Chưa bền
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2011 của Hà Nội tăng 1,21% so với tháng trước, tương đương 2/3 mức tăng của tháng trước đó. Đây là tháng thứ hai liên tiếp chỉ số giá của Hà Nội có xu hướng giảm tốc độ gi tăng. Trong khi đó, xu hướng giảm tốc độ tăng của Tp Hồ Chí Minh lại thể hiện rõ chỉ còn tăng 0,69% so với tháng trước. So với mức tăng 2,4% tại tháng 5 thì đây là một mức giảm rất mạnh. Với diễn biến ở hai đô thị chi phối nền kinh tế cả nước như trên thì kỳ vọng về việc giảm CPI cả nước trong tháng 6 với mức dự báo 1% là có thể thành hiện thực.
Nhìn nhận về diễn biến giá cả từ tháng 5 đến nay, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đây là dấu hiệu cho thấy các chính sách điều hành của Chính phủ đúng hướng và bắt đầu phát huy tác dụng. Với khẳng định tiếp tục thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 11 với chính sách tiền tệ, tài khóa, thương mại thắt chặt thì lạm phát chắc chắn sẽ tiếp tục giảm và mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô sẽ dần được thực hiện.
Thực ra, diễn biến CPI tháng 6 đã được dự báo từ trước, sau hơn 3 tháng cả nước thực hiện NQ 11. Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới cũng đã đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ trong việc phục hồi lại mức độ ổn định vĩ mô đáng kể trong vài tháng vừa qua. Từ đó, báo cáo cũng đưa ra dự báo tình hình kinh tế Việt Nam sẽ dần được cải thiện trong 6 tháng cuối năm 2011, tốc độ lạm phát dự kiến lên cao nhất trong quý II và sau đó giảm dần xuống khoảng 15% vào cuối năm. Tác động của cung tiền đối với lạm phát thường có độ trễ từ 4-6 tháng. Với việc tăng trưởng cung tiền đã chậm lại, chúng ta có thể kỳ vọng lạm phát trong những tháng sắp tới tiếp tục có chuyển biến tích cực.
Diễn biến lạm phát này đi dúng dự báo của của các chuyên gia khi cho rằng, lạm phát năm 2011 có thể đạt đỉnh vào cuối quý 2, sau đó giảm tốc. Theo các chuyên gia, việc lạm phát giảm có nhiều nguyên nhân nhưng tác động lớn nhất là sự chắt chặt mạnh mẽ và khá đột ngột của chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó là hiệu ứng của giá cả ổn định sau những cơn sốc giá điện, than, xăng dầu và lương thực từ đầu năm. Tuy nhiên sự ổn định của các yếu tố này lại đang khá mong manh và chỉ cần một trong các yếu tố biến động sẽ khiến lạm phát đột biến dưới tác động tâm lý.
Nếu chính sách tiền tệ tiếp tục được khẳng định thắt chặt sẽ là nền tảng cho điều hành và niềm tin toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, trong lòng nó vẫn có những lo ngại về tỷ giá, về lãi suất cao... có thể tác động đến giá cả chung.
Trong khi đó, nếu như giá than sau đợt điều chỉnh vừa qua có thể tiếp tục được giữ vững thì giá điện và than lại tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn. Giá điện đã manh nha đòi tăng giá ngay sau khi được hưởng cơ chế giá thị trường; còn giá xăng đã qua cơ hội giảm giá khi nhà nước tăng thuế để lấy lại điểm cân bằng nhằm triệt để đi theo cơ chế thị trường. Điều đáng nói là theo xu hướng này thì các DN luôn cho rằng, giá cả sẽ biến động nhiều hơn và xu hướng tăng là khó tranh khỏi.
