- Vừa qua có hiện tượng thương nhân Trung Quốc vào tận nơi, tận vườn thu mua các sản phẩm nông sản của chúng ta. Ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Trước tiên đây là vấn đề thị trường. Năm vừa rồi Trung Quốc mất mùa, giá nông sản tăng. Trung Quốc là nước đông dân và với tốc độ tăng thu nhập như vậy thì mức độ tiêu thụ tăng rất nhanh. Khi đó, đương nhiên họ sẽ chạy sang Việt Nam mua. Và khi mua ở biên giới giá cao thì họ vào tận vườn thu mua.
- Về mặt cung cầu thì sự thu mua của họ là bình thường. Nhưng tại sao DN VN lại để họ vào tận nơi thu mua trong khi mình vẫn thiếu nguyên liệu? Liệu thị trường của mình có vấn đề gì?
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Vừa rồi chuyện rõ nhất là sắn lát khô bán sang bên kia trong khi mình vẫn thiếu thức ăn chăn nuôi. Vấn đề là cái gì họ (thương nhân Trung Quốc) cũng mua trong khi DN mình làm hợp đồng thì rất nhiều tiêu chuẩn, điều khoản khó. Bà con quen "tiền trao cháo múc" trong khi ta lại bắt viết hóa đơn, tiêu chuẩn cao thì rất khó. Tự nhiên có một ông đến mua dễ dãi thì đương nhiên là họ bán. - Việc này liệu có tác động tiêu cực gì tới nông dân Việt Nam không?
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Đang được giá thì không thể tác động tiêu cực được. Vấn đề là họ đang thu mua những mặt hàng mà mình vẫn thiếu thì phải đánh thuế, nhưng phải tùy mặt hàng. Ví dụ mình đang ưu tiên phát triển nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thì mình đánh thuế vào những mặt hàng này. Như gạo nhiều lúc sợ thiếu, những khi "nhấp nhổm" mất mùa thì đánh thuế xuất khẩu gạo.
Lập hàng rào kỹ thuật chặn hàng kém chất lượng
- Ở chiều ngược lại, hàng Trung Quốc vẫn ồ ạt vào, từ những mặt hàng như hành lá, tỏi, chứ không chỉ là hàng cao cấp như phân khúc thị trường mà ông vừa nói?
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Đó là lợi thế so sánh thôi. Hàng của họ rẻ hơn thì họ vào. Câu chuyện là phải kiểm tra chất lượng và lập hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn những mặt hàng kém chất lượng vào nước ta.
- Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam mua hàng, nhưng có một số mặt hàng như vải, dưa hấu của ta xuất khẩu sang bên đó lại thường xuyên bị ứ đọng ở cửa khẩu. Vậy dưới góc độ tư vấn chính sách, theo ông, làm sao để chấm dứt hiện tượng này?
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Ở đây tôi muốn nói tới vai trò quản lý nhà nước. Nhà nước phải cung cấp thông tin và đưa ra những cảnh báo. Từ trước đến nay ở mình mới chỉ kích cung chứ không tính đến giá trị thu được. Bây giờ phải tính đến việc giám sát cung. Muốn giám sát cung thì phải có thông tin, có cảnh báo.
Ví dụ năm nay nhu cầu thế này hoặc có thể có dịch bệnh để có những thông tin và cảnh báo. Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang cố gắng xây dựng một nhóm chuyên gia ngành hàng và có trung tâm thông tin, có mạng thông tin website hoạt động. Hiện nay mới chỉ đang thử nghiệm nhưng hy vọng sắp tới việc phát triển sẽ hiệu quả và đầy đủ.
- Hiện nay chúng ta đang phải nhập khẩu rất nhiều mặt hàng nông sản, chẳng hạn như hoa quả, nguyên liệu gỗ, thủy sản và dự báo là sắp tới chúng ta cũng còn phải nhập nhiều. Ông đánh giá thế nào về khả năng cung cấp nông sản của VN?
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Chúng ta là nước nông nghiệp và chúng ta vẫn còn tiềm năng xuất khẩu. Câu chuyện nhập khẩu thì có thể giải thích thế này: thị trường có nhiều phân khúc, có nhập khẩu thô, có nhập khẩu tinh, có thị trường cho người thu nhập thấp và người thu nhập trung bình. Có một số mặt hàng như thịt, cá và hoa quả, người dân có nhu cầu hàng chất lượng rất cao hoặc chuộng hình thức thì mình vẫn phải nhập khẩu là đương nhiên. Trong khuôn khổ các hiệp định thương mại quốc tế, không được cấm thì chúng ta vẫn phải nhập.
