"Năm 2019, Việt Nam sẽ vượt Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới", TS. Holger Matthey, Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) dự báo như vậy tại Hội thảo triển vọng ngành hàng nông nghiệp Việt Nam 2011 ngày 16/6 tại Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, GĐ Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn) khẳng định vươn lên vị trí này là hoàn toàn "trong tầm tay" của Việt Nam bởi hiện nay Thái Lan đang muốn từ bỏ vị trí số 1.
Theo dự báo của ông Nguyễn Ngọc Quế, Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp thì có 3 kịch bản cho năng xuất lúa của Việt Nam tới năm 2030: kịch bản bi quan (5.8 tấn/ha), kịch bản tương đối bi quan (6.3 tấnha), và kịch bản tiếp tục như hiện nay (7.0 tấn/ha).
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Bộ, GĐ Viện Khoa học Nông nghiệp VN băn khoăn trong khi Thái Lan có xu hướng giảm sản lượng gạo chất lượng thấp và chú trọng vào gạo chất lượng cao thì VN lại chạy đua vào vị trí xuất khẩu gạo số 1. Ông Tuấn cho biết Thái Lan có diện tích đất lúa rất lớn, cao gấp đôi VN nên họ mới làm được gạo một vụ, gạo chất lượng cao. Việt Nam diện tích đất nhỏ hơn và người đông hơn nên muốn phát triển gạo một vụ vaf nhảy lên phân khúc thị trường của họ là rất khó.
"Chúng ta vẫn đang làm gạo 2 vụ, 3 vụ và vẫn đang cố để giá trị gia tăng cao nhất, trừ chi phí đầu vào và giao dịch", ông Tuấn nói. "Trong tương lai, chủ trương lãnh đạo Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và các DN cũng chưa muốn làm giống Thái Lan."
Trước đó, tháng 3/2011, hãng tin Bloomberg đưa tin Chính phủ Thái Lan tuyên bố ý định loại bỏ vụ gieo trồng thứ ba trong năm để cải thiện chất lượng gạo, chống lại dịch bênh, tập trung vào mặt hàng gạo giá cao.
"Chính phủ dường như đã sẵn sàng từ bỏ vị trí của Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới - một quyết định quan trọng, đang xem xét về mối lo ngại tăng giá dựa trên quy mô và tính ổn định của nguồn cung cấp lương thực toàn cầu", Bloomberg nhận định.
Theo báo cáo mới nhất vừa công bố ngày 17/6/2011 của OECD và FAO, giá gạo giai đoạn 2011-2020 sẽ tăng hơn 15% so với giai đoạn 10 năm trước. Giá ngũ cốc trong thập niên tới sẽ tăng 20% và giá thịt sẽ tăng khoảng 30% so với giai đoạn 2001-2010.
Trong ngắn hạn, báo cáo cho rằng việc mùa màng tốt trong các tháng tới sẽ đẩy giá nguyên liệu nông sản xuống thấp hơn so với mức giá cao kỷ lục hồi đầu năm.
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, GĐ Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn) khẳng định vươn lên vị trí này là hoàn toàn "trong tầm tay" của Việt Nam bởi hiện nay Thái Lan đang muốn từ bỏ vị trí số 1.
Theo dự báo của ông Nguyễn Ngọc Quế, Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp thì có 3 kịch bản cho năng xuất lúa của Việt Nam tới năm 2030: kịch bản bi quan (5.8 tấn/ha), kịch bản tương đối bi quan (6.3 tấnha), và kịch bản tiếp tục như hiện nay (7.0 tấn/ha).
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Bộ, GĐ Viện Khoa học Nông nghiệp VN băn khoăn trong khi Thái Lan có xu hướng giảm sản lượng gạo chất lượng thấp và chú trọng vào gạo chất lượng cao thì VN lại chạy đua vào vị trí xuất khẩu gạo số 1. Ông Tuấn cho biết Thái Lan có diện tích đất lúa rất lớn, cao gấp đôi VN nên họ mới làm được gạo một vụ, gạo chất lượng cao. Việt Nam diện tích đất nhỏ hơn và người đông hơn nên muốn phát triển gạo một vụ vaf nhảy lên phân khúc thị trường của họ là rất khó.
"Chúng ta vẫn đang làm gạo 2 vụ, 3 vụ và vẫn đang cố để giá trị gia tăng cao nhất, trừ chi phí đầu vào và giao dịch", ông Tuấn nói. "Trong tương lai, chủ trương lãnh đạo Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và các DN cũng chưa muốn làm giống Thái Lan."
Trước đó, tháng 3/2011, hãng tin Bloomberg đưa tin Chính phủ Thái Lan tuyên bố ý định loại bỏ vụ gieo trồng thứ ba trong năm để cải thiện chất lượng gạo, chống lại dịch bênh, tập trung vào mặt hàng gạo giá cao.
"Chính phủ dường như đã sẵn sàng từ bỏ vị trí của Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới - một quyết định quan trọng, đang xem xét về mối lo ngại tăng giá dựa trên quy mô và tính ổn định của nguồn cung cấp lương thực toàn cầu", Bloomberg nhận định.
Theo báo cáo mới nhất vừa công bố ngày 17/6/2011 của OECD và FAO, giá gạo giai đoạn 2011-2020 sẽ tăng hơn 15% so với giai đoạn 10 năm trước. Giá ngũ cốc trong thập niên tới sẽ tăng 20% và giá thịt sẽ tăng khoảng 30% so với giai đoạn 2001-2010.
Trong ngắn hạn, báo cáo cho rằng việc mùa màng tốt trong các tháng tới sẽ đẩy giá nguyên liệu nông sản xuống thấp hơn so với mức giá cao kỷ lục hồi đầu năm.
Theo VEF
0 nhận xét