Đối với nhóm lương thực và thực phẩm chiếm trọng số lớn nhất trong chỉ số giá sau một thời gian ngắn tạm yên đã có dấu hiệu tăng trở lại. Các mặt hàng chính như lua gạo, thịt, rau lại đã tăng trở lại từ hai tuần nay. Sự tăng giá này là đáng lo ngại không chỉ vì những yếu tố trong nước như mùa vụ, nhu cầu và tâm lý trong nước thì còn tác động của sự lên giá và gia tăng nhu cầu trên thế giới. Giá lương thực thế giới vẫn có thể tăng cao do hiện tượng mất mùa khá trầm trọng. Trong nước, giá lương thực cũng gia tăng do bị khan hiếm mất mùa; và đặc biệt, hiện nay các loại nông, thủy sản của Việt Nam bị thương lái Trung Quốc gom hàng và đẩy giá lên rất cao.
Chưa thể mừng
Giảm tốc lạm phát có nghĩa là lạm phát vẫn tiếp tục tăng và chỉ số lạm phát cho cả năm 2011 sẽ tiếp tục tăng lên và đang hướng đến mức 20% ma nhiều người đang lo ngại. Một trong những mốc kỳ vọng của lạm phát năm nay là 15% tuy nhiên, với diễn biến hiện nay thì để đạt mốc 15% như kỳ vọng thì rất khó khăn. Bởi vì, để đạt mục tiêu đó thì CPI những tháng cuối năm sẽ tăng trong khoảng 0.4-0.7% mỗi tháng. Đó là điều rất khó. Hơn nữa, với mức 0,7% thì lạm phát cũng đã lên đến 18%cho cả năm.
Trong khi đó, những tháng cuối năm lạm phát lại thường tăng cao trở lại theo chu kỳ. Mức lạm phát thấp trong tháng 6 là kết quả đáng kể của các chính sách điều hành nhưng cũng có tác động thuận lợi từ chu kỳ thấp điểm của lạm phát trong năm. Tuy nhiên, tình hình sẽ đổi khác từ tháng 9 và mọi thứ có thể sẽ tối tệ hơn khi mùa mưa lũ tàn phá nông nghiệp, rồi đến những tháng cuối năm vào đợt tăng cao của giá cả.
Tất cả những điều trên đây cho thấy, giá cả trước mắt có thể ổn nhưng đang hướng đến một chu kỳ tăng giá khó tránh khỏi. Và như thế, chỉ số lạm phát vẫn tiếp tục chịu nhiều sức ép. Có thể không có gì lạ khi lạm phát lên đến 18 hay thậm chí 20% có thể là điều sẽ xảy ra. Đó chính là một lời nhắc nhở cần tiếp tục cẩn trọng trong kiểm soát và điều hành giá giá cả, cân đối cung cầu để giữu được sự ổn định về giá. Điều đó không chỉ có ý nghĩa cho việc ngăn chặn lạm phát và còn tác động lớn lên đời sống người dân và chính sách an sinh.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng liên tục nhắc nhở về sự thiên lệnh trong chính sách tiền tệ và tài khóa. Nếu như chính sách tiền tệ đang được thực hiện một cách mạnh mẽ và rào riết và đã mang lại những hiệu quả đầu tiên. Tuy nhiên, chính sách tài khóa vốn được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi lâu dài không chỉ trong việc khắc phục nguyên nhân gây ra lạm phát mà còn khởi đầu cho việc tái cơ cấu và ổn định vĩ mô dài hạn lại khởi động khá chậm chạp. Cho đến nay, việc chờ đợi nhất là cắt giảm đầu tư công vẫn chưa có kết quả cuối cùng.
Số liệu tổng kết so bộ cho thấy con số cắt giảm ở một số địa phương còn nhỏ bé và thậm chí có nơi mức chi tiêu công còn tăng lên. Đó chính là một lời nhắc nhở nữa về thực thiện và phối hợp các chính sách một cách đồng bộ để tạo ra một hiệu quả cao nhất. Tài khóa và tiền tệ được ví là hai gọng kìm kiềm chế lạm phát nhưng có lẽ lực tạo ra chưa đều nên việc chặn đà lạm phát thường không hiệu quả lâu dài.
