòa bình Việt Nam gửi thư tới Hiệp hội Nhân dân Trung Quốc Trước việc trong các ngày 26/5 và 9/6/2011 một số tàu hải giám, ngư chính và tàu cá của Trung Quốc có các hành động xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, ngày 12/6/2011, Uỷ ban Hoà bình Việt Nam đã có thư gửi tới Hiệp hội nhân dân Trung Quốc vì hoà bình và tài giảm quân bị để bày tỏ mối quan ngại của Uỷ ban Hoà bình Việt Nam và nhân dân Việt Nam về những hành động vi phạm nghiêm trọng và tái diễn mà các tàu phía Trung Quốc gây ra, tác động tiêu cực đến tình cảm hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước, gây lo ngại trong dư luận khu vực và thế giới, không có lợi cho hoà bình và ổn định của khu vực và bày tỏ mong muốn phía Trung Quốc không để tái diễn các hành động tương tự. |
0 nhận xét