Nông nghiệp VN hiện nay phần giá trị thấp quá, đầu vào mình vẫn nhập phần lớn. Thức ăn chăn nuôi mỗi năm đã nhập 3 tỷ USD, trong khi xuất khẩu thô, giá trị thấp.
Nông nghiệp đầu tư chưa được đúng mức. Năm 2009, phân bố đầu tư theo các ngành, nông nghiệp chỉ chiếm 7%. Năm 2010 có lẽ khoảng 10%.
Chung Linh (Ghi)
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Trước tiên đây là vấn đề thị trường. Năm vừa rồi Trung Quốc mất mùa, giá nông sản tăng. Trung Quốc là nước đông dân và với tốc độ tăng thu nhập như vậy thì mức độ tiêu thụ tăng rất nhanh. Khi đó, đương nhiên họ sẽ chạy sang Việt Nam mua. Và khi mua ở biên giới giá cao thì họ vào tận vườn thu mua.
- Về mặt cung cầu thì sự thu mua của họ là bình thường. Nhưng tại sao DN VN lại để họ vào tận nơi thu mua trong khi mình vẫn thiếu nguyên liệu? Liệu thị trường của mình có vấn đề gì?
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn |
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Đang được giá thì không thể tác động tiêu cực được. Vấn đề là họ đang thu mua những mặt hàng mà mình vẫn thiếu thì phải đánh thuế, nhưng phải tùy mặt hàng. Ví dụ mình đang ưu tiên phát triển nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thì mình đánh thuế vào những mặt hàng này. Như gạo nhiều lúc sợ thiếu, những khi "nhấp nhổm" mất mùa thì đánh thuế xuất khẩu gạo.
Lập hàng rào kỹ thuật chặn hàng kém chất lượng
- Ở chiều ngược lại, hàng Trung Quốc vẫn ồ ạt vào, từ những mặt hàng như hành lá, tỏi, chứ không chỉ là hàng cao cấp như phân khúc thị trường mà ông vừa nói?
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Đó là lợi thế so sánh thôi. Hàng của họ rẻ hơn thì họ vào. Câu chuyện là phải kiểm tra chất lượng và lập hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn những mặt hàng kém chất lượng vào nước ta.
- Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam mua hàng, nhưng có một số mặt hàng như vải, dưa hấu của ta xuất khẩu sang bên đó lại thường xuyên bị ứ đọng ở cửa khẩu. Vậy dưới góc độ tư vấn chính sách, theo ông, làm sao để chấm dứt hiện tượng này?
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Ở đây tôi muốn nói tới vai trò quản lý nhà nước. Nhà nước phải cung cấp thông tin và đưa ra những cảnh báo. Từ trước đến nay ở mình mới chỉ kích cung chứ không tính đến giá trị thu được. Bây giờ phải tính đến việc giám sát cung. Muốn giám sát cung thì phải có thông tin, có cảnh báo.
- Hiện nay chúng ta đang phải nhập khẩu rất nhiều mặt hàng nông sản, chẳng hạn như hoa quả, nguyên liệu gỗ, thủy sản và dự báo là sắp tới chúng ta cũng còn phải nhập nhiều. Ông đánh giá thế nào về khả năng cung cấp nông sản của VN?
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Chúng ta là nước nông nghiệp và chúng ta vẫn còn tiềm năng xuất khẩu. Câu chuyện nhập khẩu thì có thể giải thích thế này: thị trường có nhiều phân khúc, có nhập khẩu thô, có nhập khẩu tinh, có thị trường cho người thu nhập thấp và người thu nhập trung bình. Có một số mặt hàng như thịt, cá và hoa quả, người dân có nhu cầu hàng chất lượng rất cao hoặc chuộng hình thức thì mình vẫn phải nhập khẩu là đương nhiên. Trong khuôn khổ các hiệp định thương mại quốc tế, không được cấm thì chúng ta vẫn phải nhập.
Nông nghiệp VN hiện nay phần giá trị thấp quá, đầu vào mình vẫn nhập phần lớn. Thức ăn chăn nuôi mỗi năm đã nhập 3 tỷ USD, trong khi xuất khẩu thô, giá trị thấp.
Nông nghiệp đầu tư chưa được đúng mức. Năm 2009, phân bố đầu tư theo các ngành, nông nghiệp chỉ chiếm 7%. Năm 2010 có lẽ khoảng 10%.
Chung Linh (Ghi)
Theo VEF
0 nhận xét