Trong khi đó, một lo ngại mới đã xuất hiện khi lạm phát bắt đầu ổn định thì liệu có xảy ra tình huống như các năm trước là chính sách tiền tệ lại được nới lỏng để cứu tăng trưởng. Đây là lo ngại có thực vì chúng ta đã nhiều lần chứng kiến việc này để rồi hậu quả tích tụ cho đến ngày hôm nay phải gánh chịu là một mức lạm phát cao và kéo dài khó khắc chế.
Chính vì thế, lời nhắc nhở lớn nhất chính là chúng ta đã nhận thấy những dấu hiệu tích cực của các chính sách chống lạm phát. Nhưng xin nhớ rằng, đó mới chỉ là dấu hiệu ban đầu đừng vội mừng để rồi nới lỏng mà phải xem đó là sự khởi đầu khả quan để chắc tay hơn và kiên trì trong các chính sách điều hành nhằm đi đến cùng mục tiêu ổn định, và hướng tới tái cơ cấu kinh tế. Đó là con đường dài không chỉ tính bằng tháng.
Có lẽ thế mà Ngân hàng thế giới đã khuyến cáo, việc thực hiện Nghị quyết 11 vẫn còn nhiều hạn chế như: nỗ lực kiểm soát đầu tư công bị chậm triển khai, cải cách doanh nghiệp nhà nước chưa được thể hiện rõ ràng và các biện pháp nhằm thông tin tốt hơn với thị trường vẫn còn chậm chạp và do dự. Hơn thế, với dự kiến tăng trưởng sẽ chậm lại trong quý II và quý III năm 2011, có thể sẽ nảy sinh nhu cầu nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa và sự nhượng bộ cho những nhu cầu này có thể buộc toàn thể nền kinh tế phải trả giá đắt.
Cơ hội của lạm phát giảm tốc hôm này chính là thời điểm để các cơ quan chức năng khôi phục lại sự tín nhiệm thông qua việc thực hiện Nghị quyết 11 một cách cương quyết và hiệu quả cho đến khi đạt được các mục tiêu quan trọng nhất. Đó là thách thức của chính mình mà Việt Nam phải vượt qua.
Phước Hà
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2011 của Hà Nội tăng 1,21% so với tháng trước, tương đương 2/3 mức tăng của tháng trước đó. Đây là tháng thứ hai liên tiếp chỉ số giá của Hà Nội có xu hướng giảm tốc độ gi tăng. Trong khi đó, xu hướng giảm tốc độ tăng của Tp Hồ Chí Minh lại thể hiện rõ chỉ còn tăng 0,69% so với tháng trước. So với mức tăng 2,4% tại tháng 5 thì đây là một mức giảm rất mạnh. Với diễn biến ở hai đô thị chi phối nền kinh tế cả nước như trên thì kỳ vọng về việc giảm CPI cả nước trong tháng 6 với mức dự báo 1% là có thể thành hiện thực.
Nhìn nhận về diễn biến giá cả từ tháng 5 đến nay, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đây là dấu hiệu cho thấy các chính sách điều hành của Chính phủ đúng hướng và bắt đầu phát huy tác dụng. Với khẳng định tiếp tục thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 11 với chính sách tiền tệ, tài khóa, thương mại thắt chặt thì lạm phát chắc chắn sẽ tiếp tục giảm và mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô sẽ dần được thực hiện.
Thực ra, diễn biến CPI tháng 6 đã được dự báo từ trước, sau hơn 3 tháng cả nước thực hiện NQ 11. Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới cũng đã đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ trong việc phục hồi lại mức độ ổn định vĩ mô đáng kể trong vài tháng vừa qua. Từ đó, báo cáo cũng đưa ra dự báo tình hình kinh tế Việt Nam sẽ dần được cải thiện trong 6 tháng cuối năm 2011, tốc độ lạm phát dự kiến lên cao nhất trong quý II và sau đó giảm dần xuống khoảng 15% vào cuối năm. Tác động của cung tiền đối với lạm phát thường có độ trễ từ 4-6 tháng. Với việc tăng trưởng cung tiền đã chậm lại, chúng ta có thể kỳ vọng lạm phát trong những tháng sắp tới tiếp tục có chuyển biến tích cực.
Diễn biến lạm phát này đi dúng dự báo của của các chuyên gia khi cho rằng, lạm phát năm 2011 có thể đạt đỉnh vào cuối quý 2, sau đó giảm tốc. Theo các chuyên gia, việc lạm phát giảm có nhiều nguyên nhân nhưng tác động lớn nhất là sự chắt chặt mạnh mẽ và khá đột ngột của chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó là hiệu ứng của giá cả ổn định sau những cơn sốc giá điện, than, xăng dầu và lương thực từ đầu năm. Tuy nhiên sự ổn định của các yếu tố này lại đang khá mong manh và chỉ cần một trong các yếu tố biến động sẽ khiến lạm phát đột biến dưới tác động tâm lý.
Nếu chính sách tiền tệ tiếp tục được khẳng định thắt chặt sẽ là nền tảng cho điều hành và niềm tin toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, trong lòng nó vẫn có những lo ngại về tỷ giá, về lãi suất cao... có thể tác động đến giá cả chung.
Trong khi đó, nếu như giá than sau đợt điều chỉnh vừa qua có thể tiếp tục được giữ vững thì giá điện và than lại tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn. Giá điện đã manh nha đòi tăng giá ngay sau khi được hưởng cơ chế giá thị trường; còn giá xăng đã qua cơ hội giảm giá khi nhà nước tăng thuế để lấy lại điểm cân bằng nhằm triệt để đi theo cơ chế thị trường. Điều đáng nói là theo xu hướng này thì các DN luôn cho rằng, giá cả sẽ biến động nhiều hơn và xu hướng tăng là khó tranh khỏi.
Đối với nhóm lương thực và thực phẩm chiếm trọng số lớn nhất trong chỉ số giá sau một thời gian ngắn tạm yên đã có dấu hiệu tăng trở lại. Các mặt hàng chính như lua gạo, thịt, rau lại đã tăng trở lại từ hai tuần nay. Sự tăng giá này là đáng lo ngại không chỉ vì những yếu tố trong nước như mùa vụ, nhu cầu và tâm lý trong nước thì còn tác động của sự lên giá và gia tăng nhu cầu trên thế giới. Giá lương thực thế giới vẫn có thể tăng cao do hiện tượng mất mùa khá trầm trọng. Trong nước, giá lương thực cũng gia tăng do bị khan hiếm mất mùa; và đặc biệt, hiện nay các loại nông, thủy sản của Việt Nam bị thương lái Trung Quốc gom hàng và đẩy giá lên rất cao.
Chưa thể mừng
Giảm tốc lạm phát có nghĩa là lạm phát vẫn tiếp tục tăng và chỉ số lạm phát cho cả năm 2011 sẽ tiếp tục tăng lên và đang hướng đến mức 20% ma nhiều người đang lo ngại. Một trong những mốc kỳ vọng của lạm phát năm nay là 15% tuy nhiên, với diễn biến hiện nay thì để đạt mốc 15% như kỳ vọng thì rất khó khăn. Bởi vì, để đạt mục tiêu đó thì CPI những tháng cuối năm sẽ tăng trong khoảng 0.4-0.7% mỗi tháng. Đó là điều rất khó. Hơn nữa, với mức 0,7% thì lạm phát cũng đã lên đến 18%cho cả năm.
