Câu hỏi đặt ra lúc này với nhiều người là, liệu vàng có trở lại các mức giá cao kỷ lục hoặc thậm chí là lập thêm những đỉnh cao mới? Điều này có khả năng xảy ra, đặc biệt là trong bối cảnh hiện tại có quá nhiều thông tin kinh tế đáng thất vọng được công bố gần đây. Tác giả Tim Begany được đăng tải trên trang Investopedia.com nhận với 6 lý do lý do sau đây.
Chứng khoán đang đà sụt giảm
Từ mức đỉnh 12.811 điểm xác lập hồi cuối tháng 4, tới nay chỉ số công nghiệp Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ đã sụt gần 6%. Chỉ số S&P 500 cùng thời kỳ giảm hơn 6,5% từ mức đỉnh 1.364 điểm. Những phiên trượt dài thời gian gần đây của các sàn có lẽ đã quá đủ để khiến nhà đầu tư gợi lại quá khứ đau buồn về một cuộc khủng hoảng tài chính, từ đó thúc đẩy họ mua vào nhiều hơn để đảm bảo an toàn cho dòng tiền.
USD chưa đạt phong độ tốt nhất
Đồng đôla Mỹ đang trên đà trượt giảm, tương tự như chứng khoán. Từ mức đỉnh trên 86 điểm hồi cuối tháng 6/2010, chỉ số USD, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ các tiền tệ khác, đã giảm xuống còn 74 điểm. Như vậy, chỉ số này đã giảm gần 14%. Nhà đầu tư thường coi vàng là kênh trú ẩn an toàn chống lại sự suy giảm của đồng USD. Và hiện không có lý do nào để tin rằng họ sẽ không làm điều đó.
Lạm phát cao và luẩn quẩn
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã bơm một lượng tiền khổng lồ vào hệ thống tài chính để kích thích nền kinh tế trong suốt và sau giai đoạn khủng hoảng. Việc tăng thêm một lượng cung tiền lớn như vậy từng khiến lạm phát tăng vọt do làm giảm giá trị đồng USD, và đẩy lạm phát tăng vọt. Nhiều nhà quan sát kinh tế đã lo ngại, tình trạng như vậy có thể tái diễn. Nếu nhận định này đúng, nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào vàng và giá cả sẽ phi mã.
Nhu cầu vàng toàn cầu vẫn cao
Các nhà đầu tư cá thể ở các quốc gia từ lâu đã tích trữ vàng và họ có khả năng sẽ duy trì mua vào một số lượng lớn. Trung Quốc là một ví dụ. Theo hãng tin Reuters, nhu cầu vàng vật chất và đầu tư liên quan tới vàng ở Trung Quốc đang tăng trưởng "bùng nổ" và lo ngại lạm phát càng đẩy nhu cầu này tăng cao. Tiêu thụ vàng tại Trung Quốc đã tăng trưởng 2 con số trong 10 năm qua và dự kiến tăng 10 - 15% trong năm 2011. Các chuyên gia phân tích ước tính, Trung Quốc có thể vượt qua Ấn Độ trở thành nhà mua vàng lớn nhất thế giới trong năm nay.
Các ngân hàng trung ương đang mua vàng
Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang tiếp tục mua vàng để giảm bớt sự lệ thuộc vào đồng USD dự trữ vốn đang suy yếu, và xu hướng này dự kiến sẽ còn kéo dài. Một số ngân hàng trung ương vốn là nhà bán ròng kim loại vàng cách đây một thập niên, thì giờ đang trở thành nhà mua ròng. Và đây là một dấu hiệu đầy khích lệ cho thị trường vàng.
Niềm tin vào cơ hội tăng giá
Hiện có nhiều dấu hiệu thuyết phục cho thấy thị trường vàng sẽ tiếp tục tăng giá, nhưng không có gì là đảm bảo. Việc đầu tư vào những tài sản rủi ro cao luôn khó dự báo. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư tin là vàng vẫn còn có cơ hội tăng giá. Một số dự báo giá vàng tăng 30% lên đỉnh 2.000 USD/ounce vào cuối năm nay. Một số khác thận trọng hơn, cho rằng giá chốt cuối năm nay ở mức 1.600 USD/ounce, tăng 4% so với mức giá hiện tại.
