Công ty cổ phần Hợp Nhất, chủ sở hữu thương hiệu WonderBuy (27 - Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TP.HCM) đã chính thức nộp hồ sơ xin phá sản lên Tòa án Nhân dân TP.HCM và Tòa án đã yêu cầu Công ty bổ sung một số hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Ngày 13/6/2011, Ban giám đốc WonderBuy đã có buổi gặp mặt các chủ nợ để thông báo chi tiết việc WonderBuy phá sản, cũng như tìm giải pháp trả nợ. Theo công bố của ông Phan Thanh Hà, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hợp Nhất, hiện WonderBuy còn nợ khoảng 20 tỷ đồng hàng hóa của các nhà phân phối và 2 tỷ đồng của các khách hàng đã tham gia chương trình khuyến mãi Susu. "Nếu tính toán đầy đủ theo sổ sách, hiện WonderBuy còn số tiền khoảng 15 tỷ đồng", ông Hà cho biết.
Tại buổi gặp nêu trên, một chủ nợ đề nghị, nếu Hợp Nhất còn tiền thì nên trả cho các nhà cung cấp có số nợ nhỏ, từ vài chục triệu đồng trở xuống. Một vài chủ nợ lại yêu cầu được lấy lại số hàng tồn mà họ cung cấp cho Hợp Nhất, đặc biệt là nhóm hàng công nghệ thông tin, bởi với khoảng thời gian từ 90 đến 180 ngày thông qua quy trình thủ tục phá sản, những sản phẩm này sẽ bị lạc hậu, không thể bán hàng để thu hồi vốn. Trước những ý kiến của các chủ nợ, ông Hà cho rằng, khi doanh nghiệp đã nộp hồ sơ ra tòa xin phá sản, thì phần trả nợ cho các chủ nợ sẽ do tòa giải quyết. Các chủ nợ có thể ủy quyền cho các pháp nhân khác, như công ty thu hồi nợ để giải quyết vấn đề nợ hiện nay với WonderBuy.
Rõ ràng, đi đến phá sản là điều không doanh nghiệp nào mong muốn, bởi kéo theo đó là những hệ lụy cho các bên liên đới về quyền lợi lẫn tài chính. Đó là chưa kể câu chuyện hơn 140 lao động đang làm việc tại WonderBuy phải tìm việc mới.
Ông Hà cho biết, theo kế hoạch, từ năm 2011 đến 2013, doanh nghiệp sẽ tiến hành tái cấu trúc, mà cụ thể là bổ sung vốn lưu động khoảng 12 tỷ đồng thông qua hình thức vay ngân hàng và phát hành thêm cổ phần... Tuy nhiên, những phương án này chỉ mang tính chất tham khảo, bởi với thông tin phá sản, uy tín của WonderBuy đã bị ảnh hưởng đáng kể và việc mời thêm cổ đông hoặc thuyết phục ngân hàng rót vốn là điều không dễ.
Ở góc độ pháp lý, Luật sư Trần Thanh Tùng (Văn phòng Luật Phước và các cộng sự) cho biết, tuyên bố phá sản của WonderBuy là hành động dũng cảm, bởi ước tính, mỗi năm cả nước có khoảng 50 vụ phá sản, nhưng khá nhiều vụ đã không được thông tin. "Không nên nghiêm trọng hóa bản chất của phá sản, đây đơn giản chỉ là thủ tục đòi nợ tại tòa", Luật sư Tùng nói.
Song, trên thực tế, cụm từ phá sản hiện lên như một nỗi sợ của cộng đồng doanh nghiệp, bởi chủ doanh nghiệp phá sản sẽ mất uy tínï. Hơn nữa, theo Điều 94, Luật Phá sản năm 2004 (xử lý doanh nghiệp phá sản), các cổ đông chính của doanh nghiệp phá sản không được tham gia góp vốn thành lập một doanh nghiệp mới trong vòng 3 năm sau đó, một hình phạt quá lớn với những người có "máu" kinh doanh.
Theo Báo Đầu Tư
Ngày 13/6/2011, Ban giám đốc WonderBuy đã có buổi gặp mặt các chủ nợ để thông báo chi tiết việc WonderBuy phá sản, cũng như tìm giải pháp trả nợ. Theo công bố của ông Phan Thanh Hà, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hợp Nhất, hiện WonderBuy còn nợ khoảng 20 tỷ đồng hàng hóa của các nhà phân phối và 2 tỷ đồng của các khách hàng đã tham gia chương trình khuyến mãi Susu. "Nếu tính toán đầy đủ theo sổ sách, hiện WonderBuy còn số tiền khoảng 15 tỷ đồng", ông Hà cho biết.
Tuyên bố phá sản của WonderBuy là hành động dũng cảm. |
Rõ ràng, đi đến phá sản là điều không doanh nghiệp nào mong muốn, bởi kéo theo đó là những hệ lụy cho các bên liên đới về quyền lợi lẫn tài chính. Đó là chưa kể câu chuyện hơn 140 lao động đang làm việc tại WonderBuy phải tìm việc mới.
Ông Hà cho biết, theo kế hoạch, từ năm 2011 đến 2013, doanh nghiệp sẽ tiến hành tái cấu trúc, mà cụ thể là bổ sung vốn lưu động khoảng 12 tỷ đồng thông qua hình thức vay ngân hàng và phát hành thêm cổ phần... Tuy nhiên, những phương án này chỉ mang tính chất tham khảo, bởi với thông tin phá sản, uy tín của WonderBuy đã bị ảnh hưởng đáng kể và việc mời thêm cổ đông hoặc thuyết phục ngân hàng rót vốn là điều không dễ.
Ở góc độ pháp lý, Luật sư Trần Thanh Tùng (Văn phòng Luật Phước và các cộng sự) cho biết, tuyên bố phá sản của WonderBuy là hành động dũng cảm, bởi ước tính, mỗi năm cả nước có khoảng 50 vụ phá sản, nhưng khá nhiều vụ đã không được thông tin. "Không nên nghiêm trọng hóa bản chất của phá sản, đây đơn giản chỉ là thủ tục đòi nợ tại tòa", Luật sư Tùng nói.
Song, trên thực tế, cụm từ phá sản hiện lên như một nỗi sợ của cộng đồng doanh nghiệp, bởi chủ doanh nghiệp phá sản sẽ mất uy tínï. Hơn nữa, theo Điều 94, Luật Phá sản năm 2004 (xử lý doanh nghiệp phá sản), các cổ đông chính của doanh nghiệp phá sản không được tham gia góp vốn thành lập một doanh nghiệp mới trong vòng 3 năm sau đó, một hình phạt quá lớn với những người có "máu" kinh doanh.
Theo Báo Đầu Tư
0 nhận xét