Tất cả những điều trên đây cho thấy, giá cả trước mắt có thể ổn nhưng đang hướng đến một chu kỳ tăng giá khó tránh khỏi. Và như thế, chỉ số lạm phát vẫn tiếp tục chịu nhiều sức ép. Có thể không có gì lạ khi lạm phát lên đến 18 hay thậm chí 20% có thể là điều sẽ xảy ra. Đó chính là một lời nhắc nhở cần tiếp tục cẩn trọng trong kiểm soát và điều hành giá giá cả, cân đối cung cầu để giữu được sự ổn định về giá. Điều đó không chỉ có ý nghĩa cho việc ngăn chặn lạm phát và còn tác động lớn lên đời sống người dân và chính sách an sinh.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng liên tục nhắc nhở về sự thiên lệnh trong chính sách tiền tệ và tài khóa. Nếu như chính sách tiền tệ đang được thực hiện một cách mạnh mẽ và rào riết và đã mang lại những hiệu quả đầu tiên. Tuy nhiên, chính sách tài khóa vốn được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi lâu dài không chỉ trong việc khắc phục nguyên nhân gây ra lạm phát mà còn khởi đầu cho việc tái cơ cấu và ổn định vĩ mô dài hạn lại khởi động khá chậm chạp. Cho đến nay, việc chờ đợi nhất là cắt giảm đầu tư công vẫn chưa có kết quả cuối cùng.
Số liệu tổng kết so bộ cho thấy con số cắt giảm ở một số địa phương còn nhỏ bé và thậm chí có nơi mức chi tiêu công còn tăng lên. Đó chính là một lời nhắc nhở nữa về thực thiện và phối hợp các chính sách một cách đồng bộ để tạo ra một hiệu quả cao nhất. Tài khóa và tiền tệ được ví là hai gọng kìm kiềm chế lạm phát nhưng có lẽ lực tạo ra chưa đều nên việc chặn đà lạm phát thường không hiệu quả lâu dài.
Trong khi đó, một lo ngại mới đã xuất hiện khi lạm phát bắt đầu ổn định thì liệu có xảy ra tình huống như các năm trước là chính sách tiền tệ lại được nới lỏng để cứu tăng trưởng. Đây là lo ngại có thực vì chúng ta đã nhiều lần chứng kiến việc này để rồi hậu quả tích tụ cho đến ngày hôm nay phải gánh chịu là một mức lạm phát cao và kéo dài khó khắc chế.
Chính vì thế, lời nhắc nhở lớn nhất chính là chúng ta đã nhận thấy những dấu hiệu tích cực của các chính sách chống lạm phát. Nhưng xin nhớ rằng, đó mới chỉ là dấu hiệu ban đầu đừng vội mừng để rồi nới lỏng mà phải xem đó là sự khởi đầu khả quan để chắc tay hơn và kiên trì trong các chính sách điều hành nhằm đi đến cùng mục tiêu ổn định, và hướng tới tái cơ cấu kinh tế. Đó là con đường dài không chỉ tính bằng tháng.
Có lẽ thế mà Ngân hàng thế giới đã khuyến cáo, việc thực hiện Nghị quyết 11 vẫn còn nhiều hạn chế như: nỗ lực kiểm soát đầu tư công bị chậm triển khai, cải cách doanh nghiệp nhà nước chưa được thể hiện rõ ràng và các biện pháp nhằm thông tin tốt hơn với thị trường vẫn còn chậm chạp và do dự. Hơn thế, với dự kiến tăng trưởng sẽ chậm lại trong quý II và quý III năm 2011, có thể sẽ nảy sinh nhu cầu nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa và sự nhượng bộ cho những nhu cầu này có thể buộc toàn thể nền kinh tế phải trả giá đắt.
Cơ hội của lạm phát giảm tốc hôm này chính là thời điểm để các cơ quan chức năng khôi phục lại sự tín nhiệm thông qua việc thực hiện Nghị quyết 11 một cách cương quyết và hiệu quả cho đến khi đạt được các mục tiêu quan trọng nhất. Đó là thách thức của chính mình mà Việt Nam phải vượt qua.
Phước Hà
Theo VEF
0 nhận xét