Chứng khoán đang đà sụt giảm
Từ mức đỉnh 12.811 điểm xác lập hồi cuối tháng 4, tới nay chỉ số công nghiệp Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ đã sụt gần 6%. Chỉ số S&P 500 cùng thời kỳ giảm hơn 6,5% từ mức đỉnh 1.364 điểm. Những phiên trượt dài thời gian gần đây của các sàn có lẽ đã quá đủ để khiến nhà đầu tư gợi lại quá khứ đau buồn về một cuộc khủng hoảng tài chính, từ đó thúc đẩy họ mua vào nhiều hơn để đảm bảo an toàn cho dòng tiền.
USD chưa đạt phong độ tốt nhất
Đồng đôla Mỹ đang trên đà trượt giảm, tương tự như chứng khoán. Từ mức đỉnh trên 86 điểm hồi cuối tháng 6/2010, chỉ số USD, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ các tiền tệ khác, đã giảm xuống còn 74 điểm. Như vậy, chỉ số này đã giảm gần 14%. Nhà đầu tư thường coi vàng là kênh trú ẩn an toàn chống lại sự suy giảm của đồng USD. Và hiện không có lý do nào để tin rằng họ sẽ không làm điều đó.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã bơm một lượng tiền khổng lồ vào hệ thống tài chính để kích thích nền kinh tế trong suốt và sau giai đoạn khủng hoảng. Việc tăng thêm một lượng cung tiền lớn như vậy từng khiến lạm phát tăng vọt do làm giảm giá trị đồng USD, và đẩy lạm phát tăng vọt. Nhiều nhà quan sát kinh tế đã lo ngại, tình trạng như vậy có thể tái diễn. Nếu nhận định này đúng, nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào vàng và giá cả sẽ phi mã.
Nhu cầu vàng toàn cầu vẫn cao
Các nhà đầu tư cá thể ở các quốc gia từ lâu đã tích trữ vàng và họ có khả năng sẽ duy trì mua vào một số lượng lớn. Trung Quốc là một ví dụ. Theo hãng tin Reuters, nhu cầu vàng vật chất và đầu tư liên quan tới vàng ở Trung Quốc đang tăng trưởng "bùng nổ" và lo ngại lạm phát càng đẩy nhu cầu này tăng cao. Tiêu thụ vàng tại Trung Quốc đã tăng trưởng 2 con số trong 10 năm qua và dự kiến tăng 10 - 15% trong năm 2011. Các chuyên gia phân tích ước tính, Trung Quốc có thể vượt qua Ấn Độ trở thành nhà mua vàng lớn nhất thế giới trong năm nay.
Các ngân hàng trung ương đang mua vàng
Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang tiếp tục mua vàng để giảm bớt sự lệ thuộc vào đồng USD dự trữ vốn đang suy yếu, và xu hướng này dự kiến sẽ còn kéo dài. Một số ngân hàng trung ương vốn là nhà bán ròng kim loại vàng cách đây một thập niên, thì giờ đang trở thành nhà mua ròng. Và đây là một dấu hiệu đầy khích lệ cho thị trường vàng.
Niềm tin vào cơ hội tăng giá
Hiện có nhiều dấu hiệu thuyết phục cho thấy thị trường vàng sẽ tiếp tục tăng giá, nhưng không có gì là đảm bảo. Việc đầu tư vào những tài sản rủi ro cao luôn khó dự báo. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư tin là vàng vẫn còn có cơ hội tăng giá. Một số dự báo giá vàng tăng 30% lên đỉnh 2.000 USD/ounce vào cuối năm nay. Một số khác thận trọng hơn, cho rằng giá chốt cuối năm nay ở mức 1.600 USD/ounce, tăng 4% so với mức giá hiện tại.
Theo TBKTVN
0 